Năm 2018 toàn quốc áp dụng SGK Lịch sử mới

Theo dõi VGT trên

SGK mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử xứng đáng với vị thế của môn học này trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Tại Hội thảo về sách giáo khoalịch sử ở trường phổ thông diễn ra sáng 10/5 tại Hà Nội, sau khi tập hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đến năm 2018, các trường phổ thông trong cả nước có thể sẽ áp dụng giảng dạy, học tập theo chương trình sách giáo khoaLịch sử mới.

Đến năm 2015, có thể áp dụng thử nghiệm sử dụng sách giáo khoa giảng dạy Lịch sử mới ở các trường phổ thông. Sau đó, ngành giáo dục có thể trưng cầu ý kiến của các địa phương, trường học, thầy cô giáo về bộ sách này để tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn cho phù hợp với thực tế.

Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, việc ban hành bộ sách giáo khoaLịch sử mới được thực hiện theo đề án “Đổi mới cơ bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT đề ra.

Năm 2018 toàn quốc áp dụng SGK Lịch sử mới - Hình 1

Quang cảnh hội thảo về sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông.

Hội thảo đã tập hợp nhiều ý kiến chuyên gia, đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:

1. Quan niệm về sách giáo khoa. Hiện nay SGK gần như cung cấp một hệ thống kiến thức lịch sử cho học sinh theo từng lớp, từng cấp học, kèm theo một số câu hỏi gợi ý. Vì vậy GSK của Việt Nam so với nhiều nước thì rất mỏng nhưng lại rất nặng nề. Từ đây cần xác lập một quan niệm đúng đắn và hiện đại về SGK theo kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

2. Phân bổ môn Lịch sử theo các cấp học của hệ thống giáo dục phổ thông. Đây là việc phân bổ theo cấp học từ tiểu học đến THCS và THPT. Trong cấp tiểu học, chỉ dạy những bài kể chuyện lịch sử, nhưng cần tuyển chọn theo tiêu chí nào và quan hệ với các môn khác như thế nào. Đặc biệt, cho đến nay giáo dục phổ cập ở VN là THCS nên bố trí môn Lịch sử theo đường đồng tâm như hiện nay hay theo đường thẳng và phân bố thế nào cho hợp lý nhất, tránh trùng lặp?

Video đang HOT

3. Cấu trúc SGK Lịch sử trong mối quan hệ nội tại của môn, tức giữa lịch sửVN – khu vực và thế giới. Hiện nay vẫn là hai dòng tách biệt lịch sử VN và thế giới phân theo các thời kỳ và bố trí theo cấp học, lớp học. Có cách gì hay hơn để nối kết hai dòng đó, tạo nên sự hiểu biết gắn VN với khu vực và thế giới. Môn Lịch sửlại có mối quan hệ mật thiết với môn địa lý, từ đó nên bố trí sự tích hợp như thế nào giữa các môn học này.

Năm 2018 toàn quốc áp dụng SGK Lịch sử mới - Hình 2

GS Phan Huy Lê phát biểu tại Hội thảo

4. Bố cục và trình bày SGK. Theo quan niệm hiện đại về SGK thì rõ ràng cách bố cục và trình bày như hiện nay là bất cập. Vậy SGK mới cần được thể hiện như một công cụ học tập đầy đủ của học sinh.

Trong đó có phần giới thiệu hệ thống, rồi đi sâu vào một số nội dung cơ bản, có chọn lọc, kèm theo là hướng dẫn học tập, trau dồi kỹ năng, tư duy cho học sinh, phần đọc thêm…, phần chốt lại những kiến thức cơ bản, kèm theo là các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, ảnh minh họa… rất phong phú, hấp dẫn, dễ học, dễ hiểu.

Nội dung SGK phải xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng năng lực, giáo dục phẩm chất con người theo từng lứa tuổ.i, phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, độ tin cậy cao.

5. Tổ chức biên soạn SGK. Trên cơ sở chương trình cần được xây dựng lại, việcbiên soạn SGK nên mở rộng cho nhiều tổ chức, nhiều nhóm tác giả tham gia. Trên cơ sở đó nên tổ chức thẩm định, tuyển chọn như thế nào và nên áp dụng một chương trình – một SGK hay một chương trình – nhiều SGK?

HUỲNH ANH

Theo Infonet

Đừng để học sinh quay lưng với môn lịch sử

Sau khi Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 mà không có môn lịch sử, đặc biệt, sau sự việc học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé đề cương môn lịch sử, nhiều nhà khoa học, những thầy cô tâm huyết với bộ môn lịch sử và các bậc phụ huynh hết sức lo ngại về chuyện dạy sử, học sử trong nhà trường hiện nay.

Những điểm "0" báo động

Sự việc học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) xé giấy rải trắng sân trường, trong đó có đề cương môn lịch sử vì không thi tốt nghiệp môn này khiến dư luận xôn xao những ngày qua, đã cho thấy quan niệm "thi gì, học nấy" đang tồn tại ở hầu hết các trường phổ thông.

GS.NGND Đinh Xuân Lâm nói:"Điều đó là không tốt, lâu nay tôi đã từng phát biểu nhiều trong các cuộc hội thảo về vấn đề này. Tôi cho rằng tội là của người lớn chứ không phải tội của thanh niên. Chính vì chúng ta không làm đúng nên học sinh nhận thức không đúng về vị trí của môn lịch sử".

Đừng để học sinh quay lưng với môn lịch sử - Hình 1

Học sinh trường THPT Nguyễn Hiền, TPHCM xé đề cương môn lịch sử

Năm 2011, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của nước ta cũng đã chứng kiến hàng nghìn điểm 0 môn môn lịch sử. Đây là điều đáng tiếc khi rất nhiều người trẻ không hiểu biết về lịch sử dân tộc. Sau sự việc này, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong việc dạy môn lịch sử.

PGS.TS Đào Tuấn Thành - Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: "Chúng ta phải xây dựng một chương trình mới, làm sao phải cởi trói cho giáo viên, tạo cơ sở pháp lý để người giáo viên trực tiếp đứng lớp có khả năng sáng tạo, không quá lo lắng việc dạy đúng lịch trình mà Bộ quy định".

Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục & Đào tạo cho biết:"Chúng tôi đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tổ chức các hội thảo toàn quốc về dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông vào tháng 8 năm 2012. Trong hội thảo đó đã bàn bạc lại việc đán.h giá nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện nay và đề xuất định hướng biên soạn sách giáo khoa lịch sử sau 2015 như thế nào, để ứng yêu cầu của phát triển năng lực người học".

Thay đổi như thế nào!?

Đã có nhiều ý kiến đưa ra về việc soạn thảo lại giáo trình môn lịch sử và đổi mới, sáng tạo phương pháp giảng dạy. Và trên thực tế, lâu nay, nhiều học sinh luôn học môn lịch sử theo cách "đối phó". Tại sao lại như vậy? Rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra khi phỏng vấn các học sinh, sinh viên.

Bạn Phạm Văn Trường, học sinh lớp 12 đang ôn thi vào Đại học Bách Khoa chia sẻ: "Học cấp 3 mình chủ yếu học các môn tự nhiên để thi đại học, còn các môn xã hội mình học chỉ là phụ, không chú ý nhiều lắm. Nhìn thấy cuốn sách giáo khoa lịch sử dày cộp mà phải học thuộc thì mình không học được, nếu học các ý chính thôi thì cũng không được, vì lịch sử không giống như môn văn, mốc thời gian lịch sử phải chính xác, không bịa, không sáng tạo được".

Nguyễn Văn Q, học sinh lớp 11, trường THPT Việt Đức, Hà Nội chia sẻ: "Em sợ học môn đấy lắm, khó nhớ các mốc thời gian lịch sử, cứ học xong lại quên. Em học chuyên khối A, nên những môn xã hội em chỉ học để thi cho qua thôi".

Đừng để học sinh quay lưng với môn lịch sử - Hình 2

Hiện nay việc học "lệch" giữa các môn tự nhiên và xã hội tại các trường THPT rất phổ biến

Hiện nay, việc học "lệch" ngay chính tại các trường cấp 3 đã tạo ra "lỗ hổng" không nhỏ về kiến thức môn lịch sử nói riêng và các môn xã hội nói chung cho học sinh. Những học sinh chuyên khối A, B... thì không quan tâm các môn xã hội. Hầu hết học sinh cấp 3 khi định hình thi đại học môn nào là chỉ đầu tư học môn đó, chưa kể đến nhiều học sinh mức học trung bình, học kém, họ không định hướng được thi trường nào, ngành nào, và cũng không học chuyên sâu vào môn nào nhưng cũng đăng kí dự thi vào trường đại học nào đó "một lần cho biết". Nhiều học sinh chuyên học khối C cũng học "lệch" trong 3 môn văn, sử và địa, một số học sinh cho rằng, chỉ cần đầu tư học tốt văn, địa để đạt điểm cao sẽ "kéo" môn lịch sử lên.... Và hậu quả như chúng ta đã thấy những "con mưa" điểm "0" trong các kỳ thi đại học vừa qua.

