Năm Covid-19, giáo viên chúng tôi đã nỗ lực biết nhường nào
Giáo viên mong mỏi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những hướng dẫn phù hợp để chế độ của nhà giáo được giải quyết một cách thỏa đáng và công bằng.
Tới thời điểm này, học sinh đã hoàn thành chương trình của học kỳ 1 và sắp bước sang học kỳ 2 với nhiều khởi sắc mới.
Suốt cả quãng thời gian hơn 20 năm đi dạy của mình, chưa bao giờ chúng tôi thấy mình và đồng nghiệp phải vất vả, nỗ lực để kéo chất lượng học sinh như giai đoạn vừa qua.
Lần đầu tiên học sinh học trực tuyến (Ảnh minh họa, nguồn: Trường Trung học phổ thông Trưng Vương, Quảng Trị)
Ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2020 đã kéo dài bất thường do dịch Covid-19 bùng phát. Học sinh lúc này, mới hoàn thành kiến thức của học kỳ 1. Do nghỉ học dài ngày nên nhiều em quên dần kiến thức. Những học sinh lớp 1 có nguy cơ tái mù cao nhất.
Giáo viên nỗ lực giúp học sinh học trong mùa dịch
Theo lời kêu gọi của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, các trường học bắt đầu triển khai việc dạy và học bằng nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện của từng trường, từng địa phương.
Ở những vùng heo hút không có sóng điện thoại, giáo viên phô tô bài mang đến từng nhà giao cho học sinh. Vài ngày sau, thầy cô lại lặn lội đến tận nơi thu bài, giảng giải những vấn đề khó học sinh khúc mắc và giao bài mới.
Giáo viên huyện Tương Dương lên tận bản đưa đề ôn tập cho học sinh (Ảnh CTV)
Cùng với đó, nhiều trường học như vùng Kỳ Sơn, Tương Dương lập thư viện tại các bản làng hoặc nhà giáo viên cắm bản trở thành thư viện để kéo học sinh đến đọc và sinh hoạt cũng là cách để giúp các em nâng cao kỹ năng đọc.
Nhà giáo viên cắm bản thành thư viện đọc cho học sinh mùa dịch (Ảnh CTV)
Giáo viên vùng thuận lợi hằng ngày soạn bài gửi vào Zalo, tin nhắn, email để học sinh làm bài và nộp. Thầy cô chấm, sửa, giảng giải những bài học sinh làm sai.
Do các em không có đủ phương tiện học (em có điện thoại, máy tính nhưng có em phải đợi ba mẹ đi làm về mới có) nên gần như ban ngày và cả ban đêm thầy cô đều bận rộn với việc chấm, sửa bài của học sinh.
Giáo viên dạy trực tuyến (Ảnh CTV)
Có giáo viên tự quay video nội dung các bài học đã được rút gọn để gửi vào nhóm mà thành viên là các phụ huynh trong lớp.
Cùng với nhà trường, phòng giáo dục và sở giáo dục cũng tổ chức dạy học trên truyền hình để học sinh tham gia.
Giáo viên nỗ lực giúp học sinh lấy lại kiến thức vào ngày trở lại trường
Dù có nhiều biện pháp giúp đỡ học sinh trong những ngày các em không đến trường. Tuy nhiên, dù nỗ lực cũng không thể huy động được 100% học sinh tham gia.
Video đang HOT
Vì thế, ngày trở lại trường (đầu tháng 5/2019) mới thật sự là cuộc chiến với chất lượng học tập của học sinh.
Vất vả, cực khổ nhất phải kể đến giáo viên lớp 1. Do mới học được học kỳ 1 mà phải nghỉ học đến 2 tháng nên nhiều em đã tái mù.
Sau mỗi giờ ra chơi giáo viên lại nỗ lực kèm học sinh (Ảnh PT)
Giáo viên phải vừa dạy ôn tập để các em lấy lại kiến thức căn bản vừa phải tăng tốc để hoàn thành chương trình lớp học. Dù Bộ Giáo dục đã giảm tải nhưng kiểu giảm tải theo bài cũng gây khó khăn trong việc liên kết kiến thức.
Do đó, khi dạy giáo viên chúng tôi phải linh động tự điều tiết kiến thức nặng nhẹ nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất.
Giáo viên tiếp tục nỗ lực giúp học sinh học tập trong năm học 2020
Năm học 2019-2020 kết thúc vào ngày 15/7, học sinh nghỉ hè 1 tháng rưỡi. Ngày trở lại trường vào đầu tháng 9. Giáo viên lại tiếp tục lao vào giảng dạy và kèm cặp học sinh. Dù lên lớp nhưng kiến thức của hầu hết học sinh vẫn khá non và chông chênh do thời gian nghỉ học trước đó khá nhiều.
Là người trực tiếp đứng lớp, chúng tôi nhận thấy chưa bao giờ chất lượng học tập của các em thấp đến vậy. Không còn cách nào khác ngoài sự nỗ lực của giáo viên, nhiều biện pháp giáo dục lại được triển khai như kèm cặp học sinh yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Có nơi, nhà trường mở lớp ôn tập miễn phí cho học sinh. Đã dạy không thù lao, nhiều thầy cô còn phải đi vận động học sinh đến lớp.
