Năm 2016: Thiết bị di động vượt dân số thế giới
Theo dự báo của Cisco, từ nay đến năm 2012, sẽ có tới hơn 10 tỷ thiết bị được kết nối với mạng Internet di động vào năm 2016, vượt cả dân số theo dự báo của thế giới ở thời điểm đó là 7,3 tỷ người.
Tốc độ tăng trưởng lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu
Dự báo của Cisco cho thấy, đến 2016, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ tăng 18 lần, với tổng lưu lượng hàng năm là 130 exabytes tương đương với 33 tỷ chiếc đĩa DVD, 4.3 triệu tỉ file MP3 ( nhạc/bài hát), 813 triệu tỉ tin nhắn (SMS).
Bên cạnh đó, theo dự báo của Cisco, tốc độ mạng di động (bao gồm cả các mạng 2G, 3G và 4G) sẽ tăng thêm 9 lần từ năm 2011 đến năm 2016.
Video đang HOT
Từ nay đến năm 2016, theo Cisco, các thiết bị di động sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và do đó có thể sử dụng và tạo ra nhiều lưu lượng dữ liệu hơn. Máy tính bảng là ví dụ điển hình của xu thế này và đang tạo ra những cấp độ lưu lượng với tốc độ tăng trưởng 62 lần trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 – một tốc độ tăng trưởng cao nhất so với bất kỳ loại thiết bị nào khác được quan sát trong dự báo.
Và khi người dùng di động muốn có những trải nghiệm tốt nhất thì thường đồng nghĩa với video di động phát triển, loại lưu lượng sẽ chiếm tới 71% toàn bộ lưu lượng dữ liệu di động vào năm 2016.
Cũng theo Cisco, trong năm 2016, hơn một nửa lưu lượng truy cập sẽ đến từ khu vực châu Á Thái Bình Dương và Tây Âu. Đáng kể nhất phải là Trung Đông và Châu Phi, những khu vực có lưu lượng truy cập sẽ tăng gấp 36 lần.
Theo ANTD
Apple đã "nẫng" iPhone từ tay Cisco ra sao?
Apple đã sử dụng những chiến thuật gì để giành lấy nhãn hiệu iPhone và iOS vốn thuộc sở hữu của hãng máy tính Cisco?
Mới đây, trong cuốn sách "Inside Apple" (tạm dịch "Bên trong Apple"), tác giả Adam Lashinsky tiết lộ rằng cố Tổng Giám đốc Steve Jobs của Apple đã "giành giật" nhãn hiệu iPhone từ tay Cisco.
Theo tạp chí CultofMac, hãng máy tính Cisco không chỉ sở hữu nhãn hiệu iPhone nhiều năm trước Apple, mà họ còn sở hữu nhãn hiệu iOS. Vậy Apple có được hai thương hiệu đó bằng cách nào?
Câu chuyện được kể lại trong cuốn sách của Lashinsky như sau:
Một ngày nọ, Steve Jobs đích thân gọi điện cho Charles Giancarlo, nhà điều hành của Cisco lúc bấy giờ. Ông Giancarlo kể lại: "Steve Jobs gọi điện cho tôi và nói rằng ông ấy muốn có nhãn hiệu iPhone. Steve Jobs không hề đề nghị đổi bất cứ thứ gì để có nó. Như thể những gì chúng tôi có được chỉ là lời hứa hẹn sẽ là bạn tốt của nhau. Tôi trả lời "không, chúng tôi đã có kế hoạch sử dụng nó (tức nhãn hiệu "iPhone")."
Không lâu sau, văn phòng luật của Apple gọi điện thông báo rằng Cisco đã "bỏ không nhãn hiệu iPhone", tức là theo quan điểm của Apple, Cisco không đủ căn cứ bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ tên gọi "iPhone" và Apple có quyền sử dụng.
Ông Giancarlo cho biết một ngày sau khi Apple giới thiệu iPhone, Cisco đã đệ đơn kiện.
Quá trình đàm phán sau đó giữa hai bên đã chứng tỏ một số chiến thuật đàm phán cổ điển của Steve Jobs. Theo lời kể của Giancarlo, Steve Jobs đã gọi điện tới nhà ông vào giờ ăn tối của ngày lễ tình nhân Valentine như đã hẹn. Sau một hồi nói chuyện, Steve Jobs nói "Ông có thể nhận email tại nhà không?". Câu hỏi này khiến Giancarlo hết sức ngạc nhiên. Lúc đó là năm 2007, khi Internet băng thông rộng đã phổ biến khắp các hộ gia đình bình thường tại Mỹ, chứ chưa nói đến gia đình một nhà lãnh đạo của Silicon Valley, một người đã nhiều năm làm việc trong làng công nghệ tiên tiến. Giancarlo nhớ lại: "Ông ấy hỏi liệu tôi có thể kiểm tra email tại nhà hay không. Bạn biết đó, ông ấy đang cố gắng chọc tức tôi theo cách lịch sự nhất". Cisco đã từ bỏ vụ kiện tụng không lâu sau đó, và hai công ty đi đến một thỏa thuận mơ hồ là sẽ hợp tác trong các lĩnh vực cả hai cùng quan tâm.
Theo cuốn sách "Inside Apple", quyền sử dụng thương hiệu iOS cũng trải qua những cuộc đàm phán trước khi thuộc về Apple, và tất nhiên, Steve Jobs đã áp dụng những "chiến thuật" riêng để đạt được mục đích của mình.
Theo ICTnew
Những CEO công nghệ bị nhân viên... ghét nhất Website Glassdoor đã thực hiện 1 cuộc thống kê lấy ý kiến của nhân viên các công ty công nghệ và dưới đây là các CEO bị nhân viên ghét nhất. Shantanu Narayen, CEO của Adobe: 61% Đứng đầu danh sách là CEO của hãng Adobe: Shantanu Narayen. Vị lãnh đạo này nhận được 61% "phiếu bầu" của nhân viên. Shantanu Narayen làm...