Nguyễn Văn Hiệp, sinh viên trường Đại học Tây Bắc chia sẻ: "Năm học lớp 11 mình còn lúng túng chưa định hướng được sẽ thi trường nào, nhưng rất may hồi đó có thầy giáo trẻ mới về trường dạy môn lịch sử hay quá, vừa hay vừa rất nghiêm khắc, khiến học sinh trên lớp cứ đến giờ là không ai không ai không thuộc bài. Dần dần mình thấy yêu môn lịch sử và lao vào học lịch sử và các môn xã hội để thi khối C. Năm đó, rất nhiều bạn cùng khóa cũng "đam mê" môn lịch sử theo thầy, kéo đến nhà thầy "ùn ùn" để thầy nhờ thầy dạy thêm. Có một nhóm khoảng hơn 10 người, ai nấy đều quyết tâm phải thi vào khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 1, nhưng vì khoa đó luôn là khoa "đỉnh" của trường Đại học sư phạm 1, lấy điểm cao nên mình không dám thi, mình chọn khoa lịch sử Đại học Tây Bắc. Bạn bè mình hồi đó không ai đỗ khoa lịch sử ĐHSP1 những cũng đỗ các trường khác với số điểm môn lịch sử rất cao".

Còn Nguyễn Thị Hà, sinh viên năm đầu Học viện Báo chí Tuyên truyền, quê ở Vĩnh Phúc cho biết: "Mình ôn thi đại học khối C, rất may mắn mình nghe mọi người giới thiệu cô Thu dạy lịch sử ở trường chuyên THPT Vĩnh Phúc dạy hay lắm, mình đến trường đó học thêm môn lịch sử. Quả thật cô dạy rất hay, học rất vào đầu, phương pháp dạy của cô rất đặc biệt, trình bày một bài lịch sử như một bài văn, có thân bài, mở bài và kết luận chặt chẽ, dễ hiểu và dễ nhớ. Cô dạy mình thấy yêu môn lịch sử hơn, mình thi vào trường Đại học báo chí với số điểm môn lịch sử cao nhất 8,5 điểm".

Đừng để học sinh quay lưng với môn lịch sử - Hình 3

Đừng để các em quay lưng lại với môn lịch sử

Bên cạnh chủ trương, biện pháp rà soát lại sách giáo khoa lịch sử sao cho phù hợp, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan. Đa số học sinh không "cảm" được môn lịch sử trong quá trình học, điều đó không nên đổ lỗi cho các em, mà do chính người dạy đã không "thổi hồn" được môn lịch sử vào đầu các em. Điều này phụ thuộc vào trình độ kiến thức, phương pháp giảng dạy, và sự "đam mê" môn lịch sử của chính những người dạy. Bên cạnh những giáo viên dạy tốt môn lịch sử, "lôi kéo" được nhiều học sinh "đam mê" môn lịch sử, thì cũng không ít giáo viên dạy lịch sử khiến học sinh học như "nước đổ lá khoai".

Bác Hồ đã từng nói: "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Lịch sử góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, mỗi người Việt Nam đều cần phải hiểu rõ lịch sử của đất nước. Vì vậy, môn lịch sử cần phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông, đồng thòi phải có cơ chế phù hợp trong việc kiểm tra và đán.h giá chất lượng dạy và học, để học sinh không quay lưng với môn lịch sử.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bà Phương Hằng hát nhạc không xin phép liền bị Chế Linh gọi tên, phán 1 câu sốc
14:33:16 05/10/2024
Anh Thới: vét 32 triệu cho mầm non Làng Nủ, 'Học thay cho con chú nhé'!
14:57:12 05/10/2024
Sân khấu Kịch mà Minh Dự đang diễn lên tiếng, Phan Đạt bị soi ngược?
13:43:25 05/10/2024
Cặp đôi đóng chị em trên phim nhưng yêu nhau ngoài đời, nhà gái là ngọc nữ màn ảnh hack tuổ.i cực đỉnh
13:31:35 05/10/2024
Nữ diễn viên Vbiz chính thức tổ chức lễ ăn hỏi với chồng doanh nhân vào sáng nay!
13:38:44 05/10/2024
Cát Phượng bất ngờ thông báo mắc 2 bệnh nguy hiểm, Kiều Minh Tuấn sốt ruột
13:24:57 05/10/2024
Negav lộ gia thế khủng, cỡ nào mà tự tin bỏ học, phát ngôn ngổ ngáo phải xin lỗi
14:23:35 05/10/2024
Chồng trẻ cô dâu Thu Sao đăng đàn bất ổn, phản ứng bất ngờ việc lấy thêm vợ
14:35:21 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bruno Fernandes lĩnh thẻ đỏ 2 trận liên tiếp

