Năm 2025, trên 50% giáo viên có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên
Việc đào tạo nâng chuẩn quốc tế (IELTS) cho giáo viên tiếng Anh ở tất cả các cấp học đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.
Hà Nội đang rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam đối với giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên nhằm đạt mục tiêu toàn Ngành GDĐT có trên 50% giáo viên các cấp học có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên vào năm 2025.
Theo thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội, từ ngày 18/6-05/7, Sở triển khai việc kiểm tra rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam đối với giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX).
Việc đào tạo nâng chuẩn quốc tế (IELTS) cho giáo viên tiếng Anh ở tất cả các cấp học đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.
Hà Nội đào tạo nâng chuẩn quốc tế (IELTS) cho giáo viên tiếng Anh ở tất cả các cấp học (ảnh minh họa)
IELTS là một trong những hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh theo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và hiện nay đang được đánh giá uy tín nhất trên thế giới. Sở GDĐT lựa chọn hình thức này để hỗ trợ cho giáo viên tiếngAnh phát triển tốt nhất 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói.
Theo đó, 100% giáo viên của Hà Nội đã đat chuẩn tiếng Anh theo khung năng lực ngoai ngữ 6 bậc Việt Nam sẽ tham dự kỳ kiểm tra, rà soát đánh giá theo chuẩn quôc tế IELTS.
Video đang HOT
Mỗi giáo viên tham dự sẽ đăng ký trực tiếp tại đường link do tổ chức khảo thí quốc tế cung cấp để nhập thông tin và cập nhật các hướng dẫn về nội dung chủ yếu của bài kiểm tra. Bài kiểm tra IELTS gồm 2 phần, kiểm tra Viết (3 kỹ năng Nghe – Đoc – Viết), thời gian làm bài phần Nghe: 40 phút, phần Đọc: 60 phút, phần Viết: 60 phút; kiểm tra Nói thời gian từ 11-14 phút.
Những giáo viên có chưng chỉ IELTS từ năm 2019 trở lại đây đạt kết quả 6.5 trở lên có thể lây kết quả đó để phân lớp đào tao.
Kết quả rà soát giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế IELTS được Sở GDĐT sử dụng làm căn cứ phân loại, xếp lớp đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh theo chuẩn quốc tế cho giáo viên.
Lớp đào tạo được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt giáo viên được thực hiện 400 tiết thực học (khóa học chuẩn để nâng 1 bậc IELTS) với giảng viên nước ngoài. Ngoài ra, mỗi giáo viên được cấp 1 tài khoản online để tự học.
Sau thời gian đào tạo, giáo viên sẽ tham dự kì thi IELTS với mục tiêu lên được tối thiểu 0,5 điểm.
Từ năm 2020 đến năm 2025, bình quân cứ cách 1 năm giáo viên lại được tham gia đợt bồi dưỡng để tiếp tục nâng chuẩn (tùy theo kết quả cụ thể đạt được của từng giáo viên).
Mục tiêu tiến tới năm 2025, toàn Ngành GDĐT Hà Nội có trên 50% giáo viên các cấp học có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên.
Sở tổ chức cho 100% giáo viên ngoại ngữ đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam các cấp học của Thành phố được tham dự rà soát theo chuẩn quốc tế.
Sau đó theo lộ trình sẽ tổ chức đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho toàn bộ giáo viên đã được rà soát. Việc kiểm tra, rà soát nhằm xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế, trang bị kỹ năng, năng lực, rèn luyện khả năng phản xạ, đồng thời tăng sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh cho giáo viên đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Giáo viên tham gia lớp đào tạo được hỗ trợ toàn bộ kinh phí (bao gồm cả công tác phí trong quá trình học tập bồi dưỡng), giảm thời gian giảng dạy tại trường.
Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện đáp ứng việc rà soát xếp lớp theo chuẩn quốc tế, Sở GDĐT đã chuẩn bị, bố trí lịch kiểm tra theo các các cấp học hợp lý, đảm bảo giáo viên được rà soát đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo quy định của tổ chức khảo thí quốc tế. Do vậy, giáo viên có thể hoàn toàn yên tâm nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như kỹ năng sư phạm của mình sau đợt khảo sát này.
Sở GD-ĐT Hà Nội lý giải vì sao chọn IELTS để rà soát giáo viên tiếng Anh
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sáng 17-6 cho biết 100% giáo viên của Hà Nội đã đat chuẩn tiếng Anh theo khung năng lực ngoai ngữ 6 bậc Việt Nam sẽ tham dự kỳ kiểm tra, rà soát đánh giá theo chuẩn quôc tế IELTS và đưa ra lý giải về việc lựa chọn hình thức đánh giá này.
(Ảnh minh họa: DUY LINH)
Từ ngày 18-6 đến ngày 5-7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GD-ĐT) sẽ triển khai việc kiểm tra rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam đối với giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX). Theo đó, 100% giáo viên của Hà Nội đã đat chuẩn tiếng Anh theo khung năng lực ngoai ngữ 6 bậc Việt Nam sẽ tham dự kỳ kiểm tra, rà soát đánh giá
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc đào tạo nâng chuẩn quốc tế (IELTS) cho giáo viên tiếng Anh ở tất cả các cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.
Về lý do lựa chọn hình thức đánh giá này, Sở GD-ĐT Hà Nội lý giải: IELTS là một trong những hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh theo bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và hiện nay đang được đánh giá uy tín nhất trên thế giới. Sở lựa chọn hình thức này để hỗ trợ cho giáo viên tiếng Anh phát triển tốt nhất bốn kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói.
Kết quả rà soát giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế IELTS được sử dụng làm căn cứ phân loại, xếp lớp đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh theo chuẩn quốc tế cho giáo viên.
Lớp đào tạo được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt giáo viên được thực hiện 400 tiết thực học (khóa học chuẩn để nâng 1 bậc IELTS) với giảng viên nước ngoài. Ngoài ra, mỗi giáo viên được cấp một tài khoản online để tự học. Sau thời gian đào tạo, giáo viên sẽ tham dự kỳ thi IELTS với mục tiêu lên được tối thiểu 0,5 điểm. Từ năm 2020 đến năm 2025, bình quân cứ cách một năm giáo viên lại được tham gia đợt bồi dưỡng để tiếp tục nâng chuẩn.
Mục tiêu tiến tới năm 2025, toàn ngành GD-ĐT Hà Nội có trên 50% giáo viên các cấp học có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên.
Theo lộ trình, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho toàn bộ giáo viên đã được rà soát. Việc kiểm tra, rà soát nhằm xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế, trang bị kỹ năng, năng lực, rèn luyện khả năng phản xạ, đồng thời tăng sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếngAnh cho giáo viên đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Giáo viên tham gia lớp đào tạo được hỗ trợ toàn bộ kinh phí (bao gồm cả công tác phí trong quá trình học tập bồi dưỡng), giảm thời gian giảng dạy tại trường.
Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện đáp ứng việc rà soát xếp lớp theo chuẩn quốc tế, Sở cho biết đã chuẩn bị, bố trí lịch kiểm tra theo các các cấp học hợp lý, bảo đảm giáo viên được rà soát đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo quy định của tổ chức khảo thí quốc tế. "Giáo viên có thể hoàn toàn yên tâm nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như kỹ năng sư phạm của mình sau đợt khảo sát này" - Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định.
Đồng thời, theo Sở GD-ĐT Hà Nội, việc rà soát và triển khai bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế trong Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 23-1-2019 của UBND TP Hà Nội, "thể hiện sự quan tâm đến đội ngũ giáo viên giúp nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn tiếng Anh, nhất là kỹ năng nghe, nói của học sinh phổ thông của Thủ đô".
Thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Giáo viên e ngại, học sinh hào hứng Trong khi giáo viên e ngại với việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì học sinh lại hào hứng với chính sách đặc cách học sinh giỏi tỉnh nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế... Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giáo viên tiếng Anh tham dự một khóa đánh giá năng lực...