Năm 2022, điểm số xếp hạng ĐH của Việt Nam bị giảm 0,8%, trong khi thế giới tăng

Theo dõi VGT trên

Điểm số xếp hạng đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng quốc tế đã giảm 0,8%, trong khi điểm trung bình của thế giới cao hơn và tăng 1.6%.

Ngày 28/3, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng việt Nam và Tổ chức Times Higher Education đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến về Quốc tế hóa giáo dục đại học “Internationalization Masterclass”. Chương trình nhằm giúp các trường đại học đánh giá công tác quốc tế hóa trong giáo dục của trường và tìm phương án giúp các trường xác định sứ mệnh và giá trị trên thị trường lao động của mình.

Năm 2022, điểm số xếp hạng ĐH của Việt Nam bị giảm 0,8%, trong khi thế giới tăng - Hình 1

Hội thảo trực tuyến về Quốc tế hóa giáo dục đại học “Internationalization Masterclass”.

Chương trình có sự tham gia của Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Về phía Tổ chức Times Higher Education có sự tham dự của bà Elizabeth Shepherd – Giám đốc điều hành, Dịch vụ tư vấn và ông David Watkins – Trưởng phòng dữ liệu khoa học. Hội thảo trực tuyến cũng đã kết nối với các trường đại học, cao đẳng trên cả nước cùng lắng nghe chia sẻ về vấn đề Quốc tế hóa trong giáo dục đại học.

Phát biểu tại chương trình, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến chia sẻ, trong những năm qua, toàn cầu hóa đã có tác động rất mạnh đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nền giáo dục đã ứng phó với quá trình toàn cầu hóa này theo nhiều cách khác nhau nhưng nổi trội nhất là xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học.

Năm 2022, điểm số xếp hạng ĐH của Việt Nam bị giảm 0,8%, trong khi thế giới tăng - Hình 2

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chia sẻ tại buổi Hội thảo. (Ảnh: TT)

Ở Việt Nam, để thích ứng với xu hướng này, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chính sách, đề án khuyến khích tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác và liên kết đào tạo với các trường đại học trong khu vực, thế giới. Chúng ta đã có một số mô hình thành công nhưng cũng còn không ít vướng mắc khi triển khai.

Hội thảo trực tuyến “Quốc tế hóa giáo dục đại học” nhằm giới thiệu các kinh nghiệm thành công của quốc tế tới các cơ sở giáo dục Việt Nam với các chủ đề như: Các mô hình quốc tế hóa toàn cầu; Quốc tế hóa giáo dục tại Việt Nam; Tại sao các trường đại học nên có ưu tiên cho chiến lược này,…

Sau Hội thảo, các thành viên tham dự sẽ hiểu được cách để phát triển quan hệ đối tác nghiên cứu và giáo dục; Hình thành quan hệ đối tác trong ngành và chính phủ; Tăng tính di động toàn cầu: sinh viên quốc tế và học giả; Các chiến lược nâng cao danh tiếng quốc tế của trường; Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và liên kết đến các trích dẫn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng việt Nam cũng gửi lời cảm ơn đến Tổ chức Times Higher Education đã cùng Hiệp hội tổ chức chương trình, mời những diễn giả giàu kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục đại học đến chia sẻ tại buổi hội thảo.

Chia sẻ tại chương trình, bà Elizabeth Shepherd khẳng định, vấn đề quốc tế hóa trong giáo dục đại học vô cùng quan trọng. Trong một thập kỷ qua, quốc tế hóa trong giáo dục đã và đang diễn ra sâu rộng với nhiều hoạt động khác nhau.

Video đang HOT

Quốc tế hóa giáo dục đại học là quá trình thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, là phản hồi liên quan đến các hoạt động quốc tế hóa của các trường đại học, đây là những tác nhân của thay đổi để hướng tới quốc tế hóa cộng đồng học thuật.

Hội thảo sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các trường về các chiến lược để thực hiện quốc tế hóa giáo dục đại học, đa dạng hóa tuyển sinh, đánh giá đo lường mức độ danh tiếng của một trường đại học, phát triển được những danh tiếng với những nỗ lực quốc tế hóa giáo dục đại học,…

Thực trạng xếp hạng thế giới của đại học Việt Nam

Ông David Watkins – Trưởng phòng dữ liệu khoa học của Tổ chức Times Higher Education cho biết, năm 2022 có 1662 cơ sở giáo dục đại học từ 99 quốc gia được xếp hạng vào bảng xếp hạng đại học thế giới (World University Ranking). Trong đó, Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục được xếp hạng và đứng thứ 55.

Năm 2022, điểm số xếp hạng ĐH của Việt Nam bị giảm 0,8%, trong khi thế giới tăng - Hình 3

Ông David Watkins chia sẻ về vị trí của Đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng quốc tế. (Ảnh: TT)

Có một số trường đại học Việt Nam không tham gia xếp hạng được vì số lượng nghiên cứu còn hạn chế.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổ chức Times Higher Education, các chỉ số đánh giá xếp hạng các trường đại học Việt Nam thấp hơn so với trung bình của thế giới. Các chỉ số trích dẫn, chỉ số thu nhập của các trường đại học Việt Nam khá cao nhưng chỉ số cán bộ giảng dạy quốc tế, sinh viên quốc tế của Việt Nam còn thấp so với các trường đại học khác trên thế giới.

So với năm 2018, xếp hạng của các trường đại học của Việt Nam đã tăng lên, Năm 2020, Việt Nam chiếm 0.2% trong tổng số 1397 các trường được xếp hạng. Đến năm 2022 con số này tăng lên là 0,3% trong 1662 trường được xếp hạng.

Có 1341 trường đại học trên thế giới được xếp hạng trong cả ba năm 2020, 2021, 2022, Việt Nam chỉ có 3 trường đại học được xếp hạng trong cả 3 năm này. Trong đó, ngành được xếp hạng thường xuyên nhất là ngành kỹ thuật. Ba ngành vật lý, kỹ thuật và khoa học máy tính được xếp hạng trong cả 3 năm này.

Xét về điểm số xếp hạng chung, điểm số của Việt Nam có giảm. Cụ thể, từ 2020 – 2022, điểm số của Việt Nam đã giảm trong khi số lượng các trường đại học lọt vào bảng xếp hạng Thế giới đã tăng 1397 lên 1662.

Điểm xếp hạng đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng quốc tế đã giảm 0,8%, trong khi điểm trung bình của thế giới cao hơn và tăng 1.6%.

Về chỉ số cụ thể, khoảng thời gian từ năm 2020 – 2022, Việt Nam có cải thiện về trụ cột nghiên cứu so với thế giới nhưng lại tụt giảm về chỉ số trích dẫn quốc tế và chỉ số giảng dạy.

Chỉ số trích dẫn quốc tế của Việt Nam bị giảm 6.15 điểm, các chỉ số khác cũng có sự giảm sút, chỉ riêng chỉ số nghiên cứu tăng 0.2 điểm. Số điểm trích dẫn quốc tế, giảng dạy đều giảm làm ảnh hưởng đến điểm số cũng như xếp hạng của Việt Nam.

Một số chỉ số mà Việt Nam có sự cải thiện so với thế giới là: số tiến sĩ/trường đại học, uy tín về nghiên cứu, thu nhập nghiên cứu, uy tín giảng dạy, thu nhập/nhân viên.

Theo bà Elizabeth Shepherd, các trường đại học muốn phát triển quá trình quốc tế hóa cho cơ sở mình cần phải thực hiện 3 chiến lược chính.

Thứ nhất là chiến lược tuyển đầu vào sinh viên. Từ 2004 đến 2019,có 5 quốc gia có số lượng sinh viên quốc tế đến học ở Việt nam nhiều nhất là Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc và Pháp.

Năm 2022, điểm số xếp hạng ĐH của Việt Nam bị giảm 0,8%, trong khi thế giới tăng - Hình 4

Bà Elizabeth Shepherd chia sẻ tại chương trình Hội thảo. (Ảnh: TT)

5 quốc gia tiếp nhận nhiều sinh viên Việt Nam đến học nhất là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Canada. Đặc biệt, từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản tăng từ 10.000 đến 40.000 sinh viên.

Theo khảo sát của THE, các yếu tố để sinh viên đánh giá độ danh tiếng của một trường đại học bao gồm kỳ vọng về khả năng giảng dạy chất lượng cao/trải nghiệm học tập; Cơ hội nghề nghiệp/khả năng xin việc, thu nhập và khả năng thăng tiến trong sự nghiệp; hiệu quả của trường đại học/triển vọng xếp hạng; Tính bền vững của trường đại học khi thực hiện nghiên cứu, hoạt động hỗ trợ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,…

Thứ hai về chiến lược quốc tế hóa giáo dục thông qua hợp tác quốc tế, bà Elizabeth Shepherd cho biết, hợp tác quốc tế đã tăng lên trong thời gian gần đây ở các trường đại học, Tổ chức THE cũng đang hỗ trợ các trường đại học tìm kiếm các đối tác nghiên cứu mới để mang lại những lợi ích tốt nhất cho các trường.

