Năm đại học đào tạo báo chí tốt nhất nước Anh
Đại học Sheffield giữ vị trí cao nhất, mang đến cho sinh viên cơ hội làm việc tại các cơ quan báo chí – truyền thông hàng đầu như Sky News, Bloomberg và Guardian.
Bảng xếp hạng được Telegraph đưa ra vào tháng 9, dựa trên dữ liệu mới nhất từ Complete University Guide (trang xếp hạng đại học uy tín của Anh). Xếp hạng này căn cứ vào các tiêu chí: yêu cầu đầu vào, triển vọng sau đại học, chất lượng nghiên cứu và sự hài lòng của sinh viên.
Đại học Sheffield
Yêu cầu đầu vào: ABB
Trong năm đầu tiên, sinh viên được học các môn theo chủ đề “Báo chí thiết yếu” với thông tin cơ bản như cấu trúc tin bài, cách lấy nguồn và sử dụng trích dẫn… Năm hai, sinh viên học về báo cáo của tòa án, Luật báo chí và tự chọn các môn như báo chí điều tra và chính trị. Sinh viên năm cuối được tạo điều kiện để linh hoạt khám phá các vấn đề như tự do ngôn luận và sản xuất truyền hình.
Những người tốt nghiệp từ Sheffield thường tìm được công việc tốt tại các cơ quan báo chí – truyền thông hàng đầu nước Anh như Sky News, Bloomberg và Guardian.
Lợi thế lớn nhất: Sinh viên có thể lựa chọn chương trình học tại các cơ sở đối tác của Đại học Sheffield ở Australia, Canada, Hong Kong.
Đại học Sheffield. Ảnh: The University of Sheffield
Đại học Leeds
Video đang HOT
Yêu cầu đầu vào: AAB
Đại học Leeds đào tạo các chương trình nhấn mạnh vai trò của báo chí và mối quan hệ với chính trị. Ngoài ra, trường ưu tiên phát triển các kỹ năng điều tra bằng cách sử dụng công cụ phân tích dữ liệu. Sinh viên chuyên ngành truyền hình, phát thanh và báo mạng được đào tạo các kỹ năng thiết yếu, như: sản xuất video bằng điện thoại và đưa tin trực tiếp. Bằng cử nhân của Đại học Leeds được công nhận bởi Hội đồng đào tạo báo chí truyền hình (BJTC).
Lợi thế lớn nhất: Sinh viên của trường được sử dụng cơ sở vật chất hiện đại, như: máy ảnh kỹ thuật số của hãng Hitachi và bộ phần mềm của Adobe.
Đại học Newcastle
Yêu cầu đầu vào: AAB
Trong năm thứ nhất và năm thứ hai, sinh viên học các môn cơ sở ngành bắt buộc gồm: Luật báo chí, Đạo đức báo chí và Nghiên cứu văn hóa xã hội. Đại học Newcastle có tờ báo The Courier, đăng tải những sản phẩm chất lượng của sinh viên hàng tuần.
Lợi thế lớn nhất: Giữa năm hai và ba, sinh viên có thể đăng ký nghỉ 9-12 tháng để đi thực tập hoặc làm việc liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
Đại học Loughborough
Yêu cầu đầu vào: ABB
Sinh viên theo học ngành Báo chí và Truyền thông của Đại học Loughborough được tập trung nghiên cứu sự triển của các tác phẩm trên báo in, phát thanh, phim và quảng. Sinh viên học thông qua các bài giảng, hội thảo và nghiên cứu độc lập.
Lợi thế lớn nhất: Nếu sinh viên học hết năm ba rồi dành một năm đi làm trước khi quay trở lại học năm cuối, họ sẽ có bằng cử nhân về nghiên cứu chuyên nghiệp (DPS). Nếu học liền bốn năm và tốt nghiệp, sinh viên sẽ có bằng nghiên cứu quốc tế (DintS)
Đại học Loughborough. Ảnh: Loughborough University
Đại học Cardiff
Yêu cầu đầu vào: ABB – BBB
Đại học Cardiff có một vài môn học tương đối mới và khác so với các trường còn lại như báo chí dữ liệu và khán giả. Sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện sản xuất các sản phẩm trên báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng.
Lợi thế lớn nhất: Sinh viên được học trong môi trường báo chí năng động, có liên kết và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức báo chí – truyền thông lớn như BBC Wales, Media Wales.
A-level là chương trình tiền đại học phổ biến và chính thống của Vương quốc Anh, kéo dài hai năm. Sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh Anh sẽ chọn và học tối thiểu 4 môn liên quan đến chuyên ngành sẽ học ở đại học và thi lấy điểm. Thang điểm của các môn này được tính bằng chữ, cao nhất là A* sau đó là A, B, C, D, E.
Thanh Hằng
Theo Telegraph/VNE
Đại học Đà Nẵng lọt top 3 đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tế
Theo Bảng xếp hạng uniRank của tổ chức quốc tế For International Colleges and Universities (4ICU) vừa công bố, ĐH Đà Nẵng lọt "top" 3 đại học Việt Nam năm 2019.
Ngày 3/10, tổ chức xếp hạng đại học uy tín quốc tế 4ICU đã công bố Bảng xếp hạng uniRank với danh sách 67 trường đại học ở Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng này, "top" 3 đại học Việt Nam năm 2019 lần lượt là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM và ĐH Đà Nẵng. Mở rộng thêm, còn có thêm một trường đại học ở Đà Nẵng được 4ICU xếp hạng 7 trong "top" 10 đại học ở Việt Nam là ĐH Duy Tân.
"Top" 10 đại học ở Việt Nam theo bảng xếp hạng uniRank của 4ICU
Được biết, uniRank là hệ thống xếp hạng giáo dục ĐH quốc tế đánh giá và xếp hạng hơn 13.600 trường ĐH hiện được công nhận chính thức tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiêu chí lựa chọn đối tượng để đánh giá xếp hạng của uniRank gồm: Các trường/tổ chức giáo dục ĐH được công nhận, cấp phép bởi Bộ Giáo dục hoặc cơ quan quản lý của Chính phủ; Có chức năng cấp bằng ĐH (ít nhất 4 năm) hoặc bằng sau đại học (thạc sĩ/tiến sĩ); Cung cấp các khóa đào tạo theo phương thức trực tiếp (face to face learning).
UniRank thực hiện xếp hạng các ĐH thế giới thường niên từ năm 2005 dựa trên cơ sở dữ liệu web do chính uniRank khảo sát, nghiên cứu, đánh giá độc lập; không chịu ảnh hưởng và không phụ thuộc vào dữ liệu của các trường cung cấp. Phương thức đánh giá của UniRank dựa trên khai thác cơ sở dữ liệu lớn (Big data) được lưu trữ trên internet.
Khánh Hiền
Theo Dân trí
ĐH Quốc gia Hà Nội vào top 1000 ĐH hàng đầu thế giới: Chỉ là một chỉ số đánh giá chất lượng! Xếp hạng đại học không phải là mục đích mà là một chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là một cơ hội để đánh giá, nhìn nhận, đối sánh chất lượng hoạt động của mình ở một thời điểm cụ thể, qua đó có các giải pháp cải tiến liên tục và phát triển...