Năm 2020 là năm nóng nhất ở châu Á
Ngày 26/10, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết năm 2020 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử ở châu Á, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của toàn châu lục.
Người dân tránh nắng nóng dưới bóng cây tại Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, miền trung Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Trong báo cáo thường niên về Tình hình khí hậu ở châu Á, WMO cho biết nhiệt độ trung bình ở châu Á trong năm 2020 cao hơn 1,39 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1981-2010.
Thời tiết khắc nghiệt và tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra trên khắp châu Á trong năm vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, khiến hàng triệu người khác phải di dời chỗ ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD đồng thời tàn phá cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái. Quá trình phát triển bền vững cũng đối mặt với thách thức do an ninh lương thực và nguồn nước không được đảm bảo, nguy cơ về sức khỏe và suy thoái môi trường gia tăng.
Theo WMO, các trận lũ lụt và bão xảy ra năm 2020 đã ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người dân châu Á, trong đó 5.000 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết những thảm họa thời tiết như lũ lụt, mưa bão hay hạn hán tác động đáng kể tới nhiều nước ở châu Á. Kết hợp thiệt hại của các nước, quá trình phát triển bền vững chung của châu Á cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Báo cáo đưa ra thống kê tổng thiệt hại trung bình hằng năm do các nguy cơ từ môi trường, trong đó ước tính thiệt hại của Trung Quốc là 238 tỷ USD, Ấn Độ 87 tỷ USD, Nhật Bản 83 tỷ USD và Hàn Quốc 24 tỷ USD. Còn ở một số nước đang phát triển, xét trên quy mô nền kinh tế, tổn thất trung bình hằng năm ước tính tương đương 7,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đối với Tajikistan, 5,9% đối với Campuchia và 5,8% đối với Lào.
Bên cạnh đó, thời tiết khắc nghiệt cũng để lại những hệ lụy kinh tế – xã hội, ví dụ thời gian di dời do thảm họa thời tiết tại một số khu vực ở châu Á bị kéo dài khiến nhiều người dân không thể trở về nhà hoặc tái hòa nhập cộng đồng. Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao được dự báo cũng dẫn đến quỹ thời gian làm việc ngoài trời bị rút ngắn, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
Ngoài ra, năm 2020 cũng ghi nhận nhiệt độ mặt biển trung bình đạt mức cao kỷ lục tại khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. Nhiệt độ mặt biển và sự ấm lên của đại dương trong và quanh khu vực châu Á còn tăng cao hơn nhiệt độ trung bình toàn cầu.
Mức tan băng tối thiểu ở Bắc cực (chỉ sau tan băng mùa hè) năm 2020 thấp thứ hai trong kỷ lục được vệ tinh ghi nhận từ năm 1979.
Có khoảng 100.000 km2 sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng và trên dãy Himalaya, tương đương lượng băng lớn nhất bên ngoài vùng cực, đồng thời là đầu nguồn của 10 con sông lớn ở châu Á. Báo cáo cho rằng lượng sông băng giảm từ 20 – 40% vào năm 2050, ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 750 triệu người tại khu vực. Điều này cũng sẽ tác động đến mực nước biển toàn cầu, chu trình nước khu vực và các nguy cơ trong tự nhiên như lở đất và tuyết.
Cũng theo WMO, 25% diện tích rừng ngập mặn của châu Á nằm ở Bangladesh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão, diện tích này giảm khoảng 19% trong giai đoạn 1992-2019.
Báo cáo của WMO được đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow (Anh), từ ngày 31/10 – 12/11.
Đại dương đóng vai trò then chốt trong hệ thống khí hậu toàn cầu
Nhân Ngày Khí tượng thế giới (23/3), Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã nhấn mạnh vai trò then chốt của đại dương đối với hệ thống khí hậu cũng như giúp đảm bảo phát triển kinh tế và an ninh lương thực toàn cầu.
Băng trôi trên vùng biển phía đông Greenland. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
WMO cảnh báo rằng biến đổi khí hậu không chỉ đang tác động tới đại dương mà còn làm gia tăng các rủi ro cho hàng trăm triệu người, đồng thời nhấn mạnh các hoạt động quan sát, nghiên cứu và dự báo có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Với chủ đề của Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 là "Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta", WMO đã nhấn mạnh việc kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống Trái đất khi chỉ ra rằng đại dương đóng vai trò làm bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như băng tải của Trái đất bằng cách hấp thụ và biến đổi một phần bức xạ của Mặt trời chiếu lên bề mặt Trái Đất. Các dòng hải lưu hình thành và lưu thông sức nóng này quanh trái đất, từ đó quyết định nhiệt độ thời tiết cũng như khí hậu của Trái Đất trên quy mô toàn cầu cũng như các vùng.
Tuy nhiên, sự cân bằng đại dương và khí quyển tự nhiên ngày càng "chênh lệch" do tác động từ các hoạt động của con người.
Theo Tổng Thư ký WMO, Petteri Taalas, nhiệt độ đại dương đang ở mức kỷ lục, quá trình đại dương bị acid hóa đang tiếp diễn. Nhiệt độ đại dương ấm lên đã thúc đẩy một mùa bão kỷ lục ở Đại Tây Dương và các cơn lốc xoáy nhiệt đới dữ dội bất thường ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương.
Thiệt hại từ ảnh hưởng của nước dâng do bão ở những khu vực này đã chứng tỏ sức mạnh của đại dương và tác động tàn phá của nó đối với các cộng đồng dân cư ven biển. Thể tích băng tối thiểu trên khu vực Bắc Cực năm 2020 được ghi nhận nằm trong nhóm có mức thấp nhất. Các cộng động ở vùng cực đã phải hứng chịu lũ lụt bất thường ở ven biển cũng như các hiểm họa trên biển do băng tan. Với 40% dân số toàn cầu sống cách bờ biển chỉ 100km, có thể thấy nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ an toàn cộng đồng dân cư trước tác động của các thiên tai ven biển.
Cũng theo ông Taalas, WMO sẽ công bố một báo cáo về tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2020 trước ngày Trái Đất 22/4/2021, bao gồm các chỉ số và tác động khí hậu liên quan tới đại dương.
Tân Thủ tướng Nhật Bản cam kết thực hiện gói kích thích kinh tế quy mô lớn Ngày 7/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông sẽ thực hiện cam kết về việc đưa ra một gói kích thích kinh tế quy mô lớn nhằm khôi phục nền kinh tế đang bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AFP/TTXVN Trong bài phát biểu tại sự kiện khởi động chiến...