Năm 2020, TP.HCM có 781 công trình vi phạm trật tự xây dựng
Thống kê của cơ quan chức năng TP.HCM, trong năm 2020 trên địa bàn TP có 781 công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Ngày 15/1, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, sau hơn một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban Thường vụ Thành ủy và bảy nhóm giải pháp tại Kế hoạch số 3333 của UBND TP.HCM, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đã được kéo giảm.
Công trình sai phạm tại dự án Khu nhà ở Him Lam Quận 7.
Cụ thể, năm 2020 tổng số công trình vi phạm trật tự xây dựng là 781 công trình, bình quân 2,2 vụ/ngày, giảm 6,3 vụ/ngày (số vụ vi phạm trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 23 ngày 25/7/2019 là 8,5 vụ/ngày).
Video đang HOT
Về công tác chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện di dời, phá dỡ để đầu tư xây dựng mới thay thế 15 chung cư cấp D trên địa bàn TP. Trong đó, di dời được 539/1.023 hộ dân tại 15 chung cư cấp D; tháo dỡ toàn bộ 4 chung cư với quy mô 14.470,4m2 sàn; đã có chủ đầu tư cho 11 chung cư; 4 chung cư chưa có chủ đầu tư.
Tại hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Sở Xây dựng TP.HCM, diễn ra ngày 14/1, ông Lê Quang Hùng – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết thách thức của TP.HCM là về công tác phát triển nhà ở vì so với bình quân cả nước, diện tích bình quân nhà ở của người dân đang thấp hơn.
Cũng tại hội nghị này, ông Lê Hoà Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, để hoàn thành kế hoạch của năm 2021, Sở cần thường xuyên theo dõi việc thực hiện các kế hoạch đề ra để kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh. Đồng thời, tập trung theo dõi việc thành lập Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận/huyện, triển khai thực hiện Luật Xây dựng, Luật Nhà ở 2014, tham mưu ngay UBND TP.HCM những quy định không còn phù hợp.
Bên cạnh đó, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng phải tập trung công việc để xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý ngay từ đầu, không để sai phạm xảy ra rồi mới xử lý.
Hà Nội hoàn thành việc xử lý vi phạm tại 8B Lê Trực đúng chỉ đạo của Thủ tướng
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực đến nay cơ bản hoàn thành.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B phố Lê Trực, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa ký ban hành báo cáo số 317/BC-UBND báo cáo Thủ tướng kết quả xử lý, khắc phục vi phạm trật tự xây dựng tại dự án số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình).
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực diễn ra từ năm 2012. Mặc dù được Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt, nhưng đến nay mới cơ bản hoàn thành.
Cụ thể, giai đoạn 1 thực hiện vào năm 2016 đã tháo dỡ phần tum thang và tầng 19. Giai đoạn 2, năm 2020 với việc tháo dỡ toàn bộ phần tường xây, vách ngăn, cửa, thiết bị tầng; hoàn thành khối lượng cắt sàn tầng 18 với diện tích 1.268m2; cắt xong 256,35 mét dài dầm, cắt xong 14/14 cột (đạt 100% số lượng cột, tương đương với 46,2 mét dài cột).
Toàn bộ tấm sàn cột, dầm sau khi cắt đã được hạ xuống, xếp gọn dưới chân công trình và hoàn trả mặt bằng đường Trần Phú để phục vụ giao thông. Trong quá trình tháo dỡ đã đảm bảo an toàn về người.
Hiện trạng công trình còn 17 tầng và tum thang, chiều cao đến mặt mái tầng 17 là 58,5m, so với giấy phép xây dựng vượt chiều cao 5,5m; diện tích sàn tăng 2.834,8m2.
Hà Nội báo cáo hoàn thành việc xử lý vi phạm tại 8B Lê Trực đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Sở Xây dựng và UBND quận Ba Đình, UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 5184/UBND-SXD ngày 30/10/2020 chỉ đạo: Cho phép giữ lại kết cấu cột, dầm, kết cấu lõi thang và dầm treo tầng 18; dầm, cột, vách tường xây lồng ô cầu thang bộ.
Các sở, ngành, UBND quận Ba Đình tiếp tục giám sát chặt chẽ công trình, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện nghiêm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Trong đó có việc hoàn trả ngân sách kinh phí cưỡng chế, khẩn trương hoàn thiện công trình theo phương án kiến trúc, hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt theo quy định, bảo đảm an toàn cho công trình và công trình xung quanh, bảo đảm mỹ quan, kiến trúc đô thị.
Việc cho phép giữ lại một số hạng mục trên là do yêu cầu về kỹ thuật, bảo đảm kết cấu và an toàn cho tòa nhà do hệ dầm treo, cột giữ lại chịu một phần lực nâng cho các tầng dưới. Nếu phá tiếp có thể bị ảnh hưởng tới kết cấu chung của tòa nhà. Các hạng mục này được hoàn thiện thành dàn hoa, bồn cây, không sử dụng cho mục đích khác.
Như vậy, đến nay, việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đối với dự án số 8B Lê Trực đã cơ bản thực hiện xong. Việc khắc phục hậu quả gây ra, chỉnh trang công trình đưa vào khai thác sử dụng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cũng nêu, việc khắc phục hậu quả gây ra, chỉnh trang công trình đưa vào khai thác sử dụng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. UBND thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, UBND quận Ba Đình thực hiện nghiêm túc. Đồng thời đơn vị sẽ tổ chức rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác quản lý, không để xảy ra các trường hợp vi phạm tương tự trên địa bàn.
Thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực Tổ công tác liên ngành và Thành viên Tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ tổ chức xử lý phần vi phạm trật tự xây dựng sai với Giấy phép được cấp tại công trình số 8B Lê Trực Ngày 2/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2243/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành xử...