Năm điều cha mẹ nên ngừng lo lắng
Thay vì lo chưa dành đủ thời gian hay con kém thông minh so với bạn bè, cha mẹ nên tập trung xây dựng kỹ năng thiết yếu cho con.
1. Chưa dành đủ thời gian cho con cái
Một trong những nỗi lo lớn nhất của phụ huynh là không dành đủ thời gian cho con, đặc biệt những người làm việc toàn thời gian hoặc có nhiều hơn một con. Họ sợ con sẽ không trở thành người thành công, ưu tú và toàn diện nếu có ít thời gian bên cha mẹ. Nhưng vấn đề đặt ra là thời gian dành cho con bao nhiêu là đủ?
Một số bà mẹ chia sẻ khi chuẩn bị có con đầu lòng, họ đã tưởng tượng sẽ ở bên con cả ngày, cùng con đọc sách, tô màu, chơi đất nặn hay chỉ đơn giản là ôm nhau nằm ngủ. Tuy nhiên, giấc mơ đó nhanh chóng vụt tắt khi họ có từ hai con trở lên khi phải thay tã, pha sữa, dỗ bé sơ sinh nín khóc, cùng lúc yêu cầu bé lớn học bài, thay quần áo hay tự xúc ăn. Bên cạnh đó, vì phải quán xuyến gia đình, hoàn thành công việc, cha mẹ sẽ không thể dành toàn bộ thời gian cho con.
Việc cha mẹ ở bên con rất quan trọng, những đứa trẻ cũng khao khát được chơi đùa với cha mẹ. Nhưng thay vì quan tâm đến số lượng thời gian, phụ huynh nên chú trọng chất lượng. Nếu bạn chỉ có thể dành ra một tiếng cùng con tô màu, trò chuyện, nó sẽ ý nghĩa hơn việc bạn dành cả ngày ở cạnh con nhưng con tự chơi còn bạn thì làm việc.
Nếu làm việc toàn thời gian, bạn hãy dành thời gian bên con vào buổi tối, hạn chế mang việc về nhà, ăn cơm sớm, sau đó cùng con chơi thể thao, đi dạo hoặc đơn giản là trò chuyện.
Ảnh: Shutterstock.
2. Con không thông minh như đứa trẻ khác
Cảm thấy con kém thông minh hơn bạn bè đồng trang lứa cũng là một trong những lo lắng hàng đầu của cha mẹ. Điều này không thể tránh khỏi khi bạn có những đứa con gần tuổi nhau hoặc sống trong khu phố có nhiều trẻ bằng tuổi con bạn.
Giống như việc trẻ có những sở thích khác nhau, trí tuệ của các em cũng phát triển theo tốc độ riêng. Việc lo lắng con kém thông minh khiến bạn tiêu hao nguồn năng lượng có thể sử dụng vào việc xây dựng kỹ năng cho con.
Video đang HOT
Phụ huynh nên quan sát các hoạt động của con, từ đó giúp trẻ phát huy thế mạnh, cải thiện điểm yếu, tăng cường các bài học kỹ năng mềm, kỹ năng sống, trí tuệ cảm xúc.
3. Con trai thích chơi búp bê, con gái thích chơi siêu nhân
Việc con gái dùng đồ màu hồng, chơi đồ hàng, búp bê còn con trai thích đồ chơi thô ráp, cứng rắn được nhiều phụ huynh cho là lẽ đương nhiên. Bởi vậy, nếu con gái thích chơi siêu nhân hay con trai thích chơi búp bê sẽ khiến bố mẹ lo lắng.
Thông qua đồ chơi, trẻ em muốn tìm hiểu và khám phá thế giới, đồng thời mở rộng trí tưởng tượng nên việc thử qua các đồ chơi khác nhau là bình thường.
