Năm 2019, ĐH Sư phạm Đà Nẵng có 5 ngành mới
Ngày 13/1, tin từ Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2019, trường có 5 ngành mới đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ảnh minh họa
Cụ thể, các ngành đào tạo mới của Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng gồm: Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử – Địa lý, Sư phạm Công nghệ, Giáo dục Công dân, Tin học và Công nghệ Tiểu học.
Được biết, dự kiến, mùa tuyển sinh ĐH năm 2019, trường tuyển sinh 39 ngành đào tạo với 2850 chỉ tiêu ở 4 khối ngành.
Ngoài khối ngành đào tạo giáo viên, trường còn có các khối ngành đào tạo cử nhân, gồm gồm: Tính toán và Lập trình, Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Vật lý học (chuyên ngành Điện tử viễn thông), Hóa học (chuyên ngành Hóa dược và Phân tích môi trường), Khoa học Môi trường (chuyên ngành Quản lí môi trường), Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch), Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế), Văn học, Văn hóa học (chuyên ngành Quản lí văn hóa), Tâm lí học, Công tác xã hội, Địa lí học (chuyên ngành Địa lí Du lịch), Báo chí, Quản lí Tài nguyên và môi trường.
Các phương thức tuyển sinh của trường không có thay đổi so với năm 2018. Trường tuyển sinh chủ yếu bằng 3 hình thức: xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia, xét học bạ THPT và xét tuyển thẳng các thí sinh (đạt giải kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia, Hội thi Khoa học kĩ thuật, HS trường chuyên có học lực giỏi 3 năm, HS đạt giải Học sinh giỏi cấp tỉnh, TP). Ngoài ra, 2 ngành Giáo dục Mầm non và Âm nhạc, bên cạnh xét điểm thi THPT và xét học bạ, thí sinh còn phải kiểm tra năng khiếu.
Video đang HOT
Khánh Hiền
Theo Dân trí
Góp ý Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi: Lương tốt mới thu hút người tài vào sư phạm
Nhiều vấn đề liên quan đến miễn học phí học sinh THPT, không tổ chức thi THPT quốc gia tiến tới thành lập trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, cần chính sách đãi ngộ nhà giáo mới thu hút được đầu vào có chất lượng...là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật giáo dục sửa đổi của Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 10/1.
Lương của giáo viên hiện rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội Ảnh: N.H
Giáo viên đang làm thêm đủ nghề
Trong phần về nhà giáo, Luật giáo dục sửa đổi đề cập trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay còn những bất cập, hạn chế. Cụ thể, Luật giáo dục quy định về chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo chưa phù hợp, khá thấp so với thế giới và khu vực, không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Luật giáo dục hiện hành chỉ quy định chuẩn trình độ đào tạo mà không quy định chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo.
Vì vậy, trong hướng chỉnh sửa, bổ sung Luật giáo dục sửa đổi nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non lên cao đẳng sư phạm. Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT phải có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm.
Góp ý về vấn đề này, ông Lê Công Lương, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cho rằng: "Rất nhiều nước ưu tiên số 1 việc thu hút người giỏi vào ngành sư phạm bằng chính sách đãi ngộ, tiền lương cao sau khi ra trường. Khi giải quyết được vấn đề tiền lương, chế độ đãi ngộ tốt thì không cần làm gì cũng thu hút được người giỏi", ông Lương nói.
Cũng theo ông Lương, một vấn đề làm tổn thương uy tín giáo viên nữa chính là vấn đề quy hoạch lâu nay rất kém. Các tỉnh/TP phải có quy hoạch, tính toán để biết trong giai đoạn này cần bao nhiêu giáo viên để đào tạo, tuyển dụng, tránh tình trạng trong một nhiệm kỳ của mình, ông chủ tịch huyện ký thừa cả 500 giáo viên.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải đồng bộ được 3 vấn đề đó là: đào tạo, sử dụng chọn lọc giáo viên và chính sách tôn vinh, đãi ngộ tốt. Theo TS Lâm, thời gian qua, liên tục có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra trong nhà trường khiến người dân, xã hội phần nào mất niềm tin vào giáo dục, thầy cô. Vì thế, khi ngành sư phạm đào tạo tốt rồi cần phải chọn lọc giáo viên trước khi được đưa về các cơ sở dạy học.
