Nam Harrison và những món quà sinh nhật đặc biệt
Mùa hè năm nay đối với Nam Harrison thật đặc biệt. Cậu lại được trở về quê hương Việt Nam, khánh thành và bàn giao ngôi trường tiểu học A Lua mà cậu và mẹ – bà Maria Cina diễn viên, nhà thiết kế trang sức đã tài trợ và tổ chức quyên góp xây dựng lên.
Xây dựng ngôi trường trên là niềm mong ước của Nam từ năm cậu 9 tuổi.
Trường Tiểu học A Lua trống hơ, trống hoác.
Hạnh phúc mỉm cười
Hơn mười năm trước – 2007, bà Maria Cina (Mỹ) và chồng Blair Harrison (Anh) tới Việt Nam tham gia hoạt động tình nguyện của Tổ chức The children of Vietnam (Tổ chức Trẻ em Việt nam) của Mỹ tại Hội An, Đà Nẵng. “Dịp đó, tôi đã tiếp xúc với nhiều em bé và chương trình của chúng tôi cũng tập trung giúp đỡ những em rất nhỏ. Tôi đã muốn nhận một người con nuôi Việt Nam từ lúc đó. Rồi một năm sau, chúng tôi đã gặp tìm được Nam”.
Vợ chồng bà Maria Cina đã nhận nuôi Nam từ khi cậu bé mới 11 tháng tuổi, đang được các cô hộ lý Trung tâm Trẻ mồ côi Ba Vì chăm sóc. Nam được sinh ra tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mẹ cậu bé rời đi sau năm tiếng sinh con. Từ khi nhận nuôi Nam, vợ chồng bà Maria luôn nói và hứa với Nam sẽ đưa cậu trở về Việt Nam khi được 10 tuổi, nhưng những điều ước và mong muốn đã đưa cậu bé trở lại Việt Nam sớm hơn kế hoạch của bố mẹ.
Trước khi đưa Nam về Los Angeles, bà Maria và chồng đã quyên góp gần 7.000 đô la Mỹ cho Chương trình Xây dựng Trường Mẫu giáo Bình Định Nam của Tổ chức The children of Vietnam tại Đà Nẵng, Hội An. Đến năm 2012, ngôi trường này được hoàn thiện đưa vào sử dụng tại một huyện ở Đà Nẵng. Cũng từ đó, hàng năm bà Maria luôn giữ liên hệ với nhà trường và tìm hiểu xem ngôi trường thiếu thốn và cần những gì, ông bà lại tiếp tục hỗ trợ, đóng góp. “Đến nay ngôi trường đã hoạt động tốt và không cần sự trợ giúp nữa”.
Từ dịp sinh nhật 7 tuổi, cậu bé Nam Harrison có một mong muốn dành tặng những món quà sinh nhật của mình cho các em nhỏ nghèo khó ở Việt Nam, bởi Nam luôn thấy mình may mắn hơn các bạn. Ngày sinh nhật tới gần, cậu bé vận động người thân và bạn bè thay vì mua những món quà sinh nhật, hãy mang tiền đó đóng góp cho Quỹ mua đồ chơi cho các em nhỏ nghèo khó ở Trường Mẫu giáo Bình Định Nam (Hội An).
Sau bữa tiệc sinh nhật, Nam Harrsion nhận được rất nhiều tiền. Bà Maria liền gọi điện về Tổ chức Trẻ em Việt Nam (Mỹ) – The children of Vietnam – ở Đà Nẵng để thông báo chuyển tiền và gửi quà. Hoàng Lương – chuyên gia điều phối Quỹ Bảo trợ nói: “Với số tiền đó, chị và cháu hoàn toàn có thể mua những món đồ chơi công chúa, hoàng tử cho các bạn nhỏ và thậm chí chúng ta có thể nghĩ tới việc xây một ngôi trường mầm non thứ hai nữa”.
Món quà ý nghĩa
Nam Harrison cùng bố mẹ tại Trường Tiểu học A Lua.
Sinh nhật lần thứ 9 của Nam đến gần, như thường lệ, bà Maria hỏi con có thích món đồ chơi mới trong bữa tiệc sinh nhật hay không? Cậu bé trả lời không cần món đồ chơi mới nào cả. Bà Maria nói với con về dự định quyên góp xây dựng ngôi trường mầm non thứ hai. Nhưng thật bất ngờ: “Con đã học lớp 3 rồi. Con không muốn xây trường mầm non nữa, hay là xây trường tiểu học đi mẹ” – Nam nói.
Ngạc nhiên và vui mừng trước suy nghĩ của con, bà Maria điện cho The children of Vietnam bày tỏ mong muốn tài trợ xây dựng cho một ngôi trường tiểu học, nhưng The children of Vietnam chưa từng thực hiện dự án hay chương trình tài trợ cho trường tiểu học, họ chỉ tập trung xây trường mẫu giáo cho các em nhỏ. Nhưng ít lâu sau, điều phối viên của tổ chức đã gọi điện lại thông báo có một ngôi trường tiểu học ở A Lua rất nghèo và chúng ta có thể hỗ trợ xây dựng. Nam rất háo hức và muốn được về thăm ngôi trường ấy.
Mặc dù có kế hoạch đến năm 10 tuổi sẽ đưa con về thăm Việt Nam, nhưng vì mong ước này của Nam, vợ chồng bà đã làm điều này sớm hơn dự định. Thế là cậu bé Nam lần đầu tiên được trở về quê hương. Cậu lên thăm trại trẻ mồ côi Ba Vì, rồi về thăm Trường Mẫu giáo Bình Định Nam và cuối cùng sau năm tiếng đi xe ô tô từ Đà Nẵng, họ đã tới A Lua, một thôn nghèo của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Video đang HOT
Nếu như “giáo dục một đứa trẻ cần một ngôi làng” thì xây dựng và tổ chức giáo dục trong một ngôi trường cần cả một quốc gia, một thế giới này.
Nước mắt Nam giàn giụa khi nhìn thấy ngôi trường mái tôn trông xác xơ với hai lớp học được quây bằng những tấm phên nứa và những bạn học sinh người dân tộc Cơ Tu có đôi mắt nâu e dè, ăn mặc giản đơn, đôi khi không đi dép, hoặc đôi dép rách tươm và nhàu nhĩ. Khi qua cổng trường, tay gạt nước mắt, Nam đã níu mẹ lại và nói: “Mẹ ơi, chúng ta phải làm điều gì đó, chúng ta không thể rời đi như thế này được. Trẻ em cần được đi học và giáo dục thì sẽ có cuộc sống tốt”. Bà Maria xúc động, ôm con và gật đầu dù trong tâm trí vẫn chưa nghĩ ra mình có thể làm được gì cho mái trường quá đỗi đơn sơ này: Không có điện, nước, nhà vệ sinh, nhà tắm…, trường học không giống như vậy… bà nhủ thầm.
“Cuối ngày hôm đó, chúng tôi đã đồng ý tài trợ và kêu gọi tài trợ để xây dựng ngôi trường tiểu học ALua theo dự toán và kế hoạch thực hiện của Tổ chức The children với mức kinh phí 75.000 USD”.
Mặc dù bà là một diễn viên và chồng là một kỹ sư công nghệ nhưng gia đình bà Maria không phải là gia đình người Mỹ giàu có. Ngày hôm sau thức dậy, bà như bừng tỉnh, trời ơi không biết sẽ lo ở đâu một khoản tiền lớn như vậy. Nam an ủi mẹ, đừng lo lắng, rồi sẽ có cách thôi. “Nhà mình quen với rất nhiều người, họ sẽ giúp mẹ ạ” – cậu bé nói. Cũng từ đó, Nam làm đủ cách và nói chuyện với mọi người về dự định này, cậu bé thực sự là một người biết thuyết phục.
Trường được xây mới, nổi bật giữa màu xanh của núi rừng. Ảnh: ITN
Trở về Los Angeles, tại tất các sự kiện quan trọng của gia đình, những kỳ lễ hội và kỳ nghỉ sum họp với họ hàng, Nam đều kể về ngôi trường A Lua xa xôi, trên núi cao và mong muốn cùng mẹ xây dựng ngôi trường mới cho các bạn, kêu gọi mọi người hỗ trợ, quyên góp vào Quỹ “Me and You 4 C’Tu” – Tôi và Bạn vì C’Tu.
Nam thu gom đồ chơi mang tới những ngày lễ hội của trường và bán để quyên góp vào Quỹ “Me and You 4 C’Tu” để xây trường A Lua. Nam trò chuyện và giới thiệu với các bạn về ngôi trường vô cùng nghèo A Lua, cậu bé đã truyền cảm hứng và thu hút nhiều bạn học và phụ huynh tham gia tài trợ Quỹ.
Nam đặc biệt thích những dịp sinh nhật của mình và những người thân trong gia đình. Cậu thường mở “chiến dịch” vận động mọi người đổi quà tặng sinh nhật thành tiền quyên góp cho Quỹ “Tôi và Bạn vì C’Tu”. Số tiền tài trợ cho Quỹ từ khoản quy đổi quà tặng sinh nhật của người thân trong gia đình trong hai năm là một trong những khoản tài trợ chính.
Tuy nhiên, chiến dịch “Nam’s Charity Chicken Banh Mi”, Nam thực hiện cùng một cô bạn gái (con gái chuỗi nhà hàng Mendocino) cùng trường đã mang tới cho Quỹ khoản tài trợ lớn nhất 40.000 USD trong hơn một năm. Với khẩu hiệu “A sanwich builds the world – Một chiếc bánh mì xây đắp thế giới này”, “Món Bánh mì gà thiện nguyện của Nam” đã thu hút rất đông người tới nhà hàng Mendocino của bố mẹ cô bạn cùng trường.
Nam và bạn trở nên nổi tiếng với khách hàng của chuỗi nhà hàng Mendocino qua một video clip đôi bạn và đầu bếp đang làm món Bánh mì gà cùng thông điệp: “Tôi muốn kêu gọi mọi người hãy ăn bánh mì gà để cùng nhau xây một ngôi trường cho các bạn C’Tu Việt Nam. Tôi và các bạn là những người may mắn, chúng ta sẽ chia sẻ những khó khăn cho các bạn ấy”.
Bà Maria cũng vận động và tổ chức những hoạt động quyên góp từ công việc thiết kế trang sức, bạn bè và khách hàng nhiệt tình ủng hộ. Bà gửi hồ sơ kêu gọi tổ chức quốc tế tài trợ.
Cùng với sự tham gia tài trợ của Tổ chức Quốc tế Moneygame, và Quỹ trái đào mùa xuân (The Plum Spring Foundation), của gia đình và các cá nhân, cuối cùng gia đình bà Maria đã quyên góp đủ số tiền gửi về cho Tổ chức The children of Vietnam xây dựng Trường A Lua.
Viết tiếp giấc mơ
Và thế là, mùa hè năm nay, Nam đã là cậu bé 12 tuổi, đầy háo hức trở lại Việt Nam cùng bố mẹ và ông ngoại. Cậu sẽ cùng gia đình tham dự Lễ khánh thành Trường Tiểu học A Lua – một ngôi trường tiểu học A Lua đẹp đẽ, khang trang với 5 lớp học, xuất hiện như trong một câu chuyện cổ tích giữa màu xanh rì của núi rừng Trường Sơn và cái háo hức của trẻ nhỏ, vui mừng của người dân làng A Lua.
“Và bây giờ, chúng tôi đã có ngôi trường. Nhưng con tôi vẫn rất buồn”, bà Maria trầm giọng kể lại lời Nam nói với mẹ trong ngày khánh thành “ngôi trường rất đẹp nhưng các bạn học sinh nhìn lại rất nghèo và buồn rầu. Chúng ta phải giúp các em học sinh, giúp ngôi làng này mẹ ạ”. – “Chúng ta sẽ làm con ạ” – Lời của con càng khiến những tâm tư trong lòng bà Maria khi nhìn ngắm ngôi trường và các em nhỏ sinh ra trong điều kiện nhiều khó khăn này, trở nên rõ ràng và thôi thúc hơn, như thể là vấn đề gấp rút bà phải giải quyết vậy, năm học mới đã tới gần rồi.
Ngôi trường và các em học sinh này cần giáo viên giỏi, những người hỗ trợ tận tâm và yêu thương. Nhưng những người giáo viên giỏi sẽ không thể có sức mạnh và niềm hứng khởi làm việc trong điều kiện làm việc quá nghèo nàn. Họ cần những phòng sinh hoạt với tiện nghi tươm tất để ở, cần chế độ lương tốt để an tâm làm việc và gắn bó với ngôi làng nằm trên núi cao xa xôi này… Các em học sinh sẽ cần dép để đi, quần áo mới, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cặp sách, đồ ăn, điện sáng, nước sạch, sách, thư viện… Ngôi trường cần có wifi và hai cây đàn piano nữa… Múa, hát, vẽ hay nhảy… mỹ thuật chưa có ở đây.
Suy nghĩ miên man, bà Maria nắm chặt tay con và thấy con đường phía trước như đang mới bắt đầu. Hành trình duy trì giấc mơ có thực này của Nam và gia đình bà – Xây dựng một ngôi trường tiểu học trên đỉnh núi đã thành hiện thực, nhưng hành trình xây dựng nếp sinh hoạt, phát triển tinh thần và hỗ trợ việc học và giảng dạy của giáo viên ở đây… còn ở phía trước.
Duy trì giấc mơ đẹp đẽ về một mái trường miền núi mà ở đó những em nhỏ sinh ra trong điều kiện thiếu thốn, nhiều bất thuận lợi về kinh tế, địa hình, phong tục văn hóa… nhưng vẫn được hưởng sự quan tâm giáo dục như ở các thành phố lớn: Có wifi, được tra cứu và nối liền với thế giới, được học ngoại ngữ, học tiếng Việt, học vẽ, học đàn; có những cuốn sách mới tinh và trong những bộ quần áo mới thơm tho trong ngày khai giảng… với bà Maria và Nam Harrison mới đang bắt đầu.
“Có quá nhiều việc cần phải làm để xây dựng một mái trường học đúng nghĩa và chăm sóc yêu thương cho lũ trẻ” – Đôi mắt của bà Maria ngấn nước bởi xúc động, và bối rối bởi rất nhiều mong muốn cần làm cho ngôi trường này – “Chúng tôi cần nhiều sự hỗ trợ của cộng đồng, của chính quyền hơn nữa”.
Minh Anh
Theo giaoducthoidai
Mẹ bầu chia sẻ kinh nghiệm đẻ mổ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hết 24 triệu đồng
Những trải nghiệm đáng nhớ của chị Tùng khi đẻ mổ dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn rõ ràng hơn về dịch vụ sinh đẻ tại đây.
Vào những tháng cuối thai kỳ, điều mà nhiều mẹ lo lắng nhất chắc hẳn là chọn viện đi đẻ. Mỗi viện phụ sản ở Hà Nội lại có giá cả và dịch vụ khác nhau, điều này khiến nhiều sản phụ khá đau đầu trong việc chọn lựa. Với chị Nguyễn Thị Thanh Tùng, 28 tuổi (đến từ Ba Vì, Hà Nội) thì đây cũng không phải ngoại lệ. Sau lần suy nghĩ, đắn đo, chị đã quyết định lựa chọn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là nơi mà mình sẽ sinh nở.
Có thể làm hồ sơ sinh ở phòng khám ngoài, chỉ mất 30 phút
Chị Tùng cho biết ban đầu chị định chọn những viện tư khác vì nghĩ ở đó không đông đúc, thủ tục nhanh gọn nhưng sau đó chị quyết định chọn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: "Trong bệnh viện làm thủ tục đăng kí sinh rất đông nên mình thấy hơi khó cho mẹ bầu bận rộn đi làm. Ra ngoài phòng khám cơ sở làm hồ sơ nhanh, chỉ thêm mấy trăm thôi, 30 phút là xong hết. Vì vậy mẹ bầu nên chọn 1 phòng khám cơ sở của bệnh viện Phụ Sản để làm hồ sơ cho đỡ vất vả.
Khi đi các mẹ nhớ cầm cả chứng minh thư của mình theo, kể cả có sổ hộ khẩu nhưng thiếu chứng minh thư là không được. Mình lúc đi sinh bị quên chứng minh thư và phải về lấy ngay rồi điền vào thủ tục xin nộp muộn. Trong vòng 24h không có đủ giấy tờ thì lúc ra viện không được thanh toán bảo hiểm.
Sau khi xong thủ tục thì chọn dịch vụ nào là do mình. Ứng trước 11 triệu, sau đó các mẹ sẽ được dẫn lên phòng khám chờ sinh. Lên đó làm một số thủ tục tên con nữa, nếu chuyển từ đẻ thường sang mổ cũng phải ngồi làm lại thủ tục ngay lúc đó.
Bệnh viện phụ sản Hà Nội tọa lạc ở 929 đường La Thành, Hà Nội.
