Năm 2021 tiết kiệm chi 15% ngân sách so với năm 2020?
Theo Dự thảo Thông tư Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, các bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn lập kế hoạch thu, chi năm 2021 theo cơ chế hiện hành, yêu cầu tiết kiệm chi 15% so với năm 2020.
Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu thuế
Theo Dự thảo, tiếp tục thực hiện giữ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia, cơ chế điều tiết một số khoản thu đặc thù như sau:
Thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu: Năm 2021 tiếp tục ổn định tỷ lệ (%) thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu như đối với năm 2017 – năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020. Theo đó: 37,2% số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu là khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 62,8% số thu thuế bảo vệ môi trường điều tiết 100% số thu về ngân sách trung ương.
Tiếp tục thực hiện điều tiết 100% về ngân sách trung ương số thu từ xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý thị trường.
Năm 2021 sẽ điều tiết một số khoản thu ngân sách.
Tiếp tục thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô theo tỷ lệ tương ứng là 65% và 35% để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ…
Video đang HOT
Các bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu ngân sách nhà nước Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật cho các đơn vị trực thuộc (nếu có).
Dự thảo nêu rõ. việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2020; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất – kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu thuế; ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế.
Đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù bằng các nguồn thu nghiệp vụ, nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của cấp có thẩm quyền, các bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn lập kế hoạch thu, chi năm 2021 theo cơ chế hiện hành, yêu cầu tiết kiệm chi 15% so với năm 2020.
Dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2021 tăng thêm để thực hiện tiền lương
Theo dự thảo, các bộ, cơ quan trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, thực hiện phân bổ dự toán đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo các đơn vị được cân đối đủ nguồn thực hiện mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, ngân sách trung ương không bổ sung ngoài dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ này.
Đồng thời, khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2021 tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để thực hiện tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Năm 2021 sẽ không tăng lương cơ sở.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Nguồn thực hiện tiền lương năm 2021 của các địa phương bao gồm: 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2020 thực hiện so với dự toán, 50% tăng thu ngân sách địa phương; 50% kinh phí ngân sách địa phương giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 chưa sử dụng hết chuyển sang; 10% tiết kiệm chi thường xuyên; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2021. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
Ngoài ra, theo Dự thảo Thông tư, Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương không cân đối được nguồn theo chế độ quy định để thực hiện các chính sách về tiền lương theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.
Chi tiết Dự thảo Thông tư xem tại đây.
Lợi ích kép từ thanh toán điện tử
Thấy được lợi ích kép từ thanh toán song phương điện tử, Kho bạc Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh phối hợp thu ngân sách với một số ngân hàng thương mại cổ phần (sau khi đã triển khai tại các ngân hàng thương mại nhà nước).
Nộp thuế bằng phương thức điện tử tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Ảnh: Minh Anh
Thực tế cho thấy, thanh toán song phương điện tử đã giúp cho cả kho bạc - ngân hàng và người sử dụng ngân sách được hưởng lợi, góp phần hiện đại hóa nền hành chính nói chung và hình thành chính phủ điện tử.
Số thu ngân sách bằng tiền mặt chỉ còn 0,47%
Được nộp thuế "mọi lúc, mọi nơi" bằng phương thức điện tử, đã tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra, còn đảm bảo thông tin nộp tiền được kịp thời, chính xác; giảm thời gian và chi phí. Điện tử hóa thu thuế, đối với Kho bạc Nhà nước (KBNN), các khoản thu được tập trung nhanh, kịp thời hơn vào ngân sách nhà nước (NSNN), không phải qua các khâu trung gian. Đồng thời, thông qua việc trao đổi thông tin dữ liệu điện tử về thu NSNN và ủy nhiệm thu bằng tiền mặt cũng giúp giảm khối lượng công việc thu NSNN tại KBNN, tạo điều kiện cho KBNN tiếp tục tinh gọn bộ máy. Về phía mình, ngân hàng cũng có cơ hội cung cấp thêm các dịch vụ thanh toán có chất lượng cho khách hàng, nâng cao vị thế, thương hiệu đơn vị.