TS Lâm cũng cho rằng: "Phải làm rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm, thậm chí nâng lên thành chức danh trong nhà trường, có tiền lương xứng đáng vì chủ nhiệm có vai trò quan trọng đối với việc quan tâm, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh".
Chuyên gia cũng cho rằng, rào cản hạn chế một phần sự phát triển của ngành giáo dục hiện nay chính là cơ chế quản lý, phân cấp chồng chéo, không rõ ràng giữa Bộ GD&ĐT và các địa phương. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra tại địa phương, trách nhiệm của địa phương lại không được thể hiện rõ.
Cũng liên quan đến chính sách đối với nhà giáo, các chuyên gia đóng góp ý kiến cho rằng, hiện nay nhà giáo đồng lương không đủ sống nên ngoài giờ lên lớp đang phải làm thêm đủ nghề để kiếm sống. Vì vậy, cần phải đưa vấn đề ưu tiên xếp thang bậc lương và phụ cấp đặc biệt cho nhà giáo vào trong luật.
Nên có trung tâm kiểm định chất lượng
GS Nguyễn Minh Thuyết quan tâm đến vấn đề tự chủ trong trường THPT và cần có trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong tương lai.
Ông khẳng định, quyền tự chủ rất quan trọng, Luật giáo dục sửa đổi lần này đã thừa nhận quyền tự chủ của các trường ĐH nhưng lại hạn chế quyền này ở bậc THPT. "Khi được giao quyền tự chủ, các trường mới có đất để sáng tạo và cũng tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Còn nếu hạn chế điều này là đi ngược với thực tế và các trường sẽ đi thụt lùi so với hiện nay", GS Thuyết nói.
Cũng theo GS Thuyết, một trong những vấn đề người dân, xã hội quan tâm hiện nay là thi tốt nghiệp và ĐH ra sao. Bây giờ nếu giao phần tuyển sinh ĐH cho các trường cũng tốt, nhưng khi đó học sinh lại phải ôn luyện thi rất khổ.
Ngược lại, không giao cho các trường ĐH nhưng tuyển sinh ghép vào thi THPT thì chính người dân lại nghĩ đủ mọi cách để đưa con em vào những chỗ tốt. Vì thế, từ nay đến khi có lứa học sinh học xong chương trình mới, tức khoảng 7 năm nữa chúng ta nên có các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục như thi lấy chứng chỉ SAT (Mỹ).
Những năm đầu chưa có kinh nghiệm, chúng ta mời chuyên gia nước ngoài sang làm giúp khâu kiểm tra, ra đề, làm ngân hàng câu hỏi. Còn học sinh THPT hiện nay thi tốt nghiệp với kết quả 98 đến 99% đỗ thì không nên tổ chức vì quá cồng kềnh.
"Ngoài ra, một kỳ thi tổ chức trên diện rộng cả nước chỉ kiểm tra được mặt kiến thức, không kiểm tra được năng lực học sinh. Ví như môn Tiếng Anh chỉ đánh giá được kiến thức trên giấy, học sinh học và thi xong vẫn không nói được", GS Thuyết
phân tích.
Ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam lại trăn trở với vấn đề cần phải chấn chỉnh là sắp xếp lại thư viện trong các trường phổ thông hiện nay. Thực tế khảo sát các thư viện trường học, số lượng đầu sách nghèo nàn, phòng đọc vắng bóng học sinh. Theo ông Giới, học sinh, giáo viên đang chưa có thói quen đọc sách, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bồi dưỡng nhân cách con người. "Nếu thế hệ trước, chủ yếu giáo dục học sinh qua các tác phẩm văn chương hay thì ngày nay học sinh lướt website, đọc báo với đầy rẫy thông tin cướp, giết...Như vậy, làm sao học sinh được bồi đắp, nuôi dưỡng về mặt tâm hồn", ông Giới đặt câu hỏi.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Nhiều vấn đề nóng được "mổ xẻ" trong Luật Giáo dục sửa đổi Hôm nay (10/1) tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Giới thiệu về dự thảo Luật, ông Nguyễn Đức Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GD&ĐT cho biết, Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm 10 chương, 121 điều. Trong đó...