Nam diễn viên nổi tiếng Trung Quốc bị tước bằng Tiến sĩ do đạo văn
Theo truyền thông Trung Quốc, nam diễn viên Zhai Tianlin đã bị tước bằng Tiến sĩ và bị gạch tên khỏi một chương trình tiến sĩ khác sau khi thừa nhận đạo văn khi là nghiên cứu sinh thạc sĩ tại Học viện điện ảnh Bắc Kinh.
Zhai Tianlin, sinh năm 1987, là nam diễn viên nổi tiếng xứ Trung. Anh từng tham gia một số dự án đáng chú ý như Quân sư Liên minh, Bạch Lộc Nguyên, Lan Lăng Vương, …và bắt đầu trở nên nổi tiếng vào năm 2017 khi xuất hiện trong chương trình The Birth of a Actor của đài truyền hình Chiết Giang.
Nam diễn viên Zhai Tianlin từng được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ bởi bằng cấp, học vấn.
Bên cạnh diễn xuất, Zhai còn nổi tiếng với trình độ học vấn đáng nể khi sở hữu tấm bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ từ Học viện điện ảnh Bắc Kinh, nơi được coi là trường điện ảnh hàng đầu Trung Quốc.
Vụ bê bối bắt đầu vào ngày 31 tháng 1 khi nam diễn viên đăng tải lên Weibo một bài viết chia sẻ với người hâm mộ lá thư mời nhập học chương trình tiến sĩ tại Trường Quản lý Guanghua thuộc Đại học Bắc Kinh.
Zhai Tianlin từng tốt nghiệp chương trình tiến sĩ tại Học viện điện ảnh Bắc Kinh năm 2018 (Ảnh: china.com)
Tò mò về thành tích học tập của Zhai, một số cư dân mạng Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm thông tin về quá trình học tập của nam diễn viên này và phát hiện một bê bối lớn.
Một bài luận được viết trong thời gian học thạc sĩ của Zhai đã sao chép tới 40% nội dung một bài báo đã được xuất bản của giáo sư Huang Lihua.
Lúc đầu, công ty đại diện của của Zhai Tianlin lên tiếng bác bỏ các cáo buộc về chuyện đạo văn nhưng trước áp lực từ cộng đồng mạng, Zhai đã chính thức đăng lời xin lỗi của mình lên Weibo: “Là một diễn viên trẻ, tôi mong muốn diễn xuất của mình được trau dồi thêm bằng những kiến thức về văn hóa. Nhưng dường như tôi lại đi lạc trong sự phù phiếm này”.
Video đang HOT
Bị dân mạng lật tẩy việc đạo văn, Zhai Tianlin bị tước bằng Tiến sĩ và bị gạch tên khỏi một chương trình học Tiến sĩ khác.
Trước sự việc trên, Đại học Bắc Kinh tuyên bố quyết định gạch tên Zhai khỏi chương trình nghiên cứu tiến sĩ vừa được nhận hồi tháng trước.
Ngoài ra, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh cũng thu hồi bằng Tiến sĩ mà nam diễn viên này nhận được năm ngoái.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng tổ chức một cuộc họp báo để lên án hành vi của Zhai Tianlin và nhấn mạnh sẽ xử lý không khoan nhượng đối với những hành vi sai trái trong học tập.
Được biết, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành sáu chính sách riêng biệt nhằm kiềm soát các hành vi gian lận trong học tập kể từ năm 2009, khi chính quyền Trung Quốc tập trung vào việc đổi mới và phát triển nền kinh tế tri thức.
Hằng Trịnh
Theo InkStone
Trung Quốc: Từ người chăn vịt trở thành tiến sĩ sau 20 năm cố gắng
Ông Li Mingyong từng phải bỏ học và làm nhiều nghề để nuôi sống gia đình. Trong 20 năm qua, ông vẫn không ngừng nỗ lực học tập để đạt được thành quả đáng ngưỡng mộ: có bằng tiến sĩ và trở thành giảng viên đại học.
Ông Li (41 tuổi) sinh ra trong một ngôi làng ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Vào năm 16 tuổi, ông buộc phải bỏ học (dù luôn nằm trong top 3 học sinh đứng đầu lớp) để đi làm.
Nguyên nhân là do một người trong gia đình ông Li bị ốm, gia đình ông đã phải vay mượn rất nhiều tiền và ông Li cần làm việc để giúp gia đình trả nợ.
