Năm 2012: Tiếp tục thi “3 chung”, giảm chỉ tiêu tuyển sinh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: “Năm 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” nhưng sẽ có những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý theo hướng mở rộng khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu…”.
Tại hội nghị sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ và tổng kết năm học 2010 – 2011 khối các trường ĐH, CĐ ngày hôm nay 29/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: “Thực hiện Nghị quyết 37 Quốc hội khóa XI, tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, bảo đảm quyền lợi và công bằng cho thí sinh, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” nhưng sẽ có những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý theo hướng mở rộng khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu, bổ sung chính sách đối với học sinh giỏi quốc gia…”.
Theo đó, tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh không chính quy, giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh cung cấp chuyên nghiệp trong các trường ĐH, CĐ đồng thời tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo chính quy. Tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, đặc biệt tăng cường công tác quản lý giảng dạy, quản lý học tập, siết chặt quy chế thi, kiểm tra và đánh giá xây dựng ngân hàng câu hỏi thi để tách khâu dạy và khâu thi.
Được biết, kỳ thi tuyển sinh 2011 có 217 lượt trường ĐH và 130 trường CĐ có tổ chức thi 146 trường ĐH, CĐ không tổ chức thi mà dựa vào kết quả thi theo đề thi chung để xét tuyển. Kỳ thi có 2.183.630 hồ sơ ĐKDT, số thí sinh dự thi là 1.696.250 (đạt 77.68%) cao hơn năm 2010 xấp xỉ 1,5%.
Đối với công tác tuyển sinh năm 2011, theo Thứ trưởng Ga vẫn còn nhiều bức xúc. Một số trường không nghiêm túc thực hiện quy chế tuyển sinh dẫn đến sai sót khi coi thi một số trường khác đã thông tin, quảng bá các biện pháp thu hút thí sinh trong xét tuyển thiếu lành mạnh, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận xã hội… Cá biệt có một số trường vi phạm công tác xét tuyển như tự ý chuyển thí sinh không trúng tuyển NV1 xuống các hệ đào tạo khác của trường, không cấp kết quả thi để thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường khác có trường vẫn gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường. Các sai phạm trong công tác tuyển sinh đã được xử lý kịp thời theo đúng quy chế tuyển sinh và Nghị định xử phạt hành chính trong hoạt động GD-