Những lợi ích đó đã được chứng minh trong nhiều năm qua. Trên cơ sở kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN với ngân hàng thương mại (NHTM) và cơ quan thu, các phương thức thanh toán điện tử tiếp tục được đa dạng hóa và áp dụng vào thu NSNN, nâng cao tốc độ luân chuyển thông tin và xử lý thủ tục hành chính liên quan, giảm chi phí tổ chức thu. Đồng thời, cho phép người nộp thuế thực hiện giao dịch nộp tiền mọi lúc, mọi nơi với phương thức thanh toán thuận tiện nhất, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2019, số thu NSNN bằng tiền mặt tại KBNN chỉ còn 0,47% tổng thu qua KBNN.
Mới đây, nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp, KBNN đã báo cáo và được Bộ Tài chính chấp thuận chủ trương mở rộng việc phối hợp thu ngân sách giữa KBNN với các NHTM cổ phần.
Theo Phó Tổng Giám đốc KBNN Trần Thị Huệ, KBNN phối hợp với một số NHTM cổ phần mở và sử dụng hệ thống tài khoản chuyên thu của KBNN tại ngân hàng và thực hiện phối hợp thu, ủy nhiệm thu NSNN; đồng thời kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu ngân sách giữa ngân hàng và KBNN. Thông qua đó, toàn bộ khoản thu ngân sách qua ngân hàng sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống các tài khoản chuyên thu của kho bạc tại ngân hàng, bảo đảm tập trung kịp thời vào NSNN; đồng thời, truyền thông tin về khoản thu sang Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan nhanh chóng, an toàn và thuận lợi.
Mở rộng không gian, thời gian thu nộp ngân sách
Với các giải pháp này, đến nay gần 70% số thu NSNN đã thực hiện qua các NHTM được KBNN ủy nhiệm thu và 99% số thu NSNN qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn 1% số thu ngân sách thực hiện theo phương thức thủ công, nhưng lại có số lượng giấy tờ rất lớn, như thu phạt vi phạm hành chính và một số giao dịch khác. Do đó, KBNN tiếp tục mở rộng phối hợp thanh toán song phương điện tử với các NHTM.
Thông qua đó, KBNN tiếp tục mở rộng không gian và thời gian thu nộp NSNN (người nộp thuế có thể nộp tiền 24/7); giảm tối đa thời gian và thủ tục thực hiện giao dịch, tạo nhiều thuận lợi cho người nộp thuế. Nhờ vậy, thời gian thực hiện giao dịch nộp NSNN giảm từ 30 phút/giao dịch xuống còn khoảng 5 phút/giao dịch.
Theo ông Phan Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), việc KBNN triển khai thu NSNN và ủy nhiệm thu NSNN qua tài khoản tại Techcombank sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và mở ra các kênh thanh toán tiện ích mới, giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Sự hợp tác này cũng sẽ giúp các NHTM sử dụng hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở ra kênh thanh toán tiện ích mới. 4 NHTM mới ký kết phối hợp thu với KBNN đều là các ngân hàng có mức độ an toàn, nền tảng công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn như Techcombank - ngân hàng đã ký thỏa thuận hỗ trợ thu NSNN cùng KBNN, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Chỉ tính riêng trong năm 2019, Techcombank đã hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân thanh toán trên 36.200 tỷ đồng vào NSNN.
Nhiều phương thức thu ngân sách hiện đại
Kho bạc Nhà nước đã phát triển đa dạng hoá các phương thức thu ngân sách nhà nước hiện đại bên cạnh phương thức truyền thống là nộp tiền mặt và chuyển khoản qua tài khoản tại trụ sở ngân hàng, như: thu ngân sách nhà nước qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công của cơ quan thu, qua ATM, internet banking, mobile banking, qua các điểm chấp nhận thẻ POS của ngân hàng thương mại...
Thủ tướng đồng ý bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sẽ bổ sung vốn điều lệ lên mức 3.827,63 tỷ đồng giai đoạn 2018-2021. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả tàu bay dân dụng và vận tải quân sự. Đài Kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất...