Năm hoạt động giúp trẻ đánh máy tốt hơn
Thông qua trò chơi Fruit Ninja, Jungle Junior, trẻ vừa luyện gõ máy tính 10 ngón, vừa làm quen với chữ cái, đọc tốt hơn bạn bè cùng độ tuổi.
Hiện nay, việc tiếp xúc với máy tính sớm không còn xa lạ với trẻ em. Thay vì ngăn cấm, bạn có thể biến việc này thành những hoạt động bổ ích, giúp trẻ biết gõ máy tính từ sớm.
Nếu có thể sử dụng cả 10 ngón tay để đánh máy (điều không nhiều người làm được), trẻ sẽ có khả năng học tập, làm việc bằng máy tính hiệu quả hơn trong tương lai, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu các lỗi có thể mắc phải. Các nghiên cứu cũng chỉ ra việc tập đánh máy từ trước khi vào cấp 1 sẽ giúp trẻ nhỏ nhận biết các chữ cái nhanh và đọc tốt hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Phụ huynh có thể giúp việc luyện tập đánh máy của trẻ thú vị hơn bằng các trò chơi tham khảo trên mạng. Cùng với đó, hiện có nhiều trò chơi đánh máy bằng tiếng Anh, trẻ có thể vừa luyện tập, vừa ôn các từ tiếng Anh đơn giản.
Sau đây là một số trò chơi đánh máy tiếng Anh được các giáo viên tiểu học và trung học Mỹ sử dụng trong lớp học.
Những trẻ nhỏ yêu thích tựa game nổi tiếng Fruit Ninja (Chém hoa quả) sẽ thấy ý tưởng của game Keyboard Ninja thân thuộc. Thay vì việc chém hoa quả bằng ngón tay, mỗi loại quả sẽ hiện lên cùng với một chữ cái. Nhiệm vụ của trẻ là gõ chính xác chữ cái đó trước khi hoa quả cùng với chữ rơi khỏi màn hình. Trẻ có thể luyện tập ở ba trình độ với lựa chọn tập riêng từng dòng trên bàn phím hoặc tập đánh số riêng biệt.
Cô Suzanne Taylor ở New York khuyên rằng để nhớ vị trí chữ cái trên bàn phím tốt hơn, trẻ nên bắt đầu bằng việc đặt ngón trỏ ở vị trí mặc định phím “F” và phím “J”. “Để bắt đầu đánh máy 10 ngón, trẻ nên bắt đầu bằng việc đặt vị trí tay chuẩn và luyện tập sự chính xác khi gõ bàn phím, sau đó mới luyện tốc độ”, cô nói.
Jungle Junior
Theo chuyên gia nghiên cứu về trẻ nhỏ Monica Lewis, Jungle Junior là hệ thống bài giảng và trò chơi luyện tập nhằm giúp trẻ từ lứa tuổi mầm non, thời điểm mà trẻ nên được bắt đầu luyện tập đánh máy. Qua hệ thống Jungle Junior, trẻ sẽ được được cải thiện về khả năng nhận biết chữ cái, sự thành thạo trong việc sử dụng bàn phím và kỹ năng đánh máy.
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock
Keyman
Keyman được xây dựng trên ý tưởng của trò chơi điện tử nổi tiếng Pacman. Khi chơi Keyman, trẻ sử dụng các nút trên bàn phím để hướng dẫn nhân vật đi thu thập các phần kho báu và lương thực. Nếu phụ huynh từng chơi Pacman khi còn nhỏ, họ có thể dễ dàng hiểu tại sao con sẽ cảm thấy Keyman là trò chơi vô cùng thú vị, hoàn toàn không cảm thấy giống hoạt động học tập.
Thầy Mike Ellison, giáo viên lớp 4 ở Mỹ, cho biết phụ huynh nên để trẻ luyện tập đánh máy trên máy tính với bàn phím thông thường, thay vì trên điện thoại và máy tính bảng với bàn phím ảo.
Type-a-Balloon
Đây là trò chơi đơn giản và nhiều màu sắc cho những trẻ mới bắt đầu luyện tập đánh máy. Trong trò chơi này, từng quả bóng sẽ bay lên với các chữ cái ở trên đó và trẻ có nhiệm vụ gõ đúng chữ cái cần thiết để làm nổ quả bóng.
Typing Sentences for Speed
Nhắm đến đối tượng trẻ lớn hơn, có thể nhớ vị trí các chữ cái trên bàn phím và đọc được câu hoàn chỉnh, trò chơi này cho phép trẻ luyện tập đánh máy cả câu để dần nâng cao tốc độ. Thông qua trò chơi, trẻ còn có thể biết thêm nhiều kiến thức thú vị và câu nói nổi tiếng của vĩ nhân, thay vì chỉ luyện tập với những văn bản đánh máy thông thường.
Những trẻ lớn hơn thường gặp nhiều khó khăn với kỹ năng đánh máy, đặc biệt khi trẻ không được luyện tập nghiêm túc từ nhỏ. “Trẻ thường cảm thấy khó chịu khi bị ép luyện tập đánh máy trong khi viết tay dễ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phụ huynh cùng với giáo viên cần cố gắng để việc luyện tập này dễ dàng hơn cho trẻ”, cô Taylor nói.
Huyện đầu tiên ở Hà Tĩnh áp dụng chương trình trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái
Với mục tiêu tạo sự liên thông cho học sinh lớp 1 bước vào chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thạch Hà đã là huyện đầu tiên ở Hà Tĩnh thực hiện chương trình làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi tại các trường mầm non.