Vẫn còn đó bao sự trăn trở
Những nỗ lực của giáo viên, của ngành giáo dục cũng đã gặt hái được những thành quả nhất định. Học kỳ 1 qua đi, chất lượng học sinh cũng dần ổn định. Bên cạnh sự tiến bộ của học sinh vẫn còn đó nỗi buồn, sự trăn trở của biết bao thầy cô giáo.
Cho đến thời điểm hiện tại một số tỉnh thành đã không chịu thanh toán tiền dạy thừa giờ cho giáo viên.
Họ lấy lý do giáo viên dạy không đủ 35 tuần nên suốt trong học kỳ 1 và mấy tuần của học kỳ 2 nhiều giáo viên đã dạy cho giáo viên nghỉ hưu, giáo viên bị bệnh, dạy do nhà trường thiếu giáo viên, dạy cho chức danh kiêm nhiệm với số tiết có thầy cô dạy dư giờ lên đến 200 tiết nhưng không được thanh toán.
Giáo viên mong mỏi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những hướng dẫn phù hợp để chế độ của nhà giáo được giải quyết một cách thỏa đáng và công bằng.
Thầy giáo cắm bản 25 năm không hề biết đến thưởng Tết
Suốt 25 năm cắm bản, thầy giáo Lùng Văn Dũng chẳng bao giờ biết đến chuyện thưởng Tết. Thưởng Tết là điều gì đó xa xỉ
Điểm trường U Pa Tết (xã Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu) nằm heo hút, biệt lập giữa trùng điệp núi rừng.
Từ trung tâm huyện Mường Tè đến với bản U Pa Tết ngót nghét 100 km nhưng phải chia làm 3 hành trình.
Mỗi hành trình xưa nay vẫn là những kỷ niệm trong suốt những thời tuổi trẻ của các thầy cô giáo cắm bản trên vùng đất gian khó này.
Trước đây, khi chưa có đường, các thầy cô giáo phải mất nhiều ngày đường mới có thể đi vào đến điểm U Pa Tết.
Để vào được U Pa Tết, thầy Đao Văn San, Hiệu phó trường Mầm non Tà Tổng, người dẫn đường cho chúng tôi tỏ ra ái ngại và khuyên chúng tôi cân nhắc kỹ bởi đường đi khó và nhỏ hẹp.
Chúng tôi phải nghỉ lại cụm bản Nậm Ngà một đêm, sáng hôm sau mới có thể vào bản.
Đường vào bản U Pa Tết. Ảnh: LC
Đường vào U Pa Tết là con đường mòn men theo suối, vắt qua ngọn núi, triền đồi với một bên là núi cao và một bên là vực thẳm... Hành trình vào U Pa Tết quả là hành trình "lạnh sống lưng".
Ai gặp chúng tôi đều nở nụ cười tươi kèm theo câu hỏi: "Vào trong bản công tác à?".
Bản U Pa Tết có vài chục nóc nhà, nằm vị trí giữa bản là hai ngôi nhà của điểm trường được dựng trên nền đất và vách gỗ tạm.
Bản U Pa Tết vẫn nhiều không khi vẫn không có điện lưới, không sóng điện thoại, không đường bê tông...
Nằm sát bên con suối, điểm trường U Pa Tết của trường Phổ thông bán trú Tiểu học Nâm Ngà có 2 lớp học với gần 30 học sinh, do 2 thầy giáo Đao Văn Tam (sinh năm 1983) và thầy giáo Lùng Văn Dũng (sinh năm 1975) phụ trách.
Điểm trường U Pa Tết của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà. Ảnh: LC
Cả 2 thầy đều là người dân tộc Thái ở xã Bum Nưa cùng huyện Mường Tè nhưng cách điểm trường non 100 km.
Riêng thầy giáo Lùng Văn Dũng đã có thâm niên 25 năm cắm bản từ khi Mường Tè chưa tách huyện.
Nói về những ngày đầu đi cắm bản thầy Dũng bảo: "Ngày xưa thì khổ lắm, không kể hết được".
Thầy Dũng cho biết những ngày mới lên trường không có một chiếc bàn học, giáo viên cũng phải cầm búa, cầm đinh đóng từng chiếc bàn chiếc ghế cho học trò từ những tấm ván của bà con đồng bào đưa đến.
Những ngày đầu, nhận thức của bà con còn kém nên việc vận động khó khăn lắm, lại bất đồng ngôn ngữ nữa nhưng bây giờ cũng đỡ hơn nhiều rồi.
Lưới bắt cá của các thầy giáo ở điểm trường U Pa Tết.
Phụ huynh cũng đã có ý thức, quan tâm việc học của các con hơn. Sỹ số học sinh ở U Pa Tết luôn ổn định không có trường hợp các em nghỉ học ở nhà làm nương làm rẫy giúp cha mẹ", thầy Dũng cho biết.
