Năm điều du học sinh không được quên khi làm thêm

Theo dõi VGT trên

Theo Mỹ Ngọc, sinh viên Đại học Oxford, Anh, ngoài quan tâm đến lương, số ngày nghỉ, du học sinh cần xem việc làm thêm có giúp học hỏi kỹ năng mới.

Trần Mỹ Ngọc,22 tuổi, là cựu sinh viên Đại học Melbourne, trường top 1 Australia, hiện học thạc sĩ tại Đại học Oxford, Anh, trường top 1 thế giới. Ngọc từng là thực tập sinh cho tờ Herald Sun nổi tiếng của Australia, tham gia giảng dạy cho một số trung tâm và đại học ở Việt Nam. Từ kinh nghiệm bản thân, Ngọc chia sẻ những điều du học sinh không được quên khi làm thêm tại nước ngoài.

Luôn tìm kiếm

Mình biết nhiều bạn khi vừa ra nước ngoài du học thường rất muốn tìm ngay việc làm thêm. Khi có công việc đầu tiên, bạn rất vui và có xu hướng gắn bó lâu, trừ khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng như bất hòa với cấp trên hoặc lương, thưởng không thỏa đáng.

Mình nghĩ trên phương diện của du học sinh, chúng ta cần nghĩ rằng điều tốt nhất có thể làm cho bản thân là luôn tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Vậy cơ hội tốt hơn là như thế nào?

Khi mới sang Australia, mình mới học hết lớp 11. Lúc đó, mình chỉ muốn tìm công việc kiếm ra tiền là được, hoàn toàn không có định hướng gì. Một số người Việt giới thiệu mình vào làm trong quán ăn vì đây là công việc phổ biến với du học sinh. Tuy nhiên, khi làm được một tháng, mình thấy công việc này chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Việt và không tốt cho sinh viên học ngôn ngữ như mình.

Mình đã dành thời gian để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Sau tầm nửa tháng, mình làm tại cửa hàng hamburger của một thương hiệu khá nổi tiếng. Từ đây, mình có nhiều cơ hội mới khi người quản lý giới thiệu mình sang làm ở quán cafe. Mình được học kỹ năng pha cafe miễn phí và giao tiếp với người bản xứ tốt hơn.

Dĩ nhiên, bạn không nên nghỉ việc mà không báo trước hoặc làm trong thời gian quá ngắn, chỉ vài ngày hoặc chưa đến một tháng. Nhưng mình tin rằng chúng ta luôn có lựa chọn tốt hơn, chỉ cần bạn tích cực tìm kiếm.

Năm điều du học sinh không được quên khi làm thêm - Hình 1

Mỹ Ngọc tại Đại học Oxford, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sử dụng sự trợ giúp

Làm CV, tìm việc là vấn đề của mọi sinh viên và đa số gặp khó khăn. Với những bạn vừa du học, thay vì sửa CV quá nhiều lần mà không hiệu quả, các bạn nên sử dụng sự trợ giúp của những người xung quanh.

Mạng lưới mối quan hệ gọi là network. Mình không thể nói mỗi người có bao nhiêu mối quan hệ là đủ và những mối quan hệ đó có tác dụng gì, chỉ có thể nhấn mạnh network vô cùng quan trọng, đặc biệt với du học sinh.

Thay vì tìm kiếm trong vô vọng, bạn có thể tìm sự trợ giúp bằng cách hỏi han người quen, bạn bè, thậm chí thầy cô để được giới thiệu công việc phù hợp. Tất nhiên bạn cần giúp đỡ lại mọi người trong một hoàn cảnh khác, nhưng mình muốn nhấn mạnh việc chúng ta không thể biết được tiềm năng mà các mối quan hệ mang lại. Do đó, hãy bắt đầu bằng cách mở lời với mọi người.

Tự hỏi liệu công việc có ích hay không

Mình thấy nhiều du học sinh khi tìm việc chỉ để ý việc này lương cao, được nghỉ nhiều hay không. Nghĩ sâu xa hơn một chút, chúng ta nên tìm công việc lương cao và mang đến cho mình nhiều kỹ năng. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi một người trở nên đa năng hơn.

Chẳng hạn, mình đã tham gia giảng dạy tại một số trung tâm, trường đại học và nhận thấy ngoài kỹ năng chuyên môn, giáo viên còn cần biết giao tiếp, đánh giá, thỏa thuận… Những điều này mình đã học được khi làm thêm tại cửa hàng hamburger. Hồi đó, mình muốn đổi lịch làm việc với đồng nghiệp để phù hợp với lịch học ở trường, mình phải thỏa thuận với sếp và những người làm cùng.