Bản thân mình lúc đầu đăng kí đẻ thường dịch vụ nhưng sau đó bác sĩ nhận thấy thai to, đa ối, mặt con vênh nên phải chuyển sang đẻ mổ nhưng vẫn ở khu dịch vụ. Nói chung về phòng ở khu này thì mình thấy ok và sạch sẽ, nhưng để vip như viện tư thì chưa và không giống trong tưởng tượng của mình. Dịch vụ bên đẻ thường mình không sử dụng nên không biết còn thấy bên mổ thì ok lắm. Y tá có người nhẹ nhàng, người cau có. Nếu chọn đẻ dịch vụ thì tốt nhất các mẹ nên chọn bác sĩ theo mình ngay từ đầu, muộn nhất là 36 tuần vì muốn hay không cũng phải chi thêm 1 khoản tiền nữa.
Phòng dịch vụ 660 nghìn/ đêm mà chị Tùng ở tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Mình nằm phòng khu D3 giá 600 nghìn/đêm, phòng 2 người và không cần khép kín. Đây được coi là phòng rộng nhất, mình định chuyển sang phòng dịch vụ khép kín nhưng thấy các phòng khác bí quá, các chị y tá cũng mách phòng khép kín mùi và chật lắm. Các mẹ nếu có điều kiện thì nên chọn loại phòng riêng 1 mình".
Truyền mũi giảm đau 48h sau sinh: "Không nên lưỡng lự"
Chị Tùng bị đau bụng từ lúc 3h sáng và nhập viện luôn lúc sáng sớm ngày 16/6. Sau khi làm các thủ tục như khám trong, chị gọi điện cho bác sĩ đã theo khám từ trước: "Ai đến tháng đau bụng kinh thì sẽ có tâm lí gần như vậy, chỉ khác cơn gò mạnh và dữ dội, mình vẫn chịu được cho đến 7h sáng bác sĩ của mình đến. Lúc ấy, mình mới mở 2 phân nhưng cơn gò khá đau. Cho tới 8h sáng thì bác sĩ tiên lượng với ekip là thai to - đa ối - mặt con vênh, khả năng đẻ thường 20%. Sau khi thăm khám đầy đủ, mình được tiêm mũi làm mềm tử cung đau vô cùng.
Chị Tùng bên con trai mới sinh của mình.
Vài tiếng sau thì mình bị vỡ ối và được chỉ định mổ vào lúc 11h, lúc này mình thấy rất sợ hãi và lo lắng dù được các bác sĩ liên tục động viên, hỏi han. Vào đến phòng mổ, mình được gây tê tủy sống và truyền mũi giảm đau 48h. Các mẹ nên truyền mũi giảm đau 48h, đừng tiếc hay lo nghĩ gì tác dụng phụ, vì muốn hay không đã 'ăn dao' thì tủy sống đã bị gây tê, giảm đau truyền lấy sức mà kích sữa, chăm con. Tiêm mũi này, 'nhanh như chớp', mình đã ngồi dậy được và tập đi để hồi phục sức khỏe.
Bé Vịt hiện đã 2 tháng tuổi, vô cùng kháu khỉnh và đáng yêu.
Em bé chào đời nặng 3,7kg. Sau khi sinh, em bé được da tiếp da với mẹ rồi mình chuyển vào phòng hậu phẫu. Lạnh, ngứa và rất đói là cảm giác của mình lúc này khi nhìn thời gian chậm chạp trôi qua. Mãi đến 7h tối, mình mới được chuyển về phòng để gặp con.
Trong những ngày ở viện mình chiếu đèn plasma vết mổ 4 lần, nó là kiểu thổi khô vết thương mát mát không hề đau đâu, chị y tá làm thích lắm, thay băng cũng không đau chút nào. Mình cũng đăng kí dịch vụ tắm bé, tắm khô mẹ, gội đầu khô, rửa vệ sinh cho mẹ. Đẻ mà, bệnh viện cung cấp dịch vụ gì thì nên chọn hết. Còn lấy máu gót chân cho con sau sinh, mình đăng kí gói cơ bản hết hơn 2 triệu. Y tá sẽ đến tận phòng để lấy máu gót chân cho con nên các mẹ không phải đi đâu cả".
Sau 3 ngày nằm viện thì chị Tùng được về nhà, nhanh hơn các viện khác. Tổng cộng chi phí cho lần đẻ mổ dịch vụ này của chị hết 24 triệu. Qua những gì đã trải nghiệm, chị Tùng thấy khá hài lòng về dịch vụ nơi đây và không hề hối tiếc khi lựa chọn gói đẻ dịch vụ.
Theo afamily
BS Sản khoa cảnh báo: Thời tiết giao mùa, phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống nếu bị cúm Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh cúm và có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu bị cúm, đó là cảnh báo từ ThS.BS CKII Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bệnh cúm tiến triển thường...