Năm 2019: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tuyển 2.978 chỉ tiêu
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM công bố tuyển sinh năm 2019 với 4 phương thức và dự kiến tuyển 2.978 chỉ tiêu cho 27 ngành đào tạo đại học.
Năm 2019, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM sẽ áp dụng 4 phương thức tuyển sinh sau:
Phương thức 1: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 55-65% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 2: ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT 2% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 3: ưu tiên xét tuyển theo quy định riêng của ĐHQG-HCM 8-13% tổng chỉ tiêu.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM 25-30% tổng chỉ tiêu cho tất cả các ngành.
Năm 2019 trường dự kiến 2.978 chỉ tiêu cho 27 ngành đào tạo bậc đại học.
Ngành và mã ngành năm 2019 trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TPHCM:
Video đang HOT
Các ngành đào tạo tại TP.HCM:
Các ngành đào tạo tại Bến Tre:
Về cơ bản các ngành đào tạo của trường không thay đổi chỉ đổi tên ngành Du lịch thành ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ở ngành này trường bổ sung xét tuyển tổ hợp C00. Đồng thời, trường sẽ ngừng tuyển khối A00, thay vào đó bổ sung xét tuyển khối C00.
Về chỉ tiêu tuyển sinh, trường chỉ điều chỉnh chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển, trong đó xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM tăng lên 25-30% tổng chỉ tiêu cho tất cả các ngành.
Nhà trường áp dụng nhân hệ số 2 môn chính theo công thức: (tổng điểm ba môn thi sau khi nhân đôi môn chính)x34, làm tròn 2 chữ số thập phân, cụ thể: môn ngoại ngữ vào các ngành Ngôn ngữ (cụ thể là vào các ngành Ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Ý); môn Ngữ văn vào ngành Văn học và Ngôn ngữ học; môn Lịch sử vào ngành Lịch sử; môn Địa lý vào ngành Địa lý học; tiếng Nhật vào ngành Nhật Bản học.
Thí sinh đã trúng tuyển vào các ngành trên có thể dự tuyển các ngành tuyển sinh chương trình chất lượng cao: Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Nhật Bản học, Quan hệ quốc tế và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trường cũng tuyển sinh theo đề án Đào tạo Nguồn nhân lực cho khu cho khu vực Tây Nam bộ và Tây Nguyên, học tại Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM ở Bến Tre với 175 chỉ tiêu.
P.A
Theo toquoc
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mở 'ngành xuyên ngành' đào tạo kỹ sư 4.0
Năm 2019, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ mở 'ngành không ngành' và 'ngành xuyên ngành' đào tạo kỹ sư 4.0.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Chiều 5-12, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết để đáp ứng nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, năm 2019 nhà trường sẽ tuyển sinh ngành đầu tiên trong chuỗi đào tạo kỹ sư 4.0.
"Nhà trường tuyển 'ngành xuyên ngành' Robot tiên tiến với 20 chỉ tiêu, học hoàn toàn bằng tiếng Anh, miễn 100% học phí. Ngành này có sự phối hợp của ba khoa đào tạo: cơ khí, điện điện tử và công nghệ thông tin, tạo bước đột phá trong tư duy về ngành nghề ở bậc đại học, phù hợp với xu thế đa ngành, xuyên ngành trong kỷ nguyên số", ông Dũng nói.
Điều kiện xét tuyển ngành học hoàn toàn mới mẻ này là thí sinh có điểm thi THPT quốc gia năm 2019 đạt từ 24 điểm trở lên, ưu tiên học sinh các trường chuyên.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng sẽ mở "ngành không ngành" (free major) xét tuyển các thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên (khối A, A1). Thí sinh trúng tuyển vào một ngành nào đó, sau khi nhập học có thể đăng ký vào nhóm "không ngành" hay nói cách khác là chọn ngành sau. Các em được chọn học bất cứ ngành nào của trường có cùng khối xét tuyển.
Ngoài ra, để phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng về ngành nghề, tất cả các sinh viên từ khóa 2019, sau 2 năm học đại cương nếu điểm trung bình đạt trên 8.0 sẽ được phép chuyển ngành mong muốn.
Về việc tuyển sinh chung năm 2019 của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, PGS.TS Đỗ Văn Dũng khẳng định hiện nhà trường chưa tính tới chuyện thay đổi mà vẫn giữ nguyên các hình thức xét tuyển như năm trước để mang tính ổn định cho thí sinh và phụ huynh yên tâm hơn.
Theo đó, nhà trường chỉ mở thêm một số ngành mới (ngành không ngành, ngành xuyên ngành, ngành kinh doanh quốc tế...) nhưng tổng chỉ tiêu tuyển sinh không thay đổi.
"Với mục tiêu kỳ thi THPT quốc gia 2019 là để xét tốt nghiệp, đề thi có phần dễ hơn thì cũng không ảnh hưởng đến tuyển sinh của trường bởi nguyên tắc tuyển sinh là 'thuyền lên nước lên', đề thi dễ, điểm thi cao thì điểm chuẩn cũng sẽ cao.
Hơn nữa tuyển sinh đầu vào chỉ là một thang đo, quan trọng là quá trình đào tạo đại học phải chặt chẽ, sinh viên phải đạt chuẩn đầu ra và đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng", ông Dũng nhấn mạnh.
Theo dự báo, nhu cầu kỹ sư về robot tiên tiến với ứng dụng trí tuệ nhân tạo và machine learning sẽ tăng 16% hằng năm.
Theo tuoitre
Sinh viên Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ Sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tăng thêm 8,4% trong một năm, đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ, theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ. Các ngành kỹ thuật vẫn được sinh viên quốc tế tại Mỹ chọn - USAID Số liệu rút ra từ báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế...