Năm 2020, các giải pháp thanh toán số chiếm tới 89% thị trường
Các ứng dụng gọi xe công nghệ hiện không nằm ngoài xu hướng thanh toán điện tử, thậm chí còn xem đây là cơ hội để phát triển.
Hiện nay, ví điện tử ( trung gian thanh toán) không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Dự báo, đến năm 2020, thị trường thanh toán điện tử – FinTech Việt Nam tăng lên mức 7,8 tỷ USD với các giải pháp thanh toán số chiếm tới 89% thị trường.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Thị trường thanh toán điện tử Việt Nam có sự góp mặt đa dạng của các loại ví điện tử, đây chính là thuận lợi cho định hướng này của các doanh nghiệp xe công nghệ. Grab lựa chọn ví điện tử Moca, Fastgo chọn liên kết với Vimo. Nhờ thế, thị trường thanh toán không tiền mặt trở nên sôi động hơn.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử tăng gần 200% trong thời gian qua. Theo Ngân hàng Nhà nước, quý I/2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng gần 69% và qua kênh điện thoại di động tăng gần 98% so với cùng kỳ 2018. Và ngay lúc này, các doanh nghiệp nội, trong đó có lĩnh vực vận tải cần phải “nhanh chân” phát triển, tối ưu những dịch vụ hay hợp lực để tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh các đối thủ ngoại giàu tiềm lực đã nhận ra Việt Nam là mảnh đất màu mỡ.
Theo doanh nghiệp
Chưa cho phép nhà mạng cung cấp Mobile Money chuyển tiền quốc tế
Đối tượng được tham gia cung cấp dịch vụ Mobile Money là các đơn vị viễn thông đã được cấp phép trung gian thanh toán...
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm dần từng bước đối với dịch vụ Mobile Money.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết dự thảo về nguyên tắc quản lý dịch vụ Mobile Money mà Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi trình Chính phủ quyết định, sẽ chưa cho phép nhà mạng di động cung cấp dịch vụ Mobile Money chuyển tiền quốc tế.
Lãnh đạo Vụ Thanh toán cho biết, trên thế giới, một số nước đi trước đã cho phép Mobile Money cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế giữa các tài khoản tiền di động, tuy nhiên tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chưa tính đến câu chuyện cho phép Mobile Money cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và liên kết chéo giữa các công ty Mobile Money.
Theo ông Dũng, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm dần từng bước đối với dịch vụ Mobile Money. Theo đó, sau khi các công ty Mobile Money có kinh nghiệm, làm thành công dịch vụ trong nước, rồi mới tính tới chuyện liên thông với nước ngoài. Đồng thời làm thành công với một ví rồi tính chuyện làm liên thông giữa các ví với nhau.
Theo dự thảo về nguyên tắc quản lý dịch vụ Mobile Money mà Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất để trình Chính phủ (trước đó, ngày 4/4, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng nhưng sau một tháng, Thủ tướng đã trả về, yêu cầu xin ý kiến các bộ và đang được Ngân hàng Nhà nước tiến hành), đối tượng được tham gia cung cấp dịch vụ Mobile Money là các đơn vị viễn thông đã được cấp phép trung gian thanh toán.
Vụ trưởng Phạm Tiến Dũng cũng cho biết, việc mở dịch vụ ví điện tử có nhiều vấn đề cần được nhà cung cấp dịch vụ quan tâm như đảm bảo thông tin khách hàng, đảm bảo dữ liệu, đảm bảo tiền gửi, đảm bảo phòng chống rửa tiền.
Ngân hàng Nhà nước khi cấp phép cho doanh nghiệp trung gian thanh toán đã xem xét tất cả các yếu tố này, do vậy nhà mạng đã có giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán sẽ đảm bảo có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Tới đây, nếu Chính phủ đồng ý với các nguyên tắc quản lý Mobile Money mà Ngân hàng Nhà nước xây dựng, theo đó sẽ có 2 trong số 3 nhà mạng viễn thông lớn được cung cấp dịch vụ Mobile Money, là Viettel và VinaPhone. Đối với MobiFone nhà mạng này cũng đã nộp đề án xin cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo VnEconomy
Cựu CEO Ahamove đầu quân cho Ví điện tử MoMo, làm giám đốc mảng dịch vụ chuyển tiền Cựu Tổng giám đốc Ahamove, ông Trường Bomi chính thức gia nhập Ví điện tử MoMo ở vị trí Giám đốc mảng dịch vụ chuyển tiền. Ông Trường Bomi (Nguyễn Xuân Trường) Cựu CEO Ahamove đã chính thức gia nhập Momo. Chia sẻ với ICTnews vào sáng nay, ông Trường Bomi (Nguyễn Xuân Trường), Cựu CEO của ứng dụng giao hàng tức thời...