Cũng như thầy Dũng, thầy Tam cũng có thâm niên 8 năm cắm bản. Tuổi trẻ của thầy Dũng, thầy Tam cũng trải khắp những triền núi, dựng những lớp học "đuổi theo nương" gieo chữ cho đồng bào.
Kể về hoàn cảnh gia đình, thầy Dũng, thầy Tam các con đều đã lớn, có con trưởng thành.
Thậm chí thầy Dũng còn đùa, sắp lên chức ông rồi khi con cả của thầy cũng đã ra trường, có công ăn việc làm. Các con của 2 thầy, chẳng ai thích nghề giáo.
Trong phòng ở tuềnh toàng của 2 thầy, dễ nhìn thấy là tấm lưới. Thầy Tam bảo lưới để đi bắt cá.
"Thỉnh thoảng hai thầy đi bắt cá, thầy trò cùng ăn. Nhưng cuối năm, nước lạnh, hôm qua đi cả ngày chẳng được con cá nào.
Lớp học của thầy giáo Lùng Văn Dũng. Ảnh: LC
Lúc mùa hè cũng có cá, có hôm kéo được tương đối nhưng có hôm chẳng có con nào. Học sinh ở đây được nhà tài trợ tài trợ cho bữa cơm trưa. Không ăn cơm trưa thì chiều các em cũng không đi học luôn.
Các thầy cũng không có thời gian đi chợ, nhờ dân ai ra Nậm Ngà (trung tâm bản- phóng viên) mua hộ được thì tốt, mưa quá thì các thầy lại ăn cơm với muối", thầy Tam vừa cười vừa kể.
Nhu cầu của các thầy ở trong U Pa Tết vẫn là điện, bất kể khi nào tranh thủ là các thầy đi "xạc" điện, bất kỳ thứ gì có thể lưu trữ được điện đều được tận dụng. Điện để sạc điện thoại, bóng tích điện lấy ánh sáng đêm...
Cả cụm trường mầm non và Tiểu học trong U Pa tết có một điểm rất đặc biệt của cả thầy cô giáo mầm non và thầy Tam, Thầy Dũng. Đó là điểm hứng sóng. Các thầy phải đóng sẵn một khay, cố định chiếc điện thoại, để đó bất di bất dịch.
Lớp học của thầy Đao Văn Tam. Ảnh: LC
"Khi có điện thoại đến phải thật khéo, nếu không chạm nhẹ, dịch đi một chút là mất sóng luôn", thầy Tam vừa kể vừa giới thiệu về vị trí đặc biệt này.
Đặt câu hỏi về thưởng tết, cả 2 thầy đều cười ngượng: "Không có thưởng tết đâu"!
Thầy Dũng cho biết đi cắm bản suốt 25 năm nay, chưa năm nào có thưởng tết, còn thầy Tam cũng 8 năm chưa biết thưởng tết là gì.
"Tết được ứng trước tháng lương, dồn thành "một cục", về nhà chi tiêu cái này, cái nọ cho tết lại hết", thầy Dũng cho biết.
Thầy Tam cũng nói ngắn gọn: "Không có thưởng tết đâu. Tết về rồi có chút tiền dồn lại, tiêu xong ra riêng lại thiếu. Năm nào cũng thế".
Điểm hứng sóng của các thầy cô giáo trong bản U Pa Tết. Ảnh: LC
Dù không cho biết con số cụ thể lương được bao nhiêu nhưng cả thầy Tam, thầy Dũng đều bảo mỗi lần có lương là về thăm nhà... "Quanh đi, quẩn lại là thấy hết tiền".
Khi được hỏi tết về bây giờ các thầy có lo lắng về học sinh bỏ học theo bố mẹ đi rẫy không.
Thầy Dũng kể, trước đây thì có nhưng bây giờ cũng khác rồi, chỉ cần mình đến trước 1 - 2 ngày trước khi vào học, báo với trưởng thôn, rồi đến từng nhà nói với phụ huynh là được.
"Trước đây, mỗi lần sau tết là phải đi "bắt" học sinh đến khổ. Cứ đầu bản được đứa này, cuối bản đứa kia chạy mất. Ra tết là học sinh vắng, phải đến hết tháng riêng mới đủ sĩ số".
Thầy Tam phải chỉnh lại điện thoại kẻo mất sóng.
Xã Tà Tổng nhiều năm nay đã đổi thay nhưng U Pa Tết vẫn là một trong những bản còn nghèo khó và biệt lập nhất của toàn xã, thế nhưng, các lớp học, ý thức của phụ huynh đối với giáo dục đã khác. Giáo dục đang gióp phần tạo nên sự đổi thay ở U Pa Tết.
Cô giáo trẻ mê say cắm bản Không quản ngại vất vả, nhiều cô giáo đã tình nguyện cắm bản, nỗ lực khắc phục khó khăn để theo đuổi công việc dạy chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; miệt mài gieo chữ nơi các điểm trường vùng cao. Cô Hồng và học sinh Trường Mầm non Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa). Ảnh: Lan Anh Với ước...