Nam giới cũng nên chủng ngừa siêu vi gây ung thư tử cung
Theo đồng chủ nhân Nobel Y học năm 2008 Harald zur Hausen, nam giới cũng phải cẩn thận với siêu vi gây ung thư cổ tử cung.
Năm 2006, thế giới chứng kiến một bước ngoặt trên con đường đối phó ung thư: bằng cách chủng ngừa có thể ngăn chặn ung thư cổ tử cung – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nữ giới. Thành tựu này xuất phát từ công trình đột phá của GS Harald zur Hausen thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Đức.
Từ năm 1976, ông đã đưa ra giả thuyết rằng vi rút cũng có khả năng gây ung thư và sau đó đã vạch mặt chính xác thủ phạm gây ung thư cổ tử cung là siêu vi Human Papilloma Virus (HPV), vốn cũng liên quan tới bệnh sùi mào gà. Đến năm 2008, ông nhận giải Nobek Y học cùng với Françoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier.
Giáo sư Harald zur Hausen (phải) cùng Chủ tịch Quỹ hòa bình quốc tế Uwe Morawetz trong buổi họp báo tại TP.HCM ngày 27.11 – Ảnh: Bạch Dương
Ngày 27.11, GS Hausen đã đến VN theo chương trình “Cầu nối” được tổ chức bởi Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Quỹ hòa bình quốc tế (có trụ sở tại Vienna, Áo). Chương trình này bao gồm các cuộc diễn thuyết của các học giả đoạt giải Nobel cũng như nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác nhằm đẩy mạnh hợp tác, hiểu biết lẫn nhau với mục tiêu xây dựng hòa bình và cùng phát triển. Nhân dịp này, ông Hausen đã có cuộc trả lời phỏng vấn với Báo Thanh Niên:
Giáo sư có cho rằng chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều mối liên hệ giữa các tác nhân truyền nhiễm với ung thư trong tương lai?
Chương trình “Cầu nối” tại VN
Video đang HOT
Lúc 14 giờ ngày 28.11, Giáo sư Hausen sẽ có bài nói chuyện về chủ đề “Phòng chống ung thư: thách thức cho ngành y tế toàn cầu” tại Đại học Quốc gia TP.HCM. Sự kiện tương tự tại Hà Nội sẽ diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 30.11 tại Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Hausen là nhà khoa học đoạt giải Nobel thứ hai đến VN trong tháng 11.2012, sau Giáo sư Roger B.Myerson, người đã có bài giảng “Cơ chế lãnh đạo, nền dân chủ và chính quyền địa phương” vào ngày 14.11. Tất cả sự kiện thuộc chương trình “Cầu nối” đều mở cửa tự do (tham khảo thông tin trên website Peace-foundation.net).
Trên thực tế, hiện có 2 dạng ung thư có thể được ngăn chặn bằng vắc xin: đó là viêm gan siêu vi B và ung thư cổ tử cung do HPV. Tôi cho rằng sẽ còn xác định được thêm nhiều trường hợp ung thư liên quan đến hoạt động truyền nhiễm trong tương lai, nhất là khi các cuộc nghiên cứu về dịch tễ học dường như đang chỉ đích danh các trường hợp truyền nhiễm, cụ thể ở những ca ung thư liên quan đến hệ thống tạo huyết và một số trường hợp ung thư ruột.
Khi nghe về công trình HPV vào năm 2006, tôi khá thất vọng vì độ tuổi được khuyên nên tiêm vắc xin là nữ sinh trung học? Liệu đã có bất cứ tiến triển nào từ đó cho đến nay, chẳng hạn như mở rộng độ tuổi tiêm phòng và áp dụng cho cả nam giới?
Quả thật hiện vẫn có các nỗ lực nhằm phát triển vắc xin chữa bệnh cho những cá nhân đã bị lây nhiễm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, bất cứ phụ nữ nào, trong trường hợp chưa nhiễm siêu vi HPV, đều sẽ được lợi nếu tiêm vắc xin và không phân biệt độ tuổi. Về quan ngại liên quan đến nam giới, tôi đặc biệt đề nghị phái mạnh cũng nên đi tiêm phòng, nhất là giới thanh niên trẻ tuổi, do đây là nhóm sẽ lây HPV cho bạn tình trong trường hợp không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Sau khi thế giới có vắc xin HPV, có luồng dư luận nghi ngờ về hiệu quả của biện pháp phòng ngừa này. Một số nghiên cứu cho rằng không nên tiêm vắc xin, do nó chỉ có giới hạn đối với một số loại HPV, trong khi có hơn 40 loại gây bệnh. Một số người cho rằng nên tầm soát ung thư thay vì dùng vắc xin? Xin ông cho ý kiến.
Đúng là các dạng vắc xin hiện nay chỉ đối phó được HPV-16 và HPV-18. Nếu xét luôn khía cạnh phản ứng chéo với dạng 31, 33 và 45, chúng hầu như kiểm soát được đến 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Loại vắc xin này có hiệu quả cực cao, ít nhất là ngăn chặn được sự xuất hiện của thương tổn tiền thân của ung thư cổ tử cung. Do quá trình phát triển trung bình của dạng ung thư này từ 15 đến 20 năm, chúng ta sẽ mất ít nhất từ 10 đến 20 năm trước khi thu thập được kết quả thống kê cụ thể về hiệu quả ngăn chặn ung thư cổ tử cung.