Lúc mới đến Australia, mình không nghĩ được nhiều như vậy. Nhưng từ năm 2 đại học, mình bắt đầu xây dựng chiến lược làm thêm, tự hỏi rằng công việc này có tốt cho bản thân hay không. Khi đó, mình đã ngưng làm thêm tại những quán ăn, chấp nhận dùng 3-4 tháng để thực tập cho một tờ báo Australia. Việc này giúp mình nâng cao kỹ năng viết, đó là yếu tốt then chốt trong hồ sơ du học thạc sĩ của mình sau này mà không hay biết.

Sau đó mình đăng ký đi tình nguyện cho một tổ chức giáo dục, dạy thêm ngoài giờ lên lớp cho học sinh cấp 3 có hoàn cảnh khó khăn. Khi bắt đầu, mình chỉ muốn lan tỏa kiến thức với các bạn, nhưng đến lúc kết thúc mình bắt đầu nhen nhóm mong muốn trở thành giáo viên.

Chúng ta không biết một công việc sẽ mang đến giá trị gì nên tốt nhất là thử nhiều việc, luôn tự hỏi mình đang nhận được gì từ việc này. Nếu công việc không còn hữu ích hoặc kỹ năng đã tốt rồi, bạn có thể chuyển sang công việc khác.

Năm điều du học sinh không được quên khi làm thêm - Hình 2

Mỹ Ngọc và bạn bè tại Đại học Oxford, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tự hỏi bản thân có tốt lên không

Thông thường, du học sinh làm thêm chỉ muốn có thu nhập bên cạnh việc học. Tuy nhiên, nhiều công việc lại khiến cuộc sống của bạn tồi tệ đi, thường xuyên stress dẫn đến việc học bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, nhiều bạn xích mích với cấp trên, đồng nghiệp khiến bản thân lúc nào cũng căng thẳng hơn bình thường mỗi khi đi làm. Mình tự hỏi tại sao chúng ta phải làm một việc mang đến sự tiêu cực như vậy, việc học chưa đủ áp lực hay sao?

Mình nghĩ khi đi làm, bạn luôn tự hỏi liệu công việc này có khiến cuộc sống tốt hơn không. Việc có thể căng thẳng, bận rộn nhưng không nên khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn luôn phải để ý đến chất lượng cuộc sống thì mới học tập và làm việc hiệu quả.

Quan tâm đến gia đình

Với nhiều du học sinh, du học gây ra áp lực tài chính vô cùng lớn đến gia đình. Nhiều bạn đi làm không chỉ để nuôi bản thân khi ở bên xứ người mà còn nuôi cả gia đình. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, làm nhiều, kiếm tiền sẽ khác việc chịu đựng, hy sinh và không học được gì. Mình tin rằng gia đình cho bạn du học là muốn bạn học, sau đó mới là đi làm để có thêm thu nhập.

Trong 5 năm du học, điều mình làm chưa tốt là giao tiếp với gia đình. Lý do một phần là khoảng cách địa lý tác động, nhưng phần lớn là mình chưa chủ động chia sẻ khó khăn với bố mẹ. Cuộc sống du học không dễ dàng, đặc biệt với những bạn trong độ tuổi 18-19. Các bạn nên trò chuyện với gia đình để được động viên, bố mẹ sẽ là chỗ dựa để khi có chuyện gì, các bạn vẫn có động lực bước tiếp, tìm kiếm công việc tốt hơn trong hành trình du học nhiều thử thách.

Một năm thách thức với du học sinh

Do Covid-19, du học sinh trải qua một năm biến động, phải lựa chọn đánh đổi khi về nước tránh dịch, trì hoãn hoặc chuyến hướng dự định du học.

Đầu tháng 1, dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Số người nhiễm bệnh tại Trung Quốc gần 6.000, riêng tại Vũ Hán 132 người tử vong. Ngày 23/1, chính quyền Vũ Hán phong tỏa thành phố khiến 24 du học sinh Việt Nam cùng người thân mắc kẹt.

Hàng ngày, du học sinh đo thân thiệt, đeo khẩu trang cả khi ở trong nhà và chỉ đi siêu thị một tuần một lần để tích trữ lương thực. Đa số có người thân, con cái sống cùng ở Vũ Hán, có người sắp sinh. Do đó, gần 20 người có nguyện vọng sơ tán khỏi Vũ Hán thông qua chuyến bay cứu trợ. Đến 8/2, sau nhiều tuần chờ đợi, chuyến bay của Vietnam Airlines đáp xuống sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đưa 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán trở về, trong đó có 16 du học sinh..

