Nam Định: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp
Để hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực sự đem lại hiệu quả, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp…
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Nam Định có 57 trường THPT với 40.173 học sinh. Hầu hết các trường THPT đều đã tổ chức chương trình dạy nghề trong giờ học chính khóa, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định.
Đồng thời, nhiều trường cũng đã chuyển dần hoạt động ngoài giờ lên lớp sang hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Một buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT quy định thông qua các chủ đề được tổ chức trong phạm vi lớp học nhằm cung cấp kiến thức cho các em học sinh thông qua các giờ lên lớp.
Đặc biệt ở các học sinh lớp 12, ngoài việc học trên lớp, một số trường đã cho học sinh hoạt động tham quan thực tế kết hợp tham dự “Ngày hội tư vấn tuyển sinh” do các trường đại học, cao đẳng chủ trì. Các trường còn tổ chức tham quan thực tế các nhà máy, doanh nghiệp, làng nghề.
Một trong những trường được đánh giá có hiệu quả trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp là trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, ngoài việc thực hiện nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp với thời lượng 9 tiết/năm theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
Kết thúc học kỳ I của năm học, nhà trường tập trung học sinh khối 12 của trường, sau đó Ban hướng nghiệp của trường trao đổi với các em các cách chọn trường phù hợp khả năng, đồng thời trường phối hợp mời các trường đại học, cao đẳng về để tư vấn tuyển sinh hoặc mời chuyên gia dạy nghề về tư vấn nghề nghiệp, hướng chọn trường và định hướng nghề nghiệp tương lai
Trung bình hàng năm, tỷ lệ học sinh của tỉnh Nam Định tốt nghiệp THPT không đi học đại học, cao đẳng chiếm khoảng 20%, trong số đó khoảng 14-14,5% có bằng đào nghề. 100% học sinh lớp 10, lớp 11 được học nghề theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục hướng nghiệp cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, khó khăn về kinh phí cho các hoạt động tham quan doanh nghiệp, cơ sở việc làm thực tế.
Video đang HOT
Ngoài ra, tâm lý nhiều phụ huynh vẫn coi trọng bằng cấp, vẫn muốn con mình thi đỗ đạt vào trường đại học nào đấy chứ không phải là học nghề…
Năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; các trường cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tổ chức sinh hoạt các chuyên đề ngoại khóa về công tác hướng nghiệp…
Đặc biệt, việc phân luồng học sinh sau THPT đang được ngành GD&ĐT và các nhà trường đặc biệt quan tâm. Bởi đây được coi là giải pháp căn bản giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng “nghề”, hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
Thực hiện ề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025″ của Chính phủ, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học, trong đó có việc chỉ đạo tăng cường các hoạt động hướng nghiệp…
Trong đề án này, Nam Định đề ra đạt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%…
Gần 600 học sinh được định hướng hành trang vào đại học với chứng chỉ IELTS
NexEdu đã tổ chức thành công Hội thảo với chủ đề: "Định hướng hành trang chinh phục chương trình đại học và học bổng danh giá top đầu" tại Nam Định.
Đưa công cụ hỗ trợ ôn luyện và thi thử IELTS online tới học sinh phổ thông
Công ty Cổ phần Đào tạo NexEdu Việt Nam (NexEdu) thuộc Tập đoàn Giáo dục Egroup vừa phối hợp với Trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (Thành phố Nam Định) tổ chức thành công Hội thảo với chủ đề: " Định hướng hành trang chinh phục chương trình đại học và học bổng danh giá top đầu" tại Nam Định.
Hội thảo có sự hiện diện của Tiến sĩ Ngô Thị Mỹ Hạnh - CEO NexEdu, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Chuyên gia định hướng nghề nghiệp; Thạc sĩ Trần Thị Mai - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (Thành phố Nam Định) cùng các thầy, cô, phụ huynh và gần 600 học sinh của Trường.
Tiến sĩ Ngô Thị Mỹ Hạnh - CEO NexEdu Việt Nam định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học với học sinh Trung học phổ thông.