Ít nhất vào lúc này, chúng ta biết được vắc xin ngăn chặn được những tình trạng sùi mào gà trước khi chuyển sang ung thư cổ tử cung. Nhóm thí nghiệm đầu tiên đã được thực hiện cách đây 10 năm. Thậm chí trong khoảng thời gian đó, các cá nhân đã tiêm vắc xin nhận được sự bảo vệ tương ứng trước các dạng HPV.
Theo TNO
Cha đẻ của kỹ thuật ghép thận qua đời
Tiến sỹ Joseph E. Murray, người từng đoạt giải Nobel y học năm 1990 và cũng là người đầu tiên thực hiện một ca ghép thận thành công trên người vừa qua đời ngày 26/11 tại Boston, Mỹ.
Theo hãng tin AP, vị tiến sỹ đã qua đời ở tuổi 93 sau khi bị đột quỵ tại nhà riêng ở ngoại ô thành phố Boston, Mỹ. Ông từng được cả thế giới biết đến năm 1954 khi là người đầu tiên thực hiện thành công một ca ghép thận. Với những đóng góp của mình cho y học thế giới, năm 1990 ông đã được trao giải Nobel y học.
Tiến sỹ Joseph E. Murray - cha đẻ của kỹ thuật ghép thận
Kể từ sau ca ghép thận đầu tiên giữa một cặp anh em song sinh do ông Murray thực hiện, đến nay hàng trăm nghìn ca cấy ghép các bộ phận khác nhau trên cơ thể đã được thực hiện trên khắp thế giới. Năm 1990 ông cùng nhận giải Nobel y học với tiến sỹ E. Donnall Thomas, người đã có công trình nghiên cứu cấy ghép tủy xương.
"Giờ đây ghép thận được xem như một công việc bình thường", Murray phát biểu với tờ New York Times sau khi giành giải Nobel. "Nhưng ca đầu tiên thì không khác nào chuyến bay vượt đại dương của Lindbergh".
Thành công đột phá của Murray từng khiến ông chịu nhiều chỉ trích từ nhiều nhóm tôn giáo. Một số người "cho rằng chúng ta đang thực hiện công việc của Chúa và rằng không nên làm những việc này, hoặc thí nghiệm trên cơ thể người", ông Murray phát biểu trên AP trong cuộc phỏng vấn năm 2004.
Trước đó vào đầu những năm 1950, chưa một ai có thể thực hiện ghép tạng thành công trên cơ thể người. Murray cùng các cộng sự tại bệnh viện Peter Bent Brigham ở Boston, ngày nay là viện Brigham & Women's Hospital, đã phát triển một kỹ thuật phẫu thuật mới dựa trên việc cấy ghép thận thành công trên chó.
Và tháng 12/1954, họ đã tìm được những bệnh nhân phù hợp là Richard Herrick, 23 tuổi, người đang bị suy thận giai đoạn cuối và người anh em song sinh của Richard là Ronald. Do hai người này có cùng cấu trúc gen nên ca cấy ghép tránh được trở ngại lớn nhất là sự đào thải của hệ miễn dịch người nhận.
Cặp song sinh đầu tiên được ghép thận thành công
Sau ca phẫu thuật Richard đã sống với một quả thận của Ronald và sống được thêm 8 năm, kết hôn với một y tá đồng thời có 2 con. Trong vài năm sau đó ông Murray tiếp tục thực hiện các ca cây ghép tương tự trên các cặp song sinh cùng trứng cũng như những người song sinh không cùng trứng.
Năm 1959, một bệnh nhân được ghép thận từ người anh em song sinh không cùng trứng đồng thời được xạ trị và cấy ghép tủy để hạn chế hiện tượng đào thải, đã sống được thêm 29 năm. Đến năm 1962, ông Murray cùng cộng sự đã thực hiện thành công ca ghép tạng giữa hai người hoàn toàn không có quan hệ huyết thống. Bệnh nhận 23 tuổi có tên Mel Doucette, nhận một quả thận từ một người đàn ông đã qua đời.
Những năm sau đó ông Murray tiếp tục sự nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ và cấy ghép. Ông có một niềm tin riêng của mình. "Công việc cũng chính là cầu nguyện", ông phát biểu trên tờ báo của đại học Havard năm 2001. "Mỗi sáng tôi thức dậy và đều tâm niệm cống hiến cho tạo hóa".
Vị tiến sỹ y khoa bắt đầu thấy thích thú với công việc cấy ghẹp tạng khi đang phục Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi đó ôgn làm việc tại viện Valley Forge General Hospital tại Pennsylvania và thường cấy ghép da cho các binh lính bị thương ở chiến trường.
"Sự đào thải chậm đối với da cấy ghép khiến tôi thích thú", Murray viết trong đoạn tự truyện chuẩn bị cho lễ trao giải Nobel. "Làm sao cơ thể người phân biệt được đâu là da của mình và đâu là da người khác?".
Và sau đó ông nhận ra rằng càng những người có quan hệ họ hàng gần gũi, quá trình đào thải càng diễn ra chậm hơn. Trong khi da của những người song sinh cùng trứng thì sẽ hoàn toàn được chấp nhận. Murray khẳng định đó chính là "lực đẩy" đối với nghiên cứu của ông về ghép tạng.
Theo Dantri
Hai nhà khoa học Anh-Nhật chia nhau giải Nobel Y học Hai nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu tế bào gốc đã chia nhau giải thưởng Nobel Y học năm 2012. John Gurdon (trái) và Shinya Yamanaka, hai nhà khoa học hàng đầu về nghiên cứu tế bào gốc. John Gurdon, người Anh và Shinya Yamanaka, người Nhật đã được trao giải thưởng danh giá trên vì đã biến đổi tế bào...