Năm 2019, tập trung bồi dưỡng giáo viên và viết sách giáo khoa lớp một
Trong năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tập trung chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó đặc biệt ưu tiên việc bồi dưỡng giáo viên và viết sách giáo khoa lớp một.
Trong năm 2019, ngành giáo dục sẽ đặc biệt chú trọng bồi dưỡng giáo viên và viết sách giáo khoa lớp một. (Ảnh: PM/Vietnam )
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ đã có kế hoạch cụ thể để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, bắt đầu với lớp một.
Thực nghiệm sách trong học kỳ một năm học 2019-2020
Về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao viết một bộ sách giáo khoa để đảm bảo có một bộ sách cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục theo Nghị quyết 88 của Chính phủ, ông Thành cho biết tới đây, Bộ sẽ tổ chức tuyển chọn chủ biên và tác giả để tổ chức biên soạn. Trong một vài ngày tới, Bộ sẽ gửi thư mời. Sau khi có chủ biên, tác giả, bộ sẽ tập huấn để đảm bảo sách được viết theo chủ trương của chương trình mới. Trong đó, sẽ có những nội dung mới cần đưa vào như chống định kiến, bình đẳng giới…
Trong năm 2019, Bộ sẽ tập trung vào sách lớp một để triển khai kịp thời. Trong học kỳ một năm học 2019-2020, sách sẽ được thực nghiệm ở một số lớp thuộc một số địa phương.
“Chương trình mới sẽ có những thay đổi so với chương tình hiện hành về nội dung kiến thức, phần nào không phù hợp sẽ được thay thế, theo hướng phát triển năng lực học sinh, để đảm bảo sách hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy và học,” ông Thành chia sẻ.
Video đang HOT
Phân loại đối tượng để bồi dưỡng giáo viên
Về vấn đề bồi dưỡng giáo viên, ông Thành cho hay, có bốn đối tượng tập trung bồi dưỡng: cán bộ quản lý cấp phòng, sở giáo dục, đơn vị quản lý chỉ đạo trên toàn quốc; hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý thực thi với hơn 28.000 trường; giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông với khoảng 900.000 người; cán bộ sẽ triển khai bồi dưỡng, là giảng viên sư phạm chủ chốt.
Nội dung bồi dưỡng tập trung được xây dựng phù hợp với từng đối tượng. Ví dụ, với hiệu trưởng sẽ tập trung vào việc tổ chức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong nhà trường. Với giáo viên, tập trung tập huấn thực hiện các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực theo tinh thần phát triển năng lực, phẩm chất người học.
[Bồi dưỡng giáo viên: Sẽ không còn "tam sao thất bản"]
Phương thức bồi dưỡng kết hợp giữa qua mạng internet và trực tiếp. Trong đó, việc tập huấn qua mạng không chỉ là lý thuyết mà chú trọng các vấn đề thiết thực nhất với giáo viên trong quá trình thực hiện triển khai, tập trung vào nghiên cứu các trường hợp cụ thể, có các bài học minh họa và phân tích, tập huấn trên công việc.
Về tập huấn trực tiếp, sẽ bồi dưỡng từ đội ngũ báo cáo viên nguồn, cốt cán, từ đó bồi dưỡng đại trà. Lực lượng báo cáo viên nguồn gồm các giảng viên sư phạm, các cán bộ quản lý giỏi, hiệu trưởng và giáo viên giỏi, từ đó bồi dưỡng cho khoảng 800 giảng viên sư phạm chủ chốt. Tiếp đó sẽ mở rộng tập huấn cho 713 trưởng phòng giáo dục đào tạo, hơn 1.000 cán bộ giáo dục cấp phòng, 4.000 hiệu trưởng cốt, 7.000 đến 8.000 tổ trưởng bộ môn, 28.000 giáo viên cốt cán để hiểu thật rõ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Mỗi trường chọn một giáo viên cốt cán, đảm bảo trong một khu vực quận, huyện, có đủ giáo viên cốt cán cho tất cả các môn học. Đội ngũ này sẽ tiếp tục mở rộng bồi dưỡng đại trà ở các địa phương.
“Trong 2019 sẽ tập trung hướng tới giáo viên dạy lớp một. Hiện bậc tiểu học có khoảng 350.000 giáo viên, trong đó 70.000 giáo viên lớp một sẽ là đối tượng được ưu tiên triển khai tập huấn,” ông Thành cho hay.
Phạm Mai
Theo Vietnam
Có được công khai tên thí sinh gian lận điểm thi?
Ngày 26/3, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) họp báo về tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I năm 2019 và kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2019. Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã trả lời các câu hỏi của báo chí về xử lý gian lận thi cử, chuẩn bị sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT) mới, giảm áp lực cho giáo viên... Vấn đề có nêu tên các thí sinh gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình hay không cũng được quan tâm.
Bộ GD-ĐT kiên quyết xử lý nghiêm gian lận thi cử
Về xử lý gian lận thi cử, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, Bộ GD-ĐT và Bộ Công an đã nỗ lực suốt 9 tháng qua, kiên quyết xử lý nghiêm mọi sai phạm, không dung túng bất kỳ ai, kết quả điều tra là câu trả lời mà Bộ GD-ĐT gửi đến xã hội trong việc quyết tâm loại bỏ mọi gian lận.
Cụ thể, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, Bộ GD-ĐT phối hợp mở rộng điều tra xác minh để xử lý các tiêu cực và gian lận có tổ chức tại Hội đồng thi một số địa phương.
Kết quả điều tra cho thấy, đã phát hiện 44 thí sinh tại cụm thi Sơn La với 95 bài thi trắc nghiệm và 2 bài thi Ngữ văn có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Tại cụm thi Hòa Bình phát hiện 64 thí sinh, trong đó có 63 người năm 2018 và một người năm 2017 có sự thay đổi, điểm chấm thẩm định giảm so với điểm công bố.
Căn cứ kết quả thông báo của Bộ Công an, Bộ GD-ĐT đã thông tin tới các Sở GD-ĐT Hòa Bình, Sơn La yêu cầu cập nhật kết quả thi sau khi chấm thẩm định, xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018 cho các thí sinh liên quan; thông báo kết quả cho các thí sinh và các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên có liên quan.
Bộ GD-ĐT đồng thời yêu cầu các đại học, học viện, trường đại học và các trường cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) và Cục Đào tạo (Bộ Công an) liên hệ chặt chẽ với các Sở GD-ĐT Hòa Bình, Sơn La để có thông tin về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT sau rà soát, kết quả điểm thi tại công văn thông báo của Bộ Công an, của Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Sơn La để xét tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2017, 2018 và thông báo kết quả cho các thí sinh liên quan.
Chuyên gia pháp lý nói gì
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Từ Tiến Đạt, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết, theo thông tin ban đầu, có thể các em học sinh không biết việc gian lận này. Vụ việc có thể là do phụ huynh, người thân của họ làm. "Quan điểm của tôi là, nếu cơ quan chức năng xác định chỉ có phụ huynh tham gia việc chạy nâng điểm thì việc công bố danh tính người vi phạm là cần thiết. Cạnh đó, phải có hình thức chế tài tương ứng với mức độ vi phạm của phụ huynh. Trong tình huống này không được bêu tên học sinh vì họ cũng được xem là hạn nhân của người lớn".
"Còn trường hợp các học sinh biết và tham gia vào vụ việc, tôi thiết nghĩ, nếu hành vi chỉ dừng lại ở mức vi phạm hành chính thì không nêu tên vì tính chất mức độ chưa quá nguy hiểm. Việc nêu tên chưa hẳn có tác dụng răn đe, giáo dục. Ngược lại có khi gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý, ảnh hưởng đến tương lai các em. Như vậy, cái hại sẽ lớn hơn cái lợi. Còn nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hình sự thì không cần thiết phải giấu tên. Vì lúc này, hành vi đã gây hậu quả lớn cho xã hội", Luật sư Đạt nói.
Theo Luật sư Trần Như Lực, Đoàn Luật sư TP HCM, Hiến pháp 2013 qui định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình". Luật Dân sự đã cụ thể hóa điều này và qui định, các cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình... Như vậy, nếu các học sinh không vi phạm qui chế thi, không đứng ra "chạy" điểm... mà vẫn bị bêu tên thì ai bêu tên học sinh là xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của nạn nhân.
Luật sư Đinh Văn Lương, Đoàn Luật sư TP HCM cho biết, ông đồng tình với quan điểm của ông Mai Văn Trinh, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT là không thể vội vàng nêu tên các học sinh. Hiện cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc theo qui định, đang mở rộng điều tra. Thông tin đến thời điểm hiện nay, người trực tiếp làm sai kết quả không phải do học sinh nên việc bêu tên học sinh là không thể chấp nhận. Vì bêu tên sẽ ảnh hưởng đến quyền nhân thân của nạn nhân, ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của các em.
Về phía cơ quan quản lý, theo ông Mai Văn Trinh, việc công khai danh tính phụ huynh, thí sinh gian lận điểm thi căn cứ vào Hiến pháp, vào Luật Dân sự, và nhất là căn cứ vào thực tiễn điều tra của các cơ quan điều tra. Công khai đến đâu, mức độ nào là quyết định của các cơ quan điều tra.
Nguyệt Thương - G.Nguyễn - Cao Phong
Theo baophapluat
Hà Tĩnh: Không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp 3 Đã lên lớp 3, nhưng một học sinh ở Hà Tĩnh vẫn không đọc được, không biết ghép vần để viết, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 không biết làm. Theo phản ánh của giáo viên đang dạy tại Trường Tiểu học Cẩm Sơn, nhiều học sinh ở trường này đang có hiện tượng "ngồi nhầm lớp", khi lên lớp...