Sao thể thao

18:31:01 05/10/2024
Sau trận thua Tottenham 0-3 tại Premier League, Bruno Fernandes một lần nữa phải lĩnh thẻ đỏ ở trận MU hòa Porto 3-3 tại Europa League.

Vĩnh Long: Phạt chủ trại hòm 15 triệu đồng vì xúc phạm trụ trì

Netizen

18:26:55 05/10/2024
Cho rằng trụ trì chùa ở Vĩnh Long bắt tay với một trại hòm khác kinh doanh hưởng hoa hồng, ông L.H.N đến chùa livestream và bị công an mời làm việc.

Thắp sáng ngọn đèn tri thức

Thế giới

18:21:51 05/10/2024
Già hóa đội ngũ giáo viên cũng là bài toán khó ở một số quốc gia như Bulgaria, Estonia, Latvia,... nơi hơn 50% số giáo viên trung học cơ sở đã trên 50 tuổ.i.

Á hậu Kim Duyên đọ sắc cùng Miss Universe 2021

Sao việt

18:21:38 05/10/2024
Sánh đôi cùng Hoa hậu Hoàn vũ 2021 - Harnaaz Sandhu, Á hậu Siêu quốc gia 2022 - Kim Duyên dành trọn tâm huyết và niềm tin vào sự thành công của Miss Cosmo 2024.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!

Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?

Phim châu á

17:12:20 05/10/2024
Cách xây dựng tâm lý nữ chính ngày càng biến chất vấp phải sự lên án dữ dội từ khán giả. Không chỉ riêng nhân vật, mà Baifern Pimchanok - nữ diễn viên đóng vai này ngày càng khiến khán giả chán ghét.

Quế Anh 'bẽ mặt' vì skill mượt của thiếu nữ, đối thủ được Mr. Nawat ưng bụng?

Đẹp

17:06:35 05/10/2024
Mới đây, bàn tiệc chiêu đãi Top 10 Pre-Arrival chính thức được tổ chức. Danh sách người đẹp ăn tối cùng chủ tịch Miss Grand International bao gồm: Myanmar, Indonesia, Cambodia, Philippines, Thailand, India, Spain, Paraguay và Mexico, Vi...

"Có hàng triệu views trên YouTube mà không bán vé được thì người nghệ sĩ đó chưa thực sự có sức hút"

Nhạc việt

16:57:49 05/10/2024
Gần đây, trong buổi talkshow THIÊN THANKS - series talkshow của nam ca sĩ Quốc Thiên, ca sĩ gạo cội Bằng Kiều đã gây chú ý khi phát biểu về khái niệm sức hút thật sự của nghệ sĩ.

KATSEYE: Tân binh nhà HYBE đối đầu trực diện NewJeans, quy mô khủng toàn cầu

Sao châu á

16:20:46 05/10/2024
KATSEYE là một nhóm nhạc toàn cầu gồm 6 thành viên, được thành lập bởi sự hợp tác giữa Geffen Records và HYBE. Nhóm này ra đời thông qua chương trình sống còn The Debut: Dream Academy , một cuộc thi tuyển chọn với sự tham gia của 120.00...

Khám phá Thung Nai ở Hòa Bình

Du lịch

16:16:57 05/10/2024
Thung Nai ở Hòa Bình là địa danh đã quá quen thuộc với dân phượt, nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên hữu tình với không khí trong lành.

Nhận miễn phí game có giá gần 300.000 VND, người chơi không mất tiề.n nhưng vẫn hụt hẫng

Mọt game

16:11:45 05/10/2024
Dù không phải bỏ ra chi phí nào cũng như chỉ mất vài thao tác đăng nhập, click để nhận trò chơi, thế nhưng không phải lúc nào người dùng của Epic Games Store cũng có thể cảm thấy hài lòng.