"Công việc đầu tiên của tôi là làm công nhân xây dựng, sau đó tôi về nhà và chăn vịt, trồng cây thuốc lá. Tôi phải mất 5 năm làm lụng để có thể trả nợ cho gia đình", ông Li nhớ lại.
Năm 1999, ông Li làm nhân viên bảo vệ tại Đại học Sư phạm Quý Châu. Được tiếp xúc trong môi trường học thuật này, ông quyết định tiếp tục con đường học vấn còn dang dở.
Ông Li Mingyong đã trở thành tiến sĩ và giảng viên đại học sau 20 năm cố gắng.
Trong 2 năm sau đó, ông Li tận dụng mọi thời gian rảnh ngoài giờ làm việc để học tập, thậm chí là sau 11h đêm.
Ông được nhận vào một khóa vừa học vừa làm tại khoa tiếng Trung của nhà trường. 2 năm tiếp theo, ông tiếp tục học lên lấy bằng cử nhân.
Mơ ước của ông Li là trở thành một giáo viên. Nhưng vào lúc đó, ông nhận ra rằng bằng cấp của khóa vừa học vừa làm không đủ để giúp ông thực hiện mơ ước này. Không hề nản chí, ông Li quyết định theo học lấy bằng Thạc sĩ.
"Được nhận vào khóa học thạc sĩ khó hơn rất nhiều so với việc vượt qua kỳ kiểm tra vào khóa học tự học.
Tôi hầu như không có kiến thức nào về tiếng Anh. Vậy là tôi quyết định đọc những cuốn sách tiếng Anh để nâng cao vốn từ vựng".
Trên con đường tới thành công không thể thiếu những lần thất bại. Ông Li đã 2 lần trượt kỳ thi tuyển vào khóa học Thạc sĩ. Nhiều người bạn khuyên ông nên từ bỏ, nhưng ông vẫn muốn cố gắng tới lần thứ 3.
Nỗ lực của ông Li cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 2007, ông được nhận vào khóa học Thạc sĩ chuyên ngành Mỹ học tại Đại học Quý Châu. Ông vừa học vừa làm việc bán thời gian với công việc gia sư, hướng dẫn để có thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Ông Li vừa học vừa làm trợ giáo để có tiền trang trải sinh hoạt.
Sau khi lấy bằng, ông Li xin làm trợ giáo tại khoa tiếng Anh của trường. Ông vẫn tiếp tục duy trì thói quen tới thư viện học tập vào 7h sáng, tập thể dục 1 tiếng vào buổi chiều và tiếp tục học tới nửa đêm.
Nói về người thầy Li đầy nghị lực của mình, học sinh Luo Yuehong cho biết: "Với tư cách là một học sinh, tôi biết mọi chuyện đã khó khăn thế nào đối với thầy Li. Thầy làm việc liên tục và luôn hỗ trợ học sinh trong khi chuẩn bị thi kỳ thi xét tuyển tiến sĩ mà vẫn phải chăm sóc cha".
Ông Li được nhận vào theo học lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hoa Trung vào năm 2015, cũng với một nỗ lực rất lớn sau khi thất bại 2 lần. Ông tốt nghiệp vào mùa hè năm 2018.
Hiện ông đã trở thành giảng viên về văn hóa và truyền thông tại Đại học Sư phạm Quý Châu - nơi đã thắp lại đam mê với học tập và làm thay đổi cuộc đời ông.
Khi được hỏi những điều gì là quan trọng nhất trong suốt 20 năm cố gắng vươn tới thành công của mình, ông Li cho biết đó là sự tự tin, tinh thần kỷ luật và bền bỉ.
"Tôi không nghĩ rằng mình là một tấm gương truyền cảm hứng. Bất kỳ ai cũng có thể lập một mục tiêu và nỗ lực vì nó.
Một số người có thể thất bại và từ bỏ, nhưng với lòng kiên trì, bạn sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu, cho dù tới cuối cùng bạn có không thực hiện được điều đó đi chăng nữa", vị tiến sĩ phát biểu.
Minh Hương
Theo SCMP
Mất tiền du học, về nước lao đao vì không được công nhận văn bằng Bỏ ra hàng tỉ đồng du học, nhận lại văn bằng quốc tế không được Việt Nam công nhận; người được nhà nước cử đi học, nhưng khi về nước cũng gặp khó khăn trong việc làm thủ tục để được công nhận văn bằng... Chuyên gia cảnh cáo, trước khi đi du học, người dân cần tìm hiểu thông tin, tránh việc...