Nắm bắt về tư tưởng chính trị của học sinh trên môi trường mạng
Hà Nội yêu cầu các nhà trường đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, nắm bắt về tư tưởng chính trị của học sinh, đặc biệt trên môi trường mạng.
Ảnh minh họa
Trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT, UBND Thành phố.
Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục chính trị và công tác học sinh bao gồm: công tác giáo dục chính trị, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.
Video đang HOT
Sở cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, an toàn vệ sinh lao động; công tác xã hội trường học, tư vấn tâm lý và triển khai thực hiện các chế độ chính sách cho học sinh..
Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh theo hướng tích hợp, lồng ghép thông qua các chuyên đề của môn học và hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị của học sinh, đặc biệt trên môi trường mạng.
Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với học sinh, phối hợp chặt chẽ với gia đình người học để nắm và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong học sinh. Chủ động phát hiện và phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến học sinh.
Phối hợp các cơ quan chức năng, lực lượng vũ trang, viện bảo tàng, di tích cách mạng, lịch sử, di sản…. triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức, giáo dục pháp luật, giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp cho học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ tài năng, câu lạc bộ rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; câu lạc bộ ngoại ngữ; tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia các diễn đàn, tọa đàm nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GD&ĐT và các trường học trực thuộc Sở bám sát nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2022-2023 để xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức hội nghị (trực tiếp/online) để quán triệt, triển khai đến tất cả các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh để thực hiện.
Trao quà động viên nữ sinh người Rục đầu tiên đậu đại học
Nữ sinh Cao Thị Lệ Hằng là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số người Rục đầu tiên ở Quảng Bình trúng tuyển đại học với số điểm 25,5.
Được sự ủy quyền, thầy Phạm Hồng Việt, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tặng quà của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho em Cao Thị Lệ Hằng và em Vũ Thị Lích.
Sáng 1/10, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ trao thưởng quà của lãnh đạo tỉnh và các đơn vị, doanh nghiệp cho em Cao Thị Lệ Hằng, nữ sinh người Rục (thuộc dân tộc Chứt) đầu tiên đậu đại học.
Sau khi nghe tin nữ sinh Cao Thị Hằng ở bản Mò O Ồ Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Huế, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã gửi lời khen ngợi và thưởng "nóng" 5 triệu đồng.
Cũng tại buổi trao thưởng, đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở GD&ĐT, các đơn vị, doanh nghiệp đã trao thưởng cho em Cao Thị Hằng nhằm động viên em có thêm nghị lực bước vào giảng đường đại học.
Ngoài em Cao Thị Lệ Hằng còn có em Vũ Thị Lích, người đồng bào dân tộc Mày, trú tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa cũng đã được các đơn vị tặng quà động viên sau khi trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Huế, ngành học Giáo dục chính trị.
Được biết, em Cao Thị Hằng có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mất sớm, mẹ tảo tần nuôi 8 chị em. Năm 2016, Đồn Biên phòng Cà Xèng nhận chăm sóc em trong Chương trình "Nâng bước em đến trường" với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng cùng với nhiều đồ dùng, thiết bị học tập.
Cần biện pháp có chiều sâu trong giáo dục chính trị, công tác học sinh sinh viên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, trong giáo dục chính trị, công tác học sinh sinh viên, cần biện pháp đột phá, có chiều sâu. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội nghị "Triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh, sinh viên và tập huấn công tác bảo đảm an ninh, trật tự...