Nấm bào ngư tẩm mè chiên giòn
Nấm bào ngư chiên giòn được áo một lớp bột chiên giòn rụm bên ngoài, bên trong thịt nấm vẫn mềm dai ngon miệng. Hãy cùng tham khảo cách chế biến nấm bào ngư chiên giòn tẩm mè thơm phức nhé!
Đổi vị bữa ăn chay với món nấm bào ngư chiên giòn (Ảnh: Internet)
Nấm bào ngư làm món gì ngon?
Công dụng của nấm bào ngư
Theo Đông Y nấm bào ngư có vị ngọt, độ dai vừa phải. Nấm bào ngư cung cấp nhiều protein, vitamin, axit amin cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấm bào ngư có tới 18 loại axit amin Vitamin B và Vitamin D mà những loại rau củ khác không có.
Nấm bào ngư còn hay gọi là nấm sò, theo Tây Y cho rằng các axit béo không no trong nấm bào ngư rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, nấm bào ngư lành tính, không gây độc tố cho cơ thể người. Do đó, trong ẩm thực chế biến các món ăn với nấm bào ngư như: soup, cháo, rau ăn lẩu, nấm xào, nấm bào ngư chiên giòn,…
Các loại nấm bào ngư
Nấm bào ngư trắng
Loại nấm này có phần mũ mỏng, chân dày hơn so với nấm bào ngư xám. Thịt nấm ăn mềm hơn, ít dai và thơm.
Nấm bào ngư xám
Nấm bào ngư xám phổ biến nhiều hơn, được trồng từ mùn cưa cao su, pha thêm các chất hữu cơ như bánh dầu, cám gạo.
Cách chế biến nấm bào ngư trắng
Nguyên liệu làm nấm bào ngư chiên giòn
Nấm bào ngư: 200gr
Video đang HOT
Mè trắng: 30gr
Bột chiên giòn: 50gr
Hạt nêm, dầu ăn, tương ăn kèm, muối, tiêu,…
Rau xà lách, cà chua, dưa leo ăn kèm
Nguyên liệu chế biến món nấm bào ngư chiên giòn (Ảnh: Internet)
Cách chế biến nấm bào ngư chiên giòn tẩm mè
Sơ chế nấm
Đầu tiên, bạn nên rửa sạch nấm trước khi ăn. Mặc dù nấm bào ngư không có độc, nhưng tùy cơ địa có thể bị ngộ độc nấm.
Nấm mua về, bạn cắt bỏ gốc và rửa nấm cẩn thận qua nước muối để nấm sạch bụi bẩn, cát và không bị đen.
Làm sạch nấm qua nước muối loãng (Ảnh: Internet)
Lưu ý: Không nên ngâm nấm quá lâu trong nước sẽ khiến nấm mất độ ngọt và dưỡng chất.
Làm bột chiên giòn nấm vàng đẹp mắt
Bước tiếp theo để chế biến nấm bào ngư, bạn dùng một cái tô cho bột chiên giòn trộn đều với muỗng café muối, muỗng tiêu, 2 muỗng café mè và hòa tan với nước lạnh. Ngoài ra bạn có thể cho thêm vào một quả trứng vào để tạo độ sệt cho bột và tạo màu cho nấm khi chiên đẹp mắt hơn.
Lưu ý: Khi trộn bột bạn nên trộn theo một chiều, đánh đều tay, không nên cho quá nhiều bột vào sẽ làm cho bột dễ bị vón cục và làm cho lớp bột bị dày.
Chế biến nấm bào ngư chiên giòn
Tiếp đến, bạn áo nấm bào ngư qua lớp bột chiên giòn đã làm.
Cho lên bếp một cái chảo chiên, đổ dầu khoảng 2/3 chảo. Bạn không nên dùng nhiều dầu ăn khi chiên nấm sẽ làm cho món ăn ngấy mỡ.
Tiếp tục chiên đều hai mặt, khi thấy nấm có màu vàng óng là được.
Mè giúp cho món ăn đậm đà, thơm phức (Ảnh: Internet)
Cuối cùng, bạn cắt cà chua, dưa leo, xà lách ra đĩa và cho nấm bào ngư chiên giòn lên bên trên. Sau đó rắc một ít mè để món ăn thêm phần hấp dẫn và thơm ngon hơn.
Món nấm bào ngư tẩm mè chiên giòn sẽ ngon hơn khi chấm cùng nước tương ớt, hoặc nước sốt chua ngọt. Bạn có thể chế biến món ngon này trong những bữa ăn chay và là món ăn bổ dưỡng trong bữa cơm gia đình hằng ngày.
Cách làm kẹo mè xửng dẻo thơm nhâm nhi ngày Tết
Kẹo mè xửng - biểu tượng ẩm thực của xứ Huế mộng mơ, là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, mang đến hương vị ngọt ngào, mộc mạc như chính những con người sinh sống trên mảnh đất này.
Bao năm trôi qua, hương vị mộc mạc ấy vẫn không thay đổi, vẫn là nguồn cội của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Nguyên liệu:
- 200 g mè trắng
- 100 g đường
- 60 ml nước đường bánh nướng Trung thu
- 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
- 1/4 muỗng cà phê muối
Cách làm kẹo mè xửng
Bước 1: Bạn rang chín mè trong chảo với lửa vừa. Rang cho đến khi mè vàng thơm thì trút ra bát.
Bước 2: Cho nước đường, đường, nước cốt chanh và muối vào nồi, dùng thìa khuấy tan rồi bắc lên bếp đun ở lửa thấp. Đun đến khi nước đường sôi, sủi bọt màu nâu đẹp mắt thì tắt bếp và để 2 phút cho nguội bớt.
Bước 3: Sau khi nước đường nguội, bạn trộn chung với bát mè cho hòa vào với nhau
Bước 4: Chuẩn bị 1 tờ giấy nến, thoa chút bơ hoặc dầu lên bề mặt để tạo lớp chống dính và làm kẹo mềm hơn. Đổ hỗn hợp kẹo mè vào, đậy thêm 1 miếng giấy nến khác lên mặt, sau đó cán mỏng và để nguội.
Bước 5: Sau khi kẹo nguội và hơi cứng lại, bạn dùng dao sắc để xắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cất trong hộp đậy kín để bảo quản kẹo được lâu hơn
Lưu ý trong cách làm kẹo mè xửng:
- Nếu không có nước đường bánh nướng, bạn có thể thay thế toàn bộ đường và nướng đường trong công thức bằng 170g đường 70ml nước.
- Có thể trộn thêm với lạc nếu bạn muốn món ăn thêm bùi và thơm.
Ngọt ngào, giòn thơm quyện vị bùi bùi đã khiến mè xửng trở thành một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết truyền thống. Vớicách làm kẹo mè xửng đơn giản mà chúng tôi vừa chia sẻ này, bạn đã sẵn sàng vào bếp để trổ tài chưa? Hãy làm cho ngày Tết trở nên ấm cúng và ý nghĩa với hương vị quê hương này nhé !
Chúc các bạn thành công!
Vợ đảm chiêu đãi cả nhà món bún trộn chua ngọt, ai nhìn cũng ứa nước miếng vì thèm Bún bò trộn không nhiều dầu mỡ sẽ là sự lựa chọn lý tưởng mà bạn có thể dành tặng cho các thành viên trong gia đình mình để đổi vị. Nguyên liệu: - Bún tươi 1kg - Thịt bò 200gr - Đu đủ xanh 150gr - Cà rốt 1 củ - Giá đỗ 150gr - Đậu phộng rang 100gr - Tỏi băm...