Năm 2021: Lãi suất cho vay có thể nhích lên?
Theo ông Phạm Thế Anh – Chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), bước sang năm 2021, dự báo mặt bằng lãi suất sẽ nhích dần lên, khi nền kinh tế có sự phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
PV: Thưa ông, hiện nay nền kinh tế đang trong quá trình hồi phục, song về cơ bản vẫn còn nhiều khó khăn, vậy theo ông, từ nay đến hết năm 2020, liệu có thêm dư địa cho việc giảm lãi suất cho vay (LSCV) để tiếp tục hỗ trợ phục hồi nền kinh tế?
Ông Phạm Thế Anh: Có thể thấy, hiện nay mặt bằng lãi suất huy động (LSHĐ) ở tất cả các kỳ hạn tại hầu hết các tổ chức tín dụng đều đã giảm khá sâu, trong đó kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng thấp hơn nhiều so với mức trần giới hạn 4%/năm, các kỳ hạn dài trên 12 tháng mức lãi suất dao động trong khoảng từ 4,9 – 5,8%/năm. Tôi cho rằng, mặt bằng LSHĐ như hiện nay là tương đối phù hợp, nếu nhìn trong tương quan so sánh với tốc độ phát triển kinh tế, quá trình phục hồi nền kinh tế hiện nay. Theo đó, việc LSHĐ được giữ ở mức thấp đã giúp kéo giảm mặt bằng LSCV, nhằm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ quá trình khôi phục phát triển kinh tế.
Ông Phạm Thế Anh
Về dư địa cho việc giảm LSCV, tôi cho rằng, chúng ta không có nhiều dư địa để hạ LSCV sâu thêm nữa. Bởi, dư địa để hạ LSCV phụ thuộc vào chênh lệch giữa LSHĐ và tỷ lệ lạm phát, khoảng chênh lệch này càng lớn thì dư địa càng nhiều. Các lãi suất điều hành của Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng từ 2,5% (lãi suất tái chiết khấu) đến 4% (lãi suất tái cấp vốn), xen giữa đó là trần LSHĐ ngắn hạn (4%). Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát bình quân 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ là 3,85%. Như vậy, chênh lệch giữa LSHĐ và tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực) chỉ có 0,15%, đồng nghĩa dư địa dành cho việc giảm LSHĐ sâu hơn nữa cũng không còn quá nhiều. Muốn giảm LSHĐ thêm nữa để giảm LSCV, cần phải giảm được tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôi cho rằng, lạm phát cũng không dễ để có thể giảm thấp hơn nữa trong bối cảnh còn nhiều thách thức như hiện nay và theo tôi, mức lạm phát cả năm 2020 sẽ dao động quanh ngưỡng 3,5%.
Chưa kể, việc hạ LSHĐ thêm nữa tôi cho là tương đối rủi ro. Quan sát trên thị trường thời gian gần đây có thể thấy, việc kênh tiền gửi tiết kiệm không còn quá hấp dẫn khi mức lãi suất hiện khá thấp, đã dẫn đến một phần dòng tiền từ kênh tiền gửi tiết kiệm chảy sang một số kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản (BĐS). Đơn cử, đối với kênh chứng khoán, có thể thấy hiện giao dịch trung bình trên thị trường đã tăng lên rất mạnh so với trước, cả về chỉ số giá và khối lượng giao dịch. Hay như đối với thị trường BĐS, nhiều báo cáo đã chỉ ra hiện mặt bằng giá BĐS không những không giảm, mà còn có xu hướng tăng, thậm chí có nhiều khu vực, nhiều sản phẩm BĐS tăng giá rất mạnh. Điều đó cho thấy, nếu cố ép LSHĐ xuống ngang lạm phát hoặc thấp hơn lạm phát, tiền sẽ chảy qua các kênh tài sản, đặc biệt là BĐS và đẩy giá các tài sản này lên, hình thành “bong bóng” giá tài sản. Bong bóng giá tài sản nếu xảy ra sẽ gây rủi ro, bất ổn cho kinh tế vĩ mô, khiến quá trình hồi phục nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.
Từ những điều trên, tôi cho rằng từ nay đến hết năm, khả năng mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định quanh ngưỡng như hiện nay.
Video đang HOT
PV: Bước sang năm 2021, nhiều ý kiến cho rằng khả năng mặt bằng lãi suất sẽ nhích lên, bởi nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi nhanh, đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong năm 2021. Quan điểm của ông về nhận định trên như thế nào?
Ông Phạm Thế Anh: Lãi suất là giá của đồng tiền, khi nào nhu cầu sử dụng vốn tăng trở lại thì giá của đồng tiền, lãi suất sẽ tăng dần lên. Trong khi đó, dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, nhiều tổ chức quốc tế đưa ra triển vọng khá tích cực. Đơn cử, Ngân hàng Thế giới dự báo, GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,8%, hay Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt 6,5%… Nền kinh tế Việt Nam bị “nén lại” trong năm 2020 sẽ là tiền đề để “bung” ra phục hồi, phát triển mạnh trong năm 2021, theo đó, khi nền kinh tế khôi phục được tốc độ tăng trưởng cao, thì nhu cầu về vốn của nền kinh tế, của doanh nghiệp sẽ tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng sẽ tăng lên… khi đó lãi suất sẽ nhích lên. Do đó, tôi cho rằng, nhận định trên cũng tương đối phù hợp.