Thứ ba là chiến lược phát triển danh tiếng của các trường đại học. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy chiến lược quốc tế hóa giáo dục, có thể hỗ trợ các trường thực hiện tốt công tác tuyển sinh.

THE phân tích danh tiếng các trường dựa trên nền tảng các hoạt động chất lượng cao, đầu ra có chất lượng cao, thành tích có chất lượng cao

Tuy nhiên, các chương trình truyền thông được thiết kế chuyên nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để cho thế giới biết các hoạt động chất lượng cao của trường đại học. Ngoài ra, việc tham gia xếp hạng đại học cũng cho biết danh tiếng của một cơ sở giáo dục đại học.

Thông tư đánh giá học sinh trung học: Đổi mới để trân trọng từng năng lực của học sinh

Cùng chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018; Thông tư 22/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT (gọi tắt là Thông tư 22) đã mang một "làn gió mới" vào các trường học trung học; đồng thời tạo sự động viên, khích lệ cho người học khi trân trọng từng năng lực của các em.

Thầy và trò tự tin hơn

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), tinh thần của Thông tư 22 là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh (HS), coi trọng sự động viên, khuyến khích HS và sự tương tác giữa thầy và trò chứ không phải chỉ ghi nhận xét vào trong sổ. Giáo viên có thể nhận xét, đánh giá ngay ở những bài tập và không phải bởi những điều chung chung (có cố gắng, có tiến bộ) mà cụ thể, trực tiếp vào những nội dung dạy học trong quá trình dạy.

Thông tư 22 quy định 2 hệ thống môn học là các môn đánh giá chỉ bằng nhận xét (Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật. Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số (các môn học còn lại).

Thông tư đánh giá học sinh trung học: Đổi mới để trân trọng từng năng lực của học sinh - Hình 1

Thông tư 22 tôn trọng các năng lực khác nhau của học sinh

Tại thông tư này, không thấy xuất hiện các từ "yếu" hay "kém" vốn tạo cảm giác nặng nề cho người học nữa mà thay vào đó là cụm từ "chưa đạt". "Tuy cùng biểu thị mội nội dung nhưng ngôn từ đánh giá theo Thông tư 22 bao dung hơn, phần nào làm HS bớt mặc cảm"- cô Hoàng Thu Lan, giáo viên trường THCS Liên Mạc, huyện Mê Linh cho biết.

Một điều mới mẻ nữa thu hút nhiều sự quan tâm của HS, phụ huynh, đó là Thông 22 không lấy điểm trung bình các môn học làm căn cứ xếp loại học lực mà chỉ tính điểm riêng của từng môn. Cách đánh giá này được coi là "cởi mở" bởi giáo viên sẽ dễ dàng nhìn nhận được năng lực, xu hướng của từng HS; tạo cơ hội để HS được phát triển đúng năng lực, sở trường của mình

Tiêu chuẩn đánh giá học sinh theo Thông tư 22 yêu cầu với danh hiệu "Học sinh Giỏi" là mức "Đạt" (với môn đánh giá bằng nhận xét); và điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm (của các môn còn lại) đạt từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học đạt từ 8,0 điểm trở lên. Cách đánh giá này đã thiết lập một thái độ nhìn nhận ngang bằng giữa các môn học; xóa quan niệm cố hữu về các môn chính, môn phụ. Đây được coi là "nút mở" cho cả thầy cô và HS; nhất là với HS không có sở trường về các "môn chính" và các cô đang đảm trách "môn phụ" (theo cách nói trước đây).

Nâng tầm học sinh có năng lực nổi bật

Thông tư 22 có thêm danh hiệu "Học sinh xuất sắc" (đối với những HS có kết quả rèn luyện (cả năm) Tốt, kết quả học tập (cả năm) Tốt và có ít nhất 6 môn trung bình trên 9.

Vui mừng khi đọc điểm mới trên, phụ huynh Hứa Kim Hoa, quận Tây Hồ, Hà Nội bày tỏ: "Trước đây, danh hiệu cao nhất với cấp trung học là "Học sinh Giỏi" nên không phân biệt rõ những HS có năng lực vượt trội, toàn diện với HS giỏi thông thường. Nay có ghi nhận "Học sinh Xuất sắc" nên sẽ là đòn bẩy cho những HS muốn bứt phá. Theo tôi, việc bổ sung thêm tiêu chí này là rất ưu Việt; có giá trị nâng tầm, tôn vinh những HS tốp đầu và thực sự có thực lực".

Sẽ có thêm danh hiệu "Học sinh xuất sắc" đối với học sinh bậc trung học

Bày tỏ quan điểm về thông tư trên, ông Đặng Tự Ân- Giám đốc Quỹ Quốc gia đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Đổi mới trong đánh giá HS đã được đề cập từ năm 2014 với bậc tiểu học; được điều chỉnh dần qua các năm và Thông tư 22 là sự kế tiếp, thể hiện hoàn chỉnh tiêu chí đánh giá HS theo tinh thần đổi mới giáo dục. Việc đánh giá học sinh tại Thông tư 22 sẽ giúp phát triển tốt đẹp quá trình giáo dục ở bậc trung học, khẳng định giá trị cốt lõi của giáo dục là phát huy năng lực của HS; do đó, thể hiện cho một nền giáo dục đi lên.

Tuy nhiên, không ít giáo viên, phụ huynh và HS cũng thắc mắc: Nếu theo cách đánh giá, xếp loại của Thông tư 22, lộ trình đổi mới trong thi cử, cụ thể là thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào bởi hiện tại các kỳ thi này, 3 môn Toán- Văn- Ngoại ngữ là môn cố định; và các trường đại học có tổ hợp xét tuyển "Toán- Văn- Ngoại ngữ" cũng rất nhiều. Giáo viên, phụ huynh, HS rất muốn biết sự thay đổi trong thi cử thời gian tới để có định hướng phù hợp cho các em trong quá trình học tập ở bậc trung học.

Thông tư 22 đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức "Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt" đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức "Đạt, Chưa đạt" đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được đánh giá theo một trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Về hình thức khen thưởng, Thông tư 22 quy định Hiệu trưởng tặng giấy khen cuối năm ( cho "Học sinh Xuất sắc", "Học sinh Giỏi") và khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học. Với học sinh có thành tích đặc biệt sẽ được nhà trường đề nghị cấp trên khen thưởng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021 và sẽ triển khai năm đầu tiên với lớp 6. Từ năm 2022 - 2023 sẽ theo lộ trình áp dụng cho lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng cho lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đang hì hụi lau nhà, chị dâu bất ngờ thưởng Tết cho tôi 20 triệuĐang hì hụi lau nhà, chị dâu bất ngờ thưởng Tết cho tôi 20 triệu
06:07:25 14/01/2025
Bức ảnh giúp 1 người đàn ông bình thường vụt nổi tiếngBức ảnh giúp 1 người đàn ông bình thường vụt nổi tiếng
00:50:14 14/01/2025
Long thần đẹp khuynh đảo màn ảnh Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc hoa lệ càng ngắm càng mêLong thần đẹp khuynh đảo màn ảnh Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc hoa lệ càng ngắm càng mê
06:04:26 14/01/2025
Chuẩn bị tính đến chuyện kết hôn, tôi bàng hoàng phát hiện ra mình là kẻ thứ baChuẩn bị tính đến chuyện kết hôn, tôi bàng hoàng phát hiện ra mình là kẻ thứ ba
05:48:13 14/01/2025
Việc Neymar tái hợp với Messi là không thểViệc Neymar tái hợp với Messi là không thể
00:49:48 14/01/2025
Biết gia đình tôi sắp ra nước ngoài sinh sống, em dâu lén lút vào phòng ngủ làm một việc không ai ngờBiết gia đình tôi sắp ra nước ngoài sinh sống, em dâu lén lút vào phòng ngủ làm một việc không ai ngờ
06:04:15 14/01/2025
Trấn Thành gây sốt MXH vì hành động đẹp tại WeChoice Awards 2024, chỉ một cái bắt tay mà được khen hết lờiTrấn Thành gây sốt MXH vì hành động đẹp tại WeChoice Awards 2024, chỉ một cái bắt tay mà được khen hết lời
06:30:26 14/01/2025
Mỹ nhân hạng A bị mắng tơi tả khắp MXH: Hỗn láo với đàn chị, tính cách công chúa ai cũng chán ghétMỹ nhân hạng A bị mắng tơi tả khắp MXH: Hỗn láo với đàn chị, tính cách công chúa ai cũng chán ghét
06:20:47 14/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga bao vây pháo đài Donetsk, quân Ukraine rút chạy hàng loạt ở Kharkov

Nga bao vây pháo đài Donetsk, quân Ukraine rút chạy hàng loạt ở Kharkov

Thế giới

08:51:40 14/01/2025
Các cuộc giao tranh diễn ra căng thẳng trên các mặt trận ở Ukraine, khi Nga liên tục tiến công gây sức ép cho lực lượng đối phương.
Loạt đồ decor nhà cửa để ngày Tết thêm lung linh và rực rỡ, chị em sắm về rủ cả nhà cùng trang trí lại càng vui!