4. Trẻ không có những món đồ mới nhất
Vì muốn con được bằng bạn bè, nhiều phụ huynh tự trách khi không thể mua cho con những món đồ mới hay đắt tiền. Thay vì tìm những món đồ “nhất”, bạn nên tập trung vào cái “phù hợp” như chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của bé, món đồ chơi phù hợp với kỹ năng, sự an toàn của bé.
Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần như sự an toàn của trẻ, tình yêu thương bạn dành cho con rất quan trọng và cần được củng cố, xây dựng liên tục. Nếu bạn chỉ quan tâm con không có những đồ mới, đắt tiền, nhiều khả năng khi trưởng thành, trẻ sẽ là người chuộng vật chất, không coi trọng những giá trị tinh thần.
5. Suy nghĩ của người ngoài
Trong hành trình nuôi dạy con, chắc chắn phụ huynh từng gặp người thích nhận xét về phương pháp nuôi dạy của bạn hoặc đánh giá bạn thông qua thành tích của con. Điều này khiến bạn tổn thương hoặc đặt kỳ vọng quá cao lên con để chứng minh khả năng của mình.
Vì vậy, trước khi làm cha mẹ, bạn hãy nhắc nhở bản thân không quan tâm người ngoài nghĩ gì. Bạn phải là người hiểu con mình nhất và biết những gì là tốt nhất cho bé. Ngoài ra, hãy giữ lập trường nuôi dạy vững vàng, tránh bị xáo trộn bởi lời khuyên hoặc chê bai của người ngoài.
Ứng xử thế nào khi con nói 'không làm được'?
Thay vì làm hộ, phụ huynh hãy đề nghị được giúp đỡ con một phần công việc, như: "Con có muốn bố/mẹ giúp gì không?".
Trẻ em có thể làm tốt một vài công việc và thất bại khi thực hiện số khác. Trong hầu hết tình huống khó khăn, các em thường nói: "Con không làm được", "Cái này khó quá" hay "Con không biết làm".
Nếu phụ huynh làm thay, trẻ sẽ sinh ra tính ỷ lại, thụ động, lười suy nghĩ. Nhưng nếu không giúp đỡ, các em có thể bỏ dở công việc đang làm. Dưới đây là sáu ý tưởng giúp phụ huynh đối phó với vướng mắc của trẻ.
1. Phân tích tình huống
Thay vì vội làm việc giúp con, bạn nên dẫn dắt các bé vào quá trình giải quyết vấn đề. Bạn có thể phân tích tình huống đang diễn ra, để con tư duy câu trả lời. Chẳng hạn nói: "Mẹ thấy con đang gặp khó khi xếp các hình khối với nhau. Con thử nghĩ xem mẹ con mình có cách nào để gắn các hình khối này lại không?".
2. Giúp đỡ
Sau khi bố mẹ đặt câu hỏi, các bé sẽ lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ hướng giải quyết. Nếu bé có thể tìm ra, bạn hãy để con tiếp tục làm. Nếu bé vẫn gặp vướng mắc, hãy đưa ra một số gợi ý và đề nghị giúp đỡ. Tùy thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và sự khó chịu của con, đề nghị giúp đỡ có thể cụ thể hoặc để mở.
Ví dụ, con không thể mặc váy cho búp bê đồ chơi, bạn có thể đề nghị giúp đỡ cụ thể: "Con có muốn mẹ giữ búp bê rồi con mặc váy cho bạn không?" hoặc hỏi mở: "Chà, mẹ thấy con đang loay hoay mặc váy cho bạn búp bê. Con có muốn mẹ giúp gì không? Mẹ có thể làm gì cho con?".
Ảnh: Shutterstock.
3. Nghỉ ngơi
Nếu con bạn đã theo đuổi nhiệm vụ khó khăn trong thời gian dài, hãy cho bé nghỉ ngơi hoặc chuyển hướng chú ý sang một công việc nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quãng thời gian nghỉ này giúp bé thư giãn đầu óc, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu và đánh giá nhiệm vụ khách quan hơn. Sau khi đã hồi phục thể lực và tinh thần, các em có thể làm việc hiệu quả hơn.
Nếu muốn di chuyển sự chú ý của con sang công việc khác, bạn hãy đề nghị: "Con có thể thay mẹ đưa chú chó nhà mình đi dạo không? Con có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình sau".
4. Khích lệ tinh thần và sự nỗ lực
Câu nói "Con không làm được" có thể mang theo những suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp bản thân. Khi nói, trẻ có thể đã cho rằng mình thất bại, kém cỏi. Thay vì phớt lờ chúng hoặc nói qua loa rằng "Không sao đâu", "Mọi chuyện sẽ ổn thôi", phụ huynh nên trấn an tinh thần để con lấy lại niềm tin.
Ví dụ, khi con không thể đánh bóng chày, bạn hãy nói: "Có thể con đang thấy nản lòng, nhưng mẹ biết con có thể chơi. Con chỉ cần luyện tập thêm. Con có muốn mẹ vào sân tập cùng con không?".
Ngoài ra, nhấn mạnh sự nỗ lực của trẻ trong quá trình làm nhiệm vụ cũng sẽ giúp các bé lấy lại động lực và trân trọng sự cố gắng của bản thân. Khen ngợi sự nỗ lực còn có thể dạy trẻ về tầm quan trọng của đức tính chăm chỉ. Trường hợp chơi bóng chày, bạn có thể nói: "Mẹ thấy con đã luyện tập chăm chỉ. Mẹ tin rằng nếu con tiếp tục chăm chỉ như vậy, con sẽ thu về thành quả xứng đáng".
5. Cân nhắc mức độ của nhiệm vụ
Bạn có đang yêu cầu con làm việc quá sức hoặc giao những công việc vượt quá trình độ? Hoặc có phải bạn đã giao việc khi bé đói, mệt, không ở trong trạng thái tốt nhất? Trước khi đánh giá khả năng của con, cha mẹ nên cân nhắc lại mức độ khó dễ của nhiệm vụ mà trẻ phải thực hiện. Nếu là nhiệm vụ mà bạn giao, hãy giảm bớt số lượng hoặc độ khó. Nếu là nhiệm vụ của giáo viên, mọi người xung quanh, bạn có thể thảo luận với họ để đưa ra công việc phù hợp hơn.
6. Kết nối với trẻ
Trong những khoảnh khắc con gặp khó khăn, phụ huynh nên sẻ chia, thể hiện sự quan tâm, đồng hành. Nhờ đó, trẻ có thể cảm thấy tự tin vì biết người thân luôn ở bên cạnh. Hãy nói "Bố/ mẹ biết điều này thật khó với con", thể hiện bạn không né tránh câu chuyện và khiến trẻ mở lòng chia sẻ vấn đề của mình. Hãy để con làm chủ việc đối thoại, dẫn dắt bạn đi theo hướng nhìn của con dù bạn đã nắm rõ vấn đề. Từ đó, bạn có thể nhận ra lập trường và quan điểm của con.
Một cách kết nối khác là kể chuyện bạn, người thân hoặc bạn bè của gia đình từng rơi vào tình huống khó khăn tương tự. Câu chuyện sẽ giúp trẻ nhận ra mỗi người đều có khó khăn riêng và mọi tình huống đều có hướng giải quyết.
8 gợi ý hữu ích dành cho cha mẹ khi nuôi dạy con một Nuôi dạy con một sẽ khiến phụ huynh gặp phải nhiều thách thức khác nhau. Dưới đây là 8 gợi ý hữu ích mà phụ huynh có thể tham khảo. Hạn chế thường xuyên mua những món đồ nuông chiều theo ý trẻ một cách dễ dàng là một cách để cha mẹ rèn tính kiên nhẫn cho trẻ Giúp trẻ rèn tính...