Năm 2019: Không còn độc quyền trong in ấn, phát hành sách giáo khoa
Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Năm 2019: Không còn độc quyền trong in ấn, phát hành SGK
Theo đó, mục tiêu tổng quát kế hoạch năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Nghị quyết nêu rõ, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đổi mới công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, bất cập, không để độc quyền, lãng phí trong in, phát hành, sử dụng sách giáo khoa. Tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, an toàn, chất lượng.
Tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, trang bị kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương. Tiếp tục xử lý căn cơ vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Video đang HOT
Thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục đào tạo cho vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách. Có cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Phấn đấu năm học 2019 – 2020 có 92,6% học sinh cấp trung học cơ sở và 74,4% học sinh cấp trung học phổ thông đi học đúng độ tuổi.
Theo infonet
Xóa độc quyền sách giáo khoa: Sớm hay muộn cũng phải làm
Nhận thấy việc Bộ GD&ĐT vừa tổ chức biên soạn, vừa tổ chức thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo việc xuất bản, in và phát hành SGK đã tạo ra thế độc quyền khép kín trong tất cả các khâu từ biên soạn đến phát hành, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã kiến nghị Quốc hội xem xét tách việc biên soạn, xuất bản SGK giáo dục phổ thông ra khỏi chức năng quản lý nhà nước về giáo dục.
Nhiều bất cập chưa được giải quyết
Hoạt động in, phát hành sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) trong những năm qua đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Theo số liệu của NXB Giaó dục Việt Nam, tỷ lệ đấu thầu in trong năm 2016, 2017 là khoảng 70%. Điều này cho thấy hoạt động in SGK GDPT còn khép kín, tính cạnh tranh chưa cao... Điều này có thể dẫn đến hạn chế về chất lượng, khó giảm giá thành, chưa khuyến khích việc đầu tư phát triển ngành in.
Không những thế, doanh thu từ bán SGK GDPT những năm gần đây khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận từ SGK hàng năm tăng: năm 2016 là 72 tỷ đồng, năm 2017 lên 150,8 tỷ đồng. Mức chi chiết khấu phát hành SGK GDPT 25% (khoảng 250 tỷ đồng/năm) là khá cao, chưa phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh, giáo viên. Đồng thời, mâu thuẫn với việc NXB GD Việt Nam báo lỗ liên tiếp 3 năm gần đây. Vấn đề này Ủy ban văn hóa Giáo dục Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đã đề nghị Bộ GD&ĐT làm rõ.
Cũng theo báo cáo, trong nhiều năm qua, ngoài bộ SGK GDPT 2000 (từ lớp 1 đến lớp 12) do Bộ GD&ĐT biên soạn, xuất bản, in, phát hành, còn có một số sách thực nghiệm, tài liệu thí điểm cũng do NXB GDVN xuất bản, in, phát hành, đang được sử dụng tại nhiều trường phổ thông trên cả nước, trong đó có bộ sách mô hình trường học mới (VNEN) và tài liệu Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục (CNGD).
Tuy là sách thí điểm, nhưng hàng năm sản lượng in, phát hành sách VNEN và sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD tăng đột biến: Năm 2017 sản lượng in, phát hành tài liệu Tiếng Việt lớp 1 CNGD là 5.307.733 bản (khoảng 5% SGK GDPT 2000), tăng gần 13 lần so với năm 2012; sách VNEN là 10.793.844 bản (khoảng 10% SGK GDPT 2000), tăng gấp 5 lần so với năm 2014. Giá bán một bộ sách VNEN cao gấp 4 lần giá một bộ SGK GDPT 2000 đối với sách lớp 3 và lớp 4; gấp 3 lần đối với các lớp 5,6 và 7. Nếu tính tổng giá tiền bộ SGK 2000 có sách bài tập và sách bổ trợ kèm theo thì giá bộ sách VNEN gấp khoảng 1,6 lần.
Trong nhiều năm qua, tình trạng phần lớn SGK chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí ngân sách nhà nước, tăng chi trả của người dân, gây bức xúc dư luận xã hội. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do: việc biên soạn, thiết kế SGK chưa hợp lý, đã đưa các dạng/mẫu bài tập trắc nghiệm và các dạng bài tập khác với các "câu lệnh" để học sinh Điền/Viết vào chỗ chấm hoặc ô trống, lựa chọn Đúng/Sai, Nối, Khoanh, Vẽ, Đánh dấu, Tô màu,...vào nhiều cuốn SGK trong khi đã có sách bài tập in sẵn bán kèm theo; chất lượng giấy in, đóng quyển SGK GDPT một số môn (Toán, Ngữ văn... THCS và THPT) chưa bảo đảm (giấy mỏng, nhanh cũ, dễ rách, màu tối, dễ bung bìa); việc chỉnh lý một số nội dung trong sách do thay đổi về đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội.
Việc giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn, phê duyệt, xuất bản SGK không phù hợp với Luật Xuất bản 2012 và xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là cơ quan quản lý nhà nước không tham gia biên soạn, xuất bản mà chỉ tổ chức kiểm duyệt, thẩm định SGK...
Thiếu hay thừa SGK, thị trường sẽ tự điều tiết
Có thể nói từ năm 2014, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD&ĐT phải tập trung chấn chỉnh tình trạng "ép" may đồng phục và "ép" mua sách. Nhưng rõ ràng, vấn đề SGK chưa có chuyển biến rõ rệt như chuyện đồng phục. Một trong những lý do chính là từ khi thành lập năm 1957, NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị duy nhất được cấp phép xuất bản SGK. Trong một thời gian dài, NXB Giáo dục Việt Nam đã được độc quyền xuất bản SGK.
Đã có nhiều ý kiến đóng góp về việc nên hay không nên thực hiện nhiều bộ SGK. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, nên tập trung làm một bộ SGK thật tốt, những bộ sách khác dùng để tham khảo. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến giữ vững quan điểm, chỉ có thực hiện nhiều bộ SGK mới phá vỡ thế độc quyền, các đơn vị cạnh tranh nhau sẽ cho ra đời những bộ sách chất lượng và giá cả phải chăng. Phá vỡ thế độc quyền thì chuyện thiếu hay thừa SGK sẽ buộc cơ quan quản lý nhà nước phải can thiệp, đồng thời thị trường cũng sẽ tự điều tiết theo cơ chế lành mạnh.
Theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, khi thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK thì cạnh tranh bình đẳng có lẽ là điều kiện tiên quyết để có một thị trường SGK lành mạnh, chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của người học.
Còn với GS Nguyễn Minh Thuyết, việc cho ra nhiều bộ SGK là xu thế tất yếu. Nhiều bộ SGK sẽ để tạo điều kiện huy động trí lực của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào ngành giáo dục. "Giờ mình đổi mới mà thế giới người ta một chương trình nhiều SGK, mình nhất định giữ cái cũ một chương trình một bộ SGK thì không ổn" - GS nói. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có quyết định, thông báo chính thức giao quyền cho 5 NXB tổ chức in ấn SGK. Sắp tới việc xoá độc quyền sẽ được thực hiện khi đã có 5 NXB in ấn SGK. Xu thế tất yếu đã được mở ra. Người dân trông chờ vào một thị trường SGK cạnh tranh lành mạnh và không bị động như năm học vừa qua.
Minh Anh
Theo ngaynay
Gia Lai kiến nghị thêm chính sách đặc thù với giáo viên Cử tri ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai kiến nghị cần có thêm chính sách đặc thù cho giáo viên dạy lớp ghép ở vùng khó khăn, tăng biên chế giáo viên... Ngày 12/10 tại thành phố Pleiku, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai tổ chức tiếp xúc các cử tri đang làm việc trong ngành giáo dục địa phương. Những...