Loạt đồ decor nhà cửa để ngày Tết thêm lung linh và rực rỡ, chị em sắm về rủ cả nhà cùng trang trí lại càng vui!

Sáng tạo

08:49:35 14/01/2025
Từ những dây đèn trang trí lấp lánh, đèn lồng đỏ đến các món đồ treo tường ý nghĩa... đều góp phần mang lại không khí Tết rực rỡ.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM

Tin nổi bật

08:47:22 14/01/2025
Cùng với chỉ đạo khắc phục hậu quả hai vụ tai nạn thảm khốc làm 9 người chết, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông hợp lý, khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM.
Chồng làm ăn thua lỗ, nợ nần, vợ lo lắng đến mức nhập viện tâm thần

Chồng làm ăn thua lỗ, nợ nần, vợ lo lắng đến mức nhập viện tâm thần

Sức khỏe

08:45:02 14/01/2025
Trước đó, bản thân bệnh nhân có tính cách hay lo lắng cầu toàn. Khoảng 5 tháng nay, chồng chị làm ăn thua lỗ, nợ nần. Điều này khiến chị bị căng thẳng, luôn suy nghĩ về chuyện kinh tế gia đình, lo không trả được nợ.
Tờ vé số trúng thưởng 2 tỷ đồng đã bị hỏng như thế nào?

Tờ vé số trúng thưởng 2 tỷ đồng đã bị hỏng như thế nào?

Pháp luật

08:39:00 14/01/2025
Bà Nguyệt kẹp 2 tờ vé số đã mua vào trong tập tiền và bỏ vào túi, khi đi làm ruộng, gặp trời mưa dẫn đến bị ướt.
Heechul (Super Junior) được xếp vào nhóm người khuyết tật sau tai nạn kinh hoàng

Heechul (Super Junior) được xếp vào nhóm người khuyết tật sau tai nạn kinh hoàng

Sao châu á

08:10:08 14/01/2025
Trong số mới nhất của chương trình My Little Old Boy, Heechul (Super Junior) đã tiết lộ về 1 câu chuyện chưa từng đề cập đến.
Chí Anh lên tiếng việc chấm điểm thấp cho màn nhảy của Khánh Thi - Phan Hiển

Chí Anh lên tiếng việc chấm điểm thấp cho màn nhảy của Khánh Thi - Phan Hiển

Tv show

08:03:47 14/01/2025
Nhiều người cho rằng Chí Anh cố tình chấm điểm thấp cho tình cũ Khánh Thi và ông xã Phan Hiển tại Bước nhảy hoàn vũ 2024 .
Sao Việt 14/1: Thanh Lam khoe cháu ngoại, Võ Hoàng Yến đẹp đằm thắm sau sinh

Sao Việt 14/1: Thanh Lam khoe cháu ngoại, Võ Hoàng Yến đẹp đằm thắm sau sinh

Sao việt

07:59:39 14/01/2025
Diva Thanh Lam đăng ảnh bên cháu ngoại đáng yêu tròn 1 tháng tuổi, siêu mẫu Võ Hoàng Yến ngày càng đằm thắm, dịu dàng từ khi làm mẹ.
Phim Việt đầu tiên có doanh thu vượt mốc trăm tỷ năm 2025

Phim Việt đầu tiên có doanh thu vượt mốc trăm tỷ năm 2025

Hậu trường phim

07:57:08 14/01/2025
Theo số liệu thống kê mới nhất ngày 13/1 từ đơn vị độc lập Box Office Vietnam, bộ phim Chị dâu thu về hơn 4,5 tỷ đồng với 3.042 suất chiếu vào cuối tuần qua.
Đừng mắc sai lầm khi xuống tiền sắm 8 món đồ nội thất sau

Đừng mắc sai lầm khi xuống tiền sắm 8 món đồ nội thất sau

Trắc nghiệm

07:46:39 14/01/2025
Sau đây là 8 món đồ nội thất mọi người nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cho căn nhà của mình. Lý do là những món này thiếu công năng sử dụng.
Loại lá này ai cũng biết nhưng 99% chưa từng ăn, nếu thấy thì hái ngay về nấu 3 món vừa ngon lại giảm đau nhức xương và nhuận tràng

Loại lá này ai cũng biết nhưng 99% chưa từng ăn, nếu thấy thì hái ngay về nấu 3 món vừa ngon lại giảm đau nhức xương và nhuận tràng

Ẩm thực

07:30:12 14/01/2025
Lá gấc không chỉ là một dược liệu quý trong đông y mà phần lá và đọt non còn có thể dùng để nấu canh, xào tỏi hay xào cùng trứng...