Sau nhiều năm gián đoạn, Thạch Hà là huyện đầu tiên ở Hà Tĩnh thực hiện chương trình cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Thạch Đài)
Sau thời gian tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, dự giờ, sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên mầm non 5 tuổi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa giáo viên lớp 1 với giáo viên mầm non, đến thời điểm hiện tại, 100% trường mầm non ở Thạch Hà đã áp dụng chương trình cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái, con số. Hoạt động này đã được các trường thực hiện một cách linh động, phù hợp và tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi buổi đến trường.
Mỗi góc lớp, bậc cầu thang cũng trở thành nơi học tập cho trẻ (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Thị trấn Thạch Hà).
Trưởng phòng GD&ĐT Thạch Hà Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết: "Khác với chương trình Tiếng Việt Công nghệ 1 được thực hiện nhiều năm qua, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho học sinh lớp 1 rất cần nền tảng vững chắc từ học sinh 5 tuổi. Chính vì thế, sau nhiều năm gián đoạn, năm nay, chúng tôi quyết định đưa nội dung làm quen với chữ cái, con số vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi trên địa bàn".
Năm nay, Trường Mầm non Thị Trấn Thạch Hà đã đầu tư hơn 45 triệu cho việc trang trí, mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ cái
Việc thực hiện vấn đề này ở các trường mầm non được thực hiện linh động, sáng tạo qua những giờ học mà chơi, chơi mà học, qua các góc học tập được trang trí trên những mảng tường, góc cầu thang, sân trường... nên đã thực sự cuốn hút, hấp dẫn các bé.
Cô Nguyễn Thị Yến - Hiệu trưởng Trường Mầm non thị Trấn Thạch Hà cho biết: "Để trang trí các góc học tập theo chủ đề, năm nay, trường đã bổ sung nguồn kinh phí hơn 110 triệu đồng, trong đó có gần 45 triệu cho việc trang trí chủ đề cho trẻ làm quen với chữ cái, con số và mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi để phục vụ việc dạy học".
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, những vỏ ốc, vỏ sò cũng trở thành công cụ học tập
Sự quan tâm, đầu tư của trường, qua bàn tay khéo léo của các cô giáo, những góc cầu thang, góc lớp, mảng tường... đã trở thành thế giới chữ cái và con số hấp dẫn học sinh.
Cô Nguyễn Thị Huyền Lan, giáo viên lớp 5 tuổi C Trường Mầm non Thị trấn Thạch Hà cho biết: "Sau 6 năm trở lại chương trình cho trẻ làm quen với chữ cái nhưng chúng tôi không bỡ ngỡ nhờ các buổi chuyên đề phòng triển khai; được sự tư vấn, hướng dẫn của giáo viên lớp 1, dự giờ một số tiết học ở lớp 1 để biết rõ những phần việc giáo viên mầm non cần làm trong quá trình hướng dẫn trẻ. Ngoài ra, mỗi chúng tôi đều cố gắng học tập thêm kiến thức qua các tài liệu, qua các giờ dạy mẫu để cũng cố kiến thức, chuyên môn với mục tiêu thực hiện có hiệu quả hoạt động cho học sinh làm quen với chữ cái".
Đất nặn cũng biến thành những con chữ hấp dẫn
Cùng với những hoạt động làm quen với sách, vở, tư thế ngồi... việc làm quen với chữ cái, con số thực sự cuốn hút trẻ 5 tuổi ở Thạch Hà bằng những trò chơi hấp dẫn như nhận dạng thẻ chữ, đô mi nô chữ cái, con số, hay dùng đất nặn, vỏ ốc, vỏ sò, đá cuội xếp thành những con số, chữ cái đã được học....
Cô và trò Trường Mầm non thị trấn Thạch Hà với trò chơi đô mi nô chữ số
Cô Nguyễn Thị Hồng Lam - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Đài cho biết: "Cùng với các hoạt động thăm lớp, dự giờ để góp ý, trao đổi học hỏi lẫn nhau, trường còn khuyến khích các giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giúp trẻ tiếp cận với con số, chữ cái một cách dễ hiểu, hấp dẫn. Những phương pháp ấy được chúng tôi xây dựng thành một kho tư liệu để phục vụ cho công tác chuyên môn".
Trường Mầm non Thạch Đài luôn khuyến khích các giáo viên tự nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giúp trẻ tiếp cận với con số, chữ cái một cách dễ hiểu, hấp dẫn
Mục tiêu kết thúc chương trình mầm non, 100% học sinh 5 tuổi nhận biết được 29 chữ cái và các con số đang được giáo viên ở 28 trường mầm non thuộc huyện Thạch Hà thực hiện một cách linh hoạt, hấp dẫn. Những hoạt động học mà chơi, chơi mà học đã giúp các em thêm yêu những con số, những chữ cái... tạo cho các em niềm yêu thích đến trường. Việc học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn, việc thay đổi môi trường học tập với nhiều em cũng không còn rào cản về tâm lý.
Vì sao lớp 1, lớp 2, bé học giỏi xuất sắc, lên lớp 3 kết quả học tập lại sụt giảm như vậy? Thực ra đến lớp 3, khả năng học tập của trẻ mới được phân hoá rõ. Sau khi con bắt đầu đi học, nhiều phụ huynh phàn nàn rằng hồi con học lớp 1, lớp 2, thành tích học tập của con luôn xuất sắc. Nhưng khi học lớp 3, thành tích học tập của con sụt giảm chóng mặt. Vậy nguyên nhân...