Một năm thách thức với du học sinh - Hình 1

Nhóm lưu học sinh Việt cùng người thân và một số công dân Việt Nam chụp ảnh ở sân bay Thiên Hà trước khi về nước, ngày 8/2. Ảnh: Diên Tuấn

Đến đầu tháng 3, Covid-19 nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Nhiều nước đã cho học sinh nghỉ học, như: Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Iran, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ... và chuyển sang học trực tuyến. Đến 14/3, 61 quốc gia, vùng lãnh thổ đóng cửa trường học để phòng dịch.

Tại châu Âu và Mỹ, nhiều nơi không áp dụng biện pháp ngăn chặn Covid-19 và khuyến cáo người dân đeo khẩu trang từ sớm khiến dịch bùng phát nhanh chóng, số người mắc bệnh và tử vong tăng theo cấp số nhân mỗi ngày. Sống trong cảnh bất an, cùng lúc nghe tin Việt Nam đóng cửa đường bay quốc tế vào ngày 21/3, nhiều du học sinh ở châu Âu và Mỹ vội vã tìm chuyến bay gần nhất về nước.

Vũ Ngân, 22 tuổi, đang học thạc sĩ tại thành phố Leeds, Anh, đã chi gần 40 triệu đồng cho vé máy may một chiều từ Anh về Việt Nam, cao gấp đôi bình thường. Tài chính không dư dả nhưng Ngân chấp nhận bởi khi đó số ca nhiễm tại Anh tăng hàng nghìn mỗi ngày. "Mình phải trở về, an toàn ở Việt Nam rồi mọi chuyện tính sau. Tiền có thể làm lại chứ sức khỏe thì không", Ngân chia sẻ.

Những du học sinh may mắn về nước trước khi Việt Nam dừng chuyến bay quốc tế được cách ly tập trung hai tuần miễn phí. Nhiều người nhận kết quả dương tính với nCoV. Trước chỉ trích "trở về là gánh nặng cho đất nước", các em cùng nhau góp tiền chống dịch, ủng hộ cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Lựa chọn về nước, nhiều du học sinh phải bảo lưu kết quả, đánh đổi và từ bỏ cơ hội học tập, làm việc đầy hứa hẹn tại nước ngoài. Những em không được bảo lưu phải học online ngay tại khu cách ly. Các lớp học thường diễn ra lúc 14-18h, 18-20h và 1-3h sáng khiến nhiều em mệt mỏi vì thiếu ngủ.

Nguyễn Thị Ngọc Lan, 23 tuổi, du học sinh từ Anh, đã sụt 3 kg sau bốn ngày thức trắng trong khu cách ly để học online. "Do chưa kịp thích nghi với việc thay đổi múi giờ, sinh hoạt theo giờ Việt Nam, lịch học vẫn theo bên Anh nên mình không thể chợp mắt. Tuy nhiên, về được Việt Nam đã là may mắn", Lan nói.

Một năm thách thức với du học sinh - Hình 2

Nguyễn Thị Ngọc Lan, du học sinh từ Anh về nước, chật vật học online trong khu cách ly vì không có wifi, phải sử dụng kết nối 4G. Ảnh: Ngọc Lan

Bên cạnh những người may mắn về nước an toàn, nhiều du học sinh phải ngậm ngùi ở lại do không mua được vé . Lê Thị Kỳ Duyên, 22 tuổi, sinh viên Đại học Angelo State, Mỹ, hai lần đặt vé về Việt Nam vào ngày 20 và 22/3 nhưng bất thành. Duyên tiếc nuối và bật khóc ngay tại sân bay, nhắn tin về cho mẹ "Con không về Việt Nam được nữa rồi".

Kẹt lại ở nước ngoài, du học sinh phải tìm cách tự bảo vệ mình. Võ Tường Vy, 25 tuổi, cựu sinh viên Baruch College, Mỹ, thường mua sắm trực tuyến để hạn chế tối đa việc ra ngoài. Khi muốn tiết kiệm khẩu trang, Vy dùng khăn quấn kín mặt, đeo kính và mũ mỗi khi phải ra đường mua thục phẩm.

