Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt chỉ tiêu và đạt trên 7%
Với mức tăng trưởng GDP 7,31% trong quý 3, VEPR cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,6%-6,8% của năm do Quốc hội đề ra là khả thi và dự báo tăng trưởng còn có thể đạt 7,05%.
Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3, do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện và công bố ngày 10/10. (Ảnh: PV/Vietnam )
Đây là nội dung chính được công bố tại Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3, do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra ngày 10/10.
Báo cáo dẫn lời các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù kinh tế thế giới chứng kiến sự suy giảm về tăng trưởng trong quý 3 song Việt Nam vẫn đạt mức 7,31%, đó là nhờ vào thị trường với hoạt động kinh doanh bán lẻ và dịch vụ diễn ra ổn định. Do đó, tuy tăng trưởng vốn đầu tư tại khu vực Nhà nước thấp, nhưng khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tiếp tục có tăng trưởng cùng tỷ lệ giải ngân cao. Nhờ vậy, cán cân thương mại trong chín tháng của năm duy trì ở trạng thái cân bằng.
Báo cáo cũng chỉ ra điểm sáng trong quý, đó là lạm phát bình quân ở mức 2,23%, đưa CPI 9 tháng giữ ở mức 2,5%. Tuy nhiên, tiến sỹ Phạm Thế Anh-Kinh tế trưởng VEPR, cho rằng việc kiểm soát lạm phát vẫn không thể chủ quan bởi nhiều nguy cơ tiềm ẩn vẫn luôn rình rập, như biến động về giá lương thực, thực phẩm tăng do tình hình bệnh dịch hay giá dịch vụ giáo dục đồng thời tăng và giá năng lượng biến động không ngừng.
[Khơi niềm đam mê khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên Việt Nam]
Tính chung chín tháng, khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,85%/năm. Tuy nhiên, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu ở mức 2,02%/năm trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng tới 9,56%/năm.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tăng 9,6%/năm và chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng khả quan và tăng 9,5%/năm. Nhưng đáng chú ý, chỉ số tồn kho bình quân vẫn tiếp tục tăng cao theo đà từ năm 2018 và lên tới 17,2%/năm.
Video đang HOT
Cả nước đón nhận 35.316 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 430.600 tỷ đồng, tại quý 3. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trên bình diện quốc tế, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, Nhật Bản-Hàn Quốc đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị các đồng tiền mạnh và thị trường tài sản. Do đó, nhiều nền kinh tế lớn đang hướng tới giảm lãi suất nhằm mục đích khuyến khích tăng trưởng.
Tại Việt Nam, lãi suất liên ngân hàng đang giảm mạnh sau quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn rẻ hơn về cuối năm.
Theo các chuyên gia, Việt Nam trở thành một trong bảy đối tác xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ trong quý 3 đã giúp lượng dự trữ ngoại hối trong nước gia tăng, đạt hơn 71 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và khách quan.
“Bên cạnh đó, Việt Nam nên tập trung vào cải cách chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định,” báo cáo dẫn lời các chuyên gia cho hay.
Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Chất lượng tăng trưởng đang kém đi
Chuyên gia nhận định, tăng trưởng nhờ vào công nghiệp khai khoáng là tăng trưởng không phải màu hồng mà tiềm ẩn nhiều rủi ro của sự không bền vững.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2019 đạt mức 7,31%, tổng 9 tháng đầu năm đạt 6,98%. Đóng góp chính của 9 tháng đầu năm 2019 đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, trong đó ngành khai khoáng tăng vọt.
Đóng góp chính của 9 tháng đầu năm 2019 đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, trong đó ngành khai khoáng tăng vọt mà cụ thể là khai thác than.
Nguy cơ từ...tăng trưởng nhờ ngành khai khoáng
Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, Chuyên gia kinh tế trưởng VEPR, lý do khiến tăng trưởng 9 tháng bằng so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng công nghiệp cao hơn, bù đắp sụt giảm của ngành nông nghiệp. Trong đó, ngành khai khoáng tăng vọt, cụ thể là than đá.
Theo chuyên gia, khai thác than đá, sau nhiều năm gần đây liên tục suy giảm cho thấy tốc độ phát triển 9 tháng vẫn chưa thực sự ổn định, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng.
"Việc khai thác tài nguyên tăng lên, điều đó gây ô nhiễm môi trường. Theo quan điểm cá nhân tôi, đây là sự tăng trưởng không bền vững, chất lượng tăng trưởng đang kém đi", PGS. TS Phạm Thế Anh nhận định.
Theo VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III-2019 đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%. Trong đó, 9 tháng năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
Bên cạnh đó, nếu nhìn vào công nghiệp chế biến chế tạo thì thấy tụt giảm. Chỉ số tồn kho của ngành này tăng cao, điều đó có nghĩa sản xuất thời gian tới sẽ ít đi.
"Tuy là kinh tế tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng này không phải bức tranh màu hồng, mà sẽ là rủi ro trong thời gian tới", PGS.TS. Thế Anh nêu quan điểm.
Cụ thể, chỉ số tồn kho bình quân tăng cao theo đà từ năm 2018 lên tới 17,2% cho thấy tiềm ẩn rủi ro về đình trệ sản xuất tạm thời và doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất.
Điều này cũng thể hiện rõ trong chỉ số PMI (chỉ số quản trị nhà mua hàng) suy giảm trong quý III và kết thúc tại 50,5 điểm vào cuối tháng 9, mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Chỉ số này cho thấy số lượng đơn hàng mới tăng cho các doanh nghiệp Việt Nam thấp nhất trong 3 năm qua, doanh thu bán hàng ở nước ngoài cũng giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu thị trường.
Các đối tác quan trọng về xuất khẩu của Viẹt Nam như Mỹ, châu Âu... có mức tăng trưởng kinh tế thấp, sức mua suy yếu, kinh tế bất ổn là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp.
Tăng trưởng năm 2019 đạt 7,05%
Nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cũng cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi. Tuy nhiên, trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản.
Dự báo tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2019 có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt, khách quan và tôn trọng quy luật thị trường nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài, nhóm chuyên gia của VEPR khuyến nghị.
Tỷ lệ lạm phát bình quân quý III/2019 đang ở mức vừa phải, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Ảnh hưởng từ dịch tả lợn và tăng giá xăng có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao.
Đặc biệt, nhóm chuyên gia kinh tế của VEPR đã đưa ra cảnh báo Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ trong tương lai gần. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa trong quý III ước tính thặng dư 4,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước thâm hụt 4,9 tỷ USD, khu vực FDI (kể cả dầu thô) thặng dư 9,16 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2019, giá trị xuất khẩu của hàng Việt Nam sang Mỹ tăng 27% về mặt giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 39 tỷ USD.
Theo đánh giá của VEPR, việc Việt Nam trở thành 1 trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý III, cùng với lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD đã đưa Việt Nam tới gần cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ. Do đó, VEPR khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việt Nam nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt bất ổn của kinh tế thế giới, đặc biệt nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định.
Đánh giá về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Quốc Khắc Bảo - Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết, thị trường trái phiếu phát triển sẽ là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế và giải "lời nguyền" trước đây rằng hệ thống ngân hàng "bắt nền kinh tế làm con tin".
"Trước đây có tăng trưởng tín dụng thì có tăng trưởng, siết tăng trưởng tín dụng là hy sinh tăng trưởng. Điều này khiến hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tỷ giá phải chịu sức ép rất lớn", ông Bảo nói.
Trong bối cảnh đó, VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV-2019 sẽ đạt 7,26% và tăng trưởng cả năm sẽ đạt mức 7,05%.
Thy Hằng
Theo Enternews.vn
Đón đầu lợi thế Hiệp định CPTPP, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh Trong quý 1/2019, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn 723,2 triệu USD. Sự vươn lên của vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc một phần do nhà đầu tư đón đầu lợi thế từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)....