Tại Hội thảo, Tiến sĩ Ngô Thị Mỹ Hạnh đã chia sẻ về định hướng nghề nghiệp và lựa chọn ngành học đối với các em học sinh trung học phổ thông.
Đồng thời, giải đáp các thắc mắc hết sức thực tế nhằm giúp các em có định hướng đúng đắn khi lựa chọn được ngành học phù hợp với sở trường bản thân.
Từ đó, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về hành trang, chinh phục các trường đại học tốp đầu trong nước cũng như quốc tế.
Thông qua Hội thảo, học sinh trung học phổ thông còn có cơ hội giao lưu, chia sẻ và có thêm nhiều thông tin đa chiều giúp nâng cao nhận thức để tăng cường kỹ năng tự học, tối ưu hóa thời gian, tài chính và các nguồn lực khác để học tập chuẩn quốc tế và chinh phục ước mơ lớn.
Cô và trò Trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (Thành phố Nam Định) tham dự Hội thảo.
Trong những năm gần đây, thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh, nhiều trường đại học trong nước cũng đã có những phương thức xét tuyển mới để đảm bảo chất lượng đầu vào bên cạnh việc chỉ dựa vào điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như những năm trước.
Đặc biệt, đã có hàng chục trường đại học trên toàn quốc mở thêm cơ hội ưu tiên xét tuyển thẳng đối với các thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.5 - 7.0 và đáp ứng yêu cầu nhất định về điểm số của một số môn học ở phổ thông.
Tiến sĩ Ngô Thị Mỹ Hạnh nhấn mạnh, đây là cơ hội rất tốt đối với các em học sinh trung học phổ thông có thêm lựa chọn để bước vào cánh cửa trường đại học mà mình yêu thích trong điều kiện tuyển sinh đầu vào có nhiều cạnh tranh như hiện nay.
Nhằm giúp các em học sinh có thêm công cụ hữu ích để ôn luyện và thi thử IELTS ngay từ bậc phổ thông, Tiến sĩ Ngô Thị Mỹ Hạnh cũng đã giới thiệu phần mềm Testcube hoàn toàn online, giúp các em đăng ký và có thể tự chủ động thời gian học tập của mình.
Sở hữu chứng chỉ IELTS đang là lợi thế đối với nhiều học sinh cuối cấp.
Testcube là sản phẩm của Tập đoàn giáo dục công nghệ Edusynch tại New York (Mỹ), hiện đã có mặt tại hơn 200 quốc gia với hơn 2 triệu người đăng ký, thuộc top 1 ứng dụng trên Google Play.
Do sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nên cá thể hóa được nội dung học tập theo năng lực từng học sinh và có bài thi thử tương đồng 97% với bài thi thật.
Đặc biệt, với giao diện thân thiện, giúp việc học và ôn luyện của học sinh thêm lôi cuốn, hấp dẫn và không quá áp lực.
Trong khi đó, chi phí học và ôn luyện chỉ bằng 1/10 so với việc học truyền thống.
Hơn nữa, với kho dữ liệu khổng lồ hơn 4.000 bài tập đa dạng về kỹ năng nên giúp học viên có thể cải thiện nhanh chóng và toàn diện 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Hội thảo còn là hoạt động thúc đẩy việc mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác hàng đầu của NexEdu.
Đồng thời, giúp chuẩn hóa và nâng cao năng lực của học sinh phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cùng với đó, giúp các trường trung học phổ thông đẩy mạnh tích hợp giáo dục 4.0 nhằm hỗ trợ học sinh tăng cường kỹ năng tự học và tối ưu hóa nguồn lực học tập.
Qua đó, thúc đẩy quá trình đại trà hóa và bình đẳng hóa cơ hội học tập để chinh phục những ước mơ lớn của học sinh.
Phân bổ kinh phí cho địa phương đặc biệt khó khăn phát triển giáo dục Cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị xem xét có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ cho các tỉnh không bảo đảm nguồn ngân sách địa phương để triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025; đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS...