Năm 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi THPT quốc gia
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD-ĐT, cho biết năm 2019 sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia để đảm bảo sự nghiêm túc, khách quan và quyền lợi của thí sinh.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 – ĐÀO NGỌC THẠCH
Ông Trần Anh Tuấn thông tin, năm nay ngay trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, các cơ sở giáo dục đại học đã có 172 mã tuyển sinh tuyển đủ chỉ tiêu. Trong đó có 226 mã tuyển sinh tuyển được 70% chỉ tiêu, chiếm 70% tổng số mã tuyển sinh trên toàn quốc.
Điểm chuẩn thấp, không thu hút thí sinh là cơ hội cho các trường nâng cao chất lượng đào tạo !
Nhận định về điểm chuẩn của các trường trong năm nay, ông Tuấn cho biết: “Phổ điểm năm nay có thấp hơn phổ điểm của năm 2017 một chút. Tuy nhiên, đây là mức giảm chung trên toàn hệ thống, xảy ra ở cả trường tốp trên và dưới nên vẫn đảm bảo công bằng cho thí sinh. Tuy nhiên, ở một số nhóm ngành có điểm chuẩn thấp hơn so với các nhóm ngành khác trong cùng một trường, thậm chí khác trường, đây là điều hết sức bình thường.
Video đang HOT
Theo ông Tuấn, điểm chuẩn của các ngành phụ thuộc vào chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo của các ngành, độ “hot” của thị trường đối với ngành đó. Vì thế nếu năm nay điểm chuẩn đầu vào của một số ngành thấp thì đây cũng là cơ hội để các trường, các ngành khi có điểm chuẩn thấp không thu hút được nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển thì cần nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình, nâng cao chuẩn đầu ra, chất lượng đội ngũ…, làm sao tăng được uy tín của ngành đó để trong năm tới tiếp tục thu hút được thí sinh vào.
Giữ nguyên thi THPT quốc gia đến năm 2020
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 xảy ra tiêu cực ở khâu chấm thi tại một số địa phương, vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là liệu những năm sắp tới sẽ có những điều chỉnh gì trong kỳ thi này. Ông Trần Anh Tuấn cho rằng: “Dù có một số tiêu cực xảy ra trong kỳ thi THPT Quốc gia tại một số địa phương, tuy nhiên đây là thiểu số và chúng ta không vì thế phủ định hoàn toàn những nỗ lực tổ chức, làm bài thi nghiêm túc của số đông còn lại. Kỳ tuyển sinh năm nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kế thừa kết quả thành công của năm 2017″.
Theo ông Tuấn, Bộ sẽ tiếp tục cải tiến quy trình nhưng theo lộ trình đổi mới thi cử và về mặt tổng thể, cho đến năm 2020, quá trình tuyển sinh, xét tuyển vào các trường đại học, cao đăng, trung cấp sư phạm sẽ giữ nguyên. “Chúng tôi sẽ tập trung cải tiến kỹ thuật phần mềm, một số khâu quan trọng trong quy trình tổ chức thi, chấm thi…để đảm bảo tối đa quyền lợi của các thí sinh cũng như sự nghiêm túc khách quan của kỳ thi THPT quốc gia”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo thanhnien.vn
Nâng điểm chuẩn để "đánh trượt" 1 thí sinh: Cao đẳng Sư phạm Gia Lai vi phạm quy chế xét tuyển
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng: Dù có 1, 2 thí sinh đăng ký vào ngành thì nhà trường phải có giải pháp tuyển thêm các đợt sau để không vi phạm quy chế xét tuyển.
Ảnh minh họa
Trước những ồn ào liên quan tới Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nâng điểm chuẩn lên 23 để "đánh trượt" 1 thí sinh có điểm 22,5 đăng ký vào trường, ông Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng: Việc xét tuyển là quyền tự chủ của các trường. Tuy nhiên, điểm chuẩn là các trường phải căn cứ vào chỉ tiêu và xét từ trên xuống đến khi hết chỉ tiêu thì ra điểm chuẩn. Các trường có thể xét chỉ tiêu chênh ra một chút để phòng trường hợp thí sinh không đến xác nhận nhập học.
Tuy nhiên, việc nhà trường tự ý nâng điểm chuẩn lên quá cao để cố tình đánh trượt thí sinh và theo giải thích là vì chỉ có 1 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 nên không thể mở lớp. Thực tế nhà trường làm như vậy là vi phạm nguyên tắc xét tuyển. Dù có 1, 2 thí sinh đăng ký vào ngành thì nhà trường phải có giải pháp tuyển thêm các đợt sau để không vi phạm quy chế xét tuyển.
Ông Tuấn cho biết, Bộ GDĐT đã tiếp nhận thông tin về sự việc này và đang yêu cầu Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai báo cáo giải trình.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Trịnh Đào Chiến - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai cho biết, thí sinh Linh (dân tộc Ba Na, không có họ) đạt 22,5 điểm bị "đánh trượt" ngành sư phạm Ngữ văn đã trúng tuyển nguyện vọng 2 ngành Giáo dục Tiểu học của trường.
"Những em điểm cao không đỗ vào ngành được mở lớp thì 90% số em đã lọt vào nguyện vọng 2 ngành Giáo dục Tiểu học và ngành Giáo dục Mầm non (nhất là Tiểu học), như vậy là đã đúng khối", TS Chiến thông báo.
Ths Ngô Võ Thạnh - Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai - phân tích thêm: Theo quy chế xét tuyển, thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Nguyện vọng 1 sẽ được xét trước tiên, nếu nguyện vọng 1 trúng tuyển các nguyện vọng sau sẽ tự động bị hủy bỏ.
"Với quy tắc trên, nếu chúng tôi không đặt 23 điểm để cho em Linh trượt thì hệ thống tuyển sinh sẽ xét em Linh trúng tuyển nguyện vọng 1, tức là nguyện vọng nhà trường không thể mở lớp. Việc trúng tuyển này đồng nghĩa với các nguyện vọng 2, 3... sẽ đóng lại hết, em Linh không thể đi học được bất kì trường nào khác".
HUYÊN NGUYỄN - ĐÌNH VĂN
Theo laodong.vn
Chưa rà soát thí sinh điểm cao ngành công an ở Lạng Sơn, Hòa Bình Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ này không nhận được thông tin chính thức từ Học viện An ninh nhân dân về việc muốn rà soát đối chiếu bài thi gốc của các thí sinh điểm cao. Ảnh minh họa Nếu Học viện An ninh nhân dân muốn...