Năm 2021 sẽ có quy định về dạy học trực tuyến, qua truyền hình
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 8-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Theo kế hoạch, sau khi tổng kết đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020″, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng và triển khai đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030″ và đề án “Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”.
Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy định về dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình; tổ chức biên soạn tài liệu dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục thường xuyên…
Kế hoạch đặt ra 5 nhiệm vụ cụ thể, gồm: Thứ nhất, quán triệt, phổ biến nội dung các chỉ thị, quyết định về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Thứ hai, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và học tập, kiểm tra, công nhận kết quả học tập, đẩy mạnh phát triển giáo dục từ xa, học trực tiếp kết hợp với học trực tuyến.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả xóa mù chữ, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; thứ tư, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, lợi ích của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; thứ năm, giao Vụ Giáo dục thường xuyên thường trực tham mưu, giúp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.
Mỗi tỉnh chọn từ ba bộ sách giáo khoa trở lên
Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Thái Văn Tài cho biết: Đến ngày 20-5 đã có 47 tỉnh gửi kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp một về Bộ GD và ĐT. Trong đó, tất cả 46 SGK của chín môn học của lớp một được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các tỉnh lựa chọn.
Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. (Ảnh: TRÚC ANH)
Theo báo cáo gửi về, không có tỉnh nào lựa chọn nguyên một bộ SGK mà lựa chọn ít nhất từ ba bộ trở lên, trong đó có nhiều tỉnh chọn các môn học trải đều trong cả năm bộ SGK lớp một. Điều này cho thấy sự đồng đều trong chất lượng của từng cuốn SGK, sự lựa chọn của các địa phương hướng tới phù hợp với vùng, miền.
Bên cạnh đó, qua kiểm tra thực tế việc lựa chọn SGK tại một số địa phương, trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, song song với việc tổ chức dạy học qua in-tơ-nét, trên truyền hình cho học sinh, các trường tiểu học đã tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, biến nguy cơ thành cơ hội để nghiên cứu SGK một cách nghiêm túc, các trường và các địa phương đã thực hiện đúng theo lộ trình và và triển khai đúng theo quy định của Bộ GD và ĐT.
Ngay sau khi các địa phương công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa thì các nhà xuất bản và các địa phương sẽ phối hợp để lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK lớp một mới. Cùng với đó, các nhà xuất bản có SGK lớp một được lựa chọn cũng sẽ thực hiện cam kết cung ứng đầy đủ, kịp thời SGK cho năm học 2020-2021.
Bộ trưởng GD&ĐT: Thầy cô cần chấm điểm công tâm, tránh việc 'làm đẹp' học bạ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị giáo viên đứng lớp chấm điểm nghiêm túc, công tâm, tránh tình trạng "làm đẹp" học bạ khi học sinh ứng tuyển vào đại học. Tại buổi kiểm tra công tác tổ chức học tập và giãn cách lớp học tại trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) ngày 4/5, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ...