Năm 2022, xe điện sẽ chiếm 13% thị trường ô tô toàn cầu
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), doanh số bán xe điện (EV) dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022.
Mẫu xe điện VF e35 và VF e 36 của hãng xe điện Việt Nam VinFast được ra mắt tại Mỹ, tháng 11/2021. (Nguồn: Vinfast)
Tuy nhiên, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực khác để giúp hành tinh đạt mục tiêu giảm phát thải ròng vào năm 2050.
Trong một thông báo đi kèm với bản cập nhật Theo dõi Tiến độ năng lượng sạch (TCEP), IEA cho biết, đã có “những dấu hiệu tiến bộ đáng khích lệ trên một số lĩnh vực”.
Mặc dù vậy, cơ quan trên cũng cảnh báo rằng, cần phải có những “nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa” nhằm đưa thế giới “đi đúng hướng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0″ vào giữa thế kỷ này.
Video đang HOT
Đối với xe EV, IEA cho biết, doanh số bán hàng toàn cầu đã tăng gấp hai lần trong năm 2021, chiếm gần 9% thị trường ô tô. Năm 2022 được “kỳ vọng sẽ chứng kiến mức doanh số bán xe điện cao kỷ lục, tỷ lệ xe điện trên thị trường toàn cầu lên 13%”.
Trước đó, IEA đã công bố doanh số bán xe EV đạt 6,6 triệu chiếc trong năm 2021. Trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh số bán xe điện đạt 2 triệu chiếc, tăng 75% so với ba tháng đầu năm 2021.
Tuy nhiên, IEA cũng lưu ý, xe điện vẫn chưa được coi là phổ biến trên toàn cầu. Doanh số bán dòng xe này ở các nước mới nổi và đang phát triển bị chậm lại do chi phí mua hàng cao hơn và thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện.
Cơ quan trên cho rằng, cần cải thiện hiệu quả năng lượng của các thiết kế tòa nhà, phát triển hệ thống sưởi trong khu vực sạch và hiệu quả, loại bỏ dần sản xuất nhiệt điện than, loại bỏ khí mê-tan, thay đổi nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không và vận tải sang nhiên liệu sạch hơn, sản xuất xi-măng, hóa chất và thép sạch hơn.
Việc cắt giảm lượng khí thải CO2 do con người tạo ra xuống còn 0 vào năm 2050 được coi là rất quan trọng để đạt được mục tiêu giảm 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Báo cáo của IEA được đưa ra vào thời điểm cuộc tranh luận và thảo luận về các mục tiêu khí hậu và tương lai của năng lượng ngày càng trở nên gay gắt.
Tuần này, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết, các nền kinh tế phát triển nên đánh thuế bổ sung đối với lợi nhuận của các công ty nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, số tiền thu được sẽ được chuyển đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các hộ gia đình đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Tổng thư ký Antonio Guterres đã mô tả ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch là “ăn theo hàng trăm tỷ USD trợ cấp và lợi nhuận thu được, trong khi ngân sách của các hộ gia đình bị thu hẹp và hành tinh bị đốt cháy”.
Lần đầu tiên một hãng xe Trung Quốc hạ bệ ngôi vị "vua xe điện" của Tesla
Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng xe điện BYD bán được vượt mặt Tesla trên toàn cầu.
Hãng BYD, hãng sản xuất ô tô Trung Quốc được tỷ phú Warren Buffett chống lưng, đã hạ bệ Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện có doanh số lớn nhất thế giới. Đây cũng là tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang vươn lên trở thành người thống trị trên sân chơi mới này.
Trong 6 tháng đầu năm nay, hãng xe tại Thâm Quyến này đã bán được 641.000 xe điện, nhảy vọt 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng thời gian đó, hãng Tesla của tỷ phú Elon Musk chỉ xuất xưởng được 564.000 xe. Theo báo cáo của hãng xe Mỹ, con số thấp này là vì quý hai khó khăn vừa qua với việc gián đoạn nguồn cung và việc phong tỏa chống dịch Covid tại Trung Quốc.
Sự trỗi dậy của BYD cho thấy vị thế đang lên của Trung Quốc trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, ưu thế về chi phí và quy mô đối với chuỗi cung ứng xe điện, pin, điện gió và điện mặt trời.
Trên thực tế, nhiều mẫu xe của BYD là xe điện hybrid, kết hợp một khối pin lớn với động cơ truyền thống cho quãng đường hoạt động dài hơn, nhưng vẫn được xem là "phát thải bằng 0" theo các quy định về tiêu chuẩn của Trung Quốc.
Không chỉ vượt mặt Tesla về doanh số xe điện, BYD, hãng xe được tỷ phú Warren Buffett rót vốn còn vượt qua LG để trở thành nhà sản xuất pin xe điện lớn thứ hai thế giới, xếp sau hãng CATL (Contemporary Amperex Technology) cũng của Trung Quốc.
Một may mắn đối với BYD là trong khi Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt phong tỏa vừa qua để chống dịch Covid vừa qua, hãng xe này lại được hưởng lợi vì hầu hết các nhà máy của họ lại không nằm trong các khu vực và thành phố bị phong tỏa nghiêm ngặt nhất.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng, sự trỗi dậy của ngành công nghiệp ô tô nội địa Trung Quốc sẽ là tiền đề cho sự thay đổi mang tính kiến tạo trên thị trường ô tô toàn cầu khi các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc bắt đầu tập trung xuất khẩu sản phẩm của mình ra thế giới.
Năm ngoái, Trung Quốc, vốn là thị trường xe điện lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu được 500.000 xe điện, cao gần gấp đôi so với năm trước đó.
7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2) Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu hiện đang hết sức khốc liệt. Việc chạy đua sản xuất, doanh số còn kéo theo nhiều xu hướng cùng các cuộc đua 'bên lề' khác sôi động không kém. Cuộc đua 1: Xe điện sedan đường dài Dòng sedan được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong mảng...