Mặc dù vậy, theo tôi, việc nhích lên của mặt bằng lãi suất sẽ không quá nhanh và tăng cao ngay được, mà sẽ nhích dần dần, khả năng mức lãi suất sẽ nhích khoảng 0,25 – 0,5% trong quý I/2021.
PV: Vậy theo ông, thời gian tới cần định hướng điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) như thế nào?
Ông Phạm Thế Anh: Tôi đánh giá, việc điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ đầu năm đến nay là khá tốt theo hướng linh hoạt và phù hợp. Tuy nhiên, nền kinh tế, doanh nghiệp hiện vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn, trong bối cảnh diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn tương đối phức tạp và khó lường, do đó, đòi hỏi NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, cũng như đảm bảo hài hòa mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế… Đặc biệt, NHNN cần chỉ đạo sát sao đến các ngân hàng thương mại chú trọng quan tâm đến vấn đề nợ xấu, kiểm soát nợ xấu – vấn đề trọng yếu của các tổ chức tín dụng hiện nay, để đảm bảo an toàn của cả hệ thống ngân hàng.
PV: Xin cảm ơn ông!
Giá vàng hôm nay 28/11: Vẫn chìm sâu, khó tăng mạnh
Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Giá vàng trong nước
Ngày 27/11, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết cho khu vực Hà Nội ở mức: 54,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 54,95 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 50 nghìn đồng ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC áp dụng cho khu vực Hà Nội ở mức 54,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,02 triệu đồng/lượng (bán ra), không đổi ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên giao dịch 26/11.
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 2 USD lên 1.810,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex New York tăng 1,6 USD lên 1.807,1 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay
Dự báo giá vàng
Đà giảm của vàng chững lại do một bộ phận nhà đầu tư bắt đáy vì tin rằng vàng sẽ còn tăng trong dài hạn nhờ môi trường lãi suất thấp, lạm phát cao.
Vàng chưa thể bật tăng mạnh trở lại sau khi biên bản cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa được công bố. Fed hối thúc Quốc hội Mỹ sớm thông qua các biện pháp kích thích bổ sung nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Các nhà đầu tư đang đẩy mạnh mua vào vàng khi tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi vào năm 2021. Trong dài hạn, nhiều nhà phân tích tin rằng, giá vàng sẽ tăng trở lại khi USD tiếp tục suy yếu do lượng tiền lớn bơm ra các thị trường.
Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) trong một thông báo trên trang web của mình cho biết sẽ tạm ngừng mở tài khoản giao dịch đầu tư cá nhân vàng, bạc và kim loại quý khác từ 28/11 qua tất cả các kênh, bao gồm cả giao dịch mua bán tự do và ngân hàng trực tuyến hoặc điện thoại di động.
ICBC cho biết: "Do bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh toàn cầu và tình hình kinh tế chính trị quốc tế, giá kim loại quý quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều biến động, rủi ro và bất ổn trên thị trường này không ngừng gia tăng".
Dữ liệu từ Hiệp hội Vàng Trung Quốc cho thấy trong quý III năm nay, dù tiêu thụ vàng của Trung Quốc giảm 8,16% so với cùng kỳ năm 2019, xuống 225 tấn, lượng tiêu thụ vàng miếng và tiền vàng tại nước này vẫn tăng mạnh 25%, lên 65,54 tấn.
Jeffrey Halley, nhà phân tích cấp cao tại OANDA, cho hay, giá vàng đang dao động trong khoảng 1.800 USD- 1.820 USD/ounce, với khả năng đi xuống trong thời gian tới, khi đường cong lợi suất dốc hơn.
Tuy vậy, các chuyên gia khác cho biết, quỹ đạo dài hạn của vàng vẫn khá tích cực, khi giá vàng vẫn có thể tăng khoảng 19% nhờ sức hút của nó trong việc ngăn chặn lạm phát và suy giảm tiền tệ được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích kinh tế chưa từng có trên toàn cầu.
Ngân hàng ANZ dự báo, giá vàng sẽ lên 2.100 USD/ounce trong 12 tháng tới do tình trạng vắc-xin Covid-19 chưa thể phố biến cho đến nửa cuối năm 2021 và đồng USD suy yếu.
SSI Research: Trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng nóng trong quý 3/2020, trước khi gặp "lực cản" là Nghị định 81 có hiệu lực Dự báo nửa cuối năm, SSI Research nhận định thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục tăng nóng trong quý 3/2020, trước khi quy định mới khắt khe hơn có hiệu lực và giảm nhiệt sang quý 4. Ghi nhận tại báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mới nhất của SSI Research, tổng khối lượng TPDN phát hành trong quý...