Năm 2019, ĐH Quốc gia Hà Nội mở ngành học mới: Công nghệ Nông nghiệp
Chiều ngày 25/3, trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia HN đã ra mắt Khoa Công nghệ Nông Nghiệp. Ngành học này sẽ tuyển sinh ngay trong năm 2019 theo kết quả thi THPT quốc gia với 60 chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển là A00, A01, B00.
GS.TS Lê Huy Hàm được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa Công nghệ Nông nghiệp
Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Nguyễn Việt Hà cho biết, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Nông nghiệp công nghệ cao là ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: công nghệ thông tin, điều khiển tự động hóa, truyền thông, công nghệ viễn thám, kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ sinh học… trong lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản, nhằm góp phần tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trường Đại học Công nghệ định hướng phát triển các ngành đào tạo và nghiên cứu phục vụ cho phát triển nông nghiệp dựa trên thế mạnh của Nhà trường và của ĐHQGHN.
Trong giai đoạn đầu, Nhà trường định hướng xây dựng một số ngành đào tạo gắn liền với phát triển Trung tâm thực nghiệm Nông nghiệp thông minh, đáp ứng được yêu cầu về tính hiện đại, phù hợp với xu thế đào tạo gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nông nghiệp công nghệ cao.
Video đang HOT
GS.TS Lê Huy Hàm, trưởng Khoa Công nghệ Nông nghiệp cho biết, chương trình đào tạo Công nghệ Nông Nghiệp của trường ĐH Công nghệ không trùng lắp với đào tạo của các trường khác. Chúng tôi đào tạo, phát triển các nghiên cứu ứng dụng, các kỹ thuật điện tử, tự động hóa, robot, kỹ thuật số, kỹ thuật viễn thông, viễn thám, công nghệ nano… vào nông nghiệp. Hỗ trợ ngành nông nghiệp trở nên chính xác hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn bằng các công nghệ hiện đại.
“Không có nông nghiệp lý thuyết, chỉ có nông nghiệp thực hành “học bằng làm”. Trước hết, Khoa sẽ cùng các thầy cô ĐH QGHN xem xét nếu công nghệ nào có thể đưa vào ứng dụng sẽ tổ chức để ứng dụng, công nghệ nào cần hoàn thiện sẽ tiến hành hoàn thiện để ứng dụng. Chúng tôi hy vọng sẽ đào tạo ra các kỹ sư công nghệ thực tiễn, có thể bắt tay ngay vào việc một cách thành thục sau khi ra trường” – GS Hàm khẳng định.
Công nghệ Nông nghiệp là ngành mới áp dụng các công nghệ hiện đại vào giảng dạy
Ngay trong năm 2019 này, Khoa Công nghệ Nông nghiệp tuyển sinh 60 chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển là A00, A01, B00.
Chương trình đào tạo kéo dài trong vòng 4.5 năm nhằm đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ số, công nghệ điện tử, tự động hóa, công nghệ viễn thám, công nghệ nano, công nghệ sinh học… có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản.
Kỹ sư ngành Công nghệ nông nghiệp có khả năng: Thiết kế, chế tạo, khai thác, vận hành, bảo trì các hệ thống thiết bị công nghệ sử dụng trong nông nghiệp và quản lý hệ thống nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng kỹ thuật điều khiển, công nghệ thông tin, truyền thông và tự động hóa;
Phát triển và ứng dụng các quy trình công nghệ cho nuôi trồng đối với các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản; phát triển các chế phẩm sinh học ứng dụng trong nông nghiệp; Hiểu biết về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế, có khả năng quản lý các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống sản xuất nông sản và chất lượng nông sản.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư công nghệ nông nghiệp kỹ thuật số tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao; Kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp; Cán bộ quản lý dự án và tư vấn chính sách về nông nghiệp công nghệ cao ở các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, Sở/Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở/Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Nghiên cứu viên và giảng viên về lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp tại các cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp; các vị trí khác liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điều khiển tự động và Công nghệ sinh học.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Thúc đẩy nông nghiệp 4.0: Gỡ các nút thắt
Việc tham gia ứng dụng công nghệ 4.0 chưa nhiều, tập trung vào một số khâu, công đoạn còn manh mún, tự phát... là những nút thắt trong phát triển nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, công nghệ 4.0 đã được ứng dụng trong một số lĩnh vực như: Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng robot trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý trong việc lập cơ sở dữ liệu các chợ gia cầm sống, các trang trại chăn nuôi, cơ sở dữ liệu việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc...
Mô hình trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Anh Thơ
Cầu Đất Farm (Đà Lạt) được giới chuyên môn đánh giá là nông trại sản xuất rau sạch thông minh nhất Việt Nam, bởi nông trại này đã đi đầu trong ứng dụng giải pháp bảo vệ môi trường, trồng rau an toàn bằng công nghệ hiện đại. Cầu Đất Farm kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng hệ thống thông minh và hệ thống IoT của Intel. Hệ thống này tự động kiểm soát độ ẩm, nước, phân, kiểm soát chất lượng rau, cà chua, khoai lang, cà rốt, trà sạch.
Khách hàng có thể xem trực tuyến hình ảnh công nhân thu hoạch các loại nông sản ngay tại Đà Lạt, xem nhật ký trồng trọt để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhu cầu sử dụng nông sản sạch trên thị trường khá cao, hàng tháng ước tính trên 7ha Cầu Đất Farm cho ra thị trường khoảng gần 150 tấn rau sạch các loại. Sản phẩm của Cầu Đất Farm vẫn chưa đáp ứng đủ các đơn đặt hàng, nhu cầu của thị trường về sản phẩm sạch còn rất lớn.
Khác với nông nghiệp công nghệ cao, đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - đánh giá, thiết bị phần cứng phục vụ nông nghiệp 4.0 của Việt Nam còn thua kém và rất hạn chế so với các quốc gia khác. Ngoài ra chi phí đầu tư thiết bị công nghệ cho nông nghiệp 4.0 không hề nhỏ. Điểm cốt lõi của nông nghiệp 4.0 là kết nối cảm biến internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, chi phí đầu tư camera cảm biến tự động là 500 triệu đồng/chiếc, bằng 100 tấn lúa và phải sản xuất trong 2 vụ. Tại Thái Lan hay Nhật Bản đã áp dụng thiết bị và robot thu hái cà phê và cây ăn quả, nhưng giá bán chừng 200.000 - 300.000USD (khoảng 6 tỷ đồng), mức giá này bằng cả 1.200 tấn lúa.
Ông Phạm S cho rằng, nếu Chính phủ không có đề án cụ thể để đổi mới sáng tạo, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thiết bị thông minh phần cứng thì trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các thiết bị thông minh, trong đó có thiết bị cho nông nghiệp.
Để đưa khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, PGS-TS Đinh Dũng Sỹ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) cho hay, nhà nước với vai trò bà đỡ, cần làm được hai việc: Thứ nhất, xây dựng chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho các doanh nghiệp, HTX... ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Thứ hai, cần tập trung thực hiện việc điều tra, thống kê, dự báo cho doanh nghiệp, người nông dân về sản phẩm, về thị trường...
Theo Danviet
Thủ tướng làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học Chiều 2.3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng đã có cuộc làm việc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học góp ý, hiến kế về định hướng chiến lược, tầm nhìn cho giai đoạn sắp tới của đất nước. Đây được xem là cuộc làm việc đầu tiên của Thủ tướng,...