Tại châu Âu, điều ám ảnh nhất với du học sinh là bị nhiễm bệnh nhưng không được chữa trị do bệnh viện quá tải. Hải Yến, 25 tuổi, sinh viên Cao đẳng Campus Training tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, xác định tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của sở y tế nếu nhiễm nCoV. Theo quy định, người nhiễm bệnh sẽ gọi điện đến đường dây nóng. Nếu triệu chứng nhẹ, cơ sở y tế sẽ gửi thuốc và đồ bảo hộ đến nhà để người bệnh tự điều trị, trường hợp nặng mới đến viện.

Để bảo vệ mình, du học sinh theo dõi chặt chẽ tin tức trong nước và các biện pháp phòng dịch được khuyến cáo như rửa tay sạch, đeo khẩu trang tại nơi công cộng và giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 2 m. Các em đăng ký thêm nhiều khóa học online, chơi nhạc cụ để vơi bớt nỗi nhớ nhà và giảm căng thẳng.

Nguyễn Thị Thanh Hương, du học sinh Đại học Caen, Pháp, dành thời gian dọn dẹp nhà cửa khi Pháp phong tỏa cuối tháng 3. Video: Thanh Hương.

Từ tháng 4 đến nay, Australia, Mỹ và một số nước châu Âu, châu Á vẫn đang căng mình đối phó với Covid-19. Chi phí cao và điều kiện khám, chữa bệnh cho du học sinh nếu mắc nCoV phức tạp khiến những người về nước tránh dịch e dè trong việc trở lại học tập.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng khiến học sinh giành học bổng và dự định du học trong năm học 2020-2021 phải chuyển hướng. Phương án thứ nhất được học sinh và gia đình cân nhắc là bảo lưu kết quả trúng tuyển một năm, dành thời gian nghiên cứu và học hỏi thêm kỹ năng mềm. Đây được coi là lựa chọn an toàn, tuy có phần mất thời gian vì không biết dịch bệnh sẽ diễn biến ra sao.

Phương án thứ hai là theo học các chương trình chuyển tiếp hoặc trường quốc tế. Những khóa học này cho phép sinh viên học 1-2 năm đầu tại Việt Nam, sau đó học tiếp tại nước ngoài và vẫn lấy bằng quốc tế. Lựa chọn này giúp hình thành một xu hướng du học mới, đồng thời tạo động lực cho các trường thúc đẩy hợp tác, liên kết quốc tế để cung cấp các khóa học chuyển tiếp.

Nếu không lựa chọn một trong hai phương án trên hoặc trường không cho phép bảo lưu kết quả trúng tuyển, sinh viên sẽ "du học online", tức ở Việt Nam và học trực tuyến theo chương trình của trường đề ra. Ngoài các môn đại cương, cơ sở ngành, nhiều hoạt động đòi hỏi tương tác trực tiếp như dã ngoại, tham quan bảo tàng cũng được tổ chức online. Việc này khiến nhiều sinh viên thất vọng, cho rằng chất lượng bài giảng không xứng với số tiền bỏ ra và du học không chỉ tiếp nhận kiến thức mà còn trải nghiệm văn hóa, gặp gỡ người bản địa.

Một năm thách thức với du học sinh - Hình 3

Chuyến bay VN50 đưa 164 du học sinh từ Anh về Việt Nam, ngày 17/3. Ảnh: Vũ Ngân

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là châu Á 70.000, kế đến là châu Mỹ 50.000, châu Âu 40.000, Australia và New Zealand 30.000. Mỗi năm, hàng chục nghìn học sinh, sinh viên lên đường du học. Với tình hình Covid-19 ở thế giới như hiện nay, dự báo năm 2021 du học sinh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Lương Bằng Quang rao bán nhà vì kẹt tiền
19:42:30 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Nghi vấn chồng sát hại vợ rồi tự sát
18:54:26 19/11/2024
"Nối gót" Thanh Bạch, "thợ hát" Duy Mạnh cũng tân trang nhan sắc
19:55:10 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view

Phim việt

22:43:19 19/11/2024
Hiện tại, diễn xuất của Bạch Công Khanh trong cả bộ phim nói chung và phân cảnh này nói riêng đang nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả.

Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ

Sao việt

22:38:07 19/11/2024
Theo đó, tờ giấy đăng ký kết hôn này đã được fan mang đến sân bay cho Thanh Thuỷ ký trong ngày tiễn cô lên đường chinh chiến.

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình

Hậu trường phim

22:17:19 19/11/2024
Tối nay ngày 19/11, buổi công chiếu Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng đã chính thức diễn ra, chứng kiến màn đổ bộ của hàng loạt gương mặt hot nhất làng giải trí Việt

Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines

Thế giới

22:09:57 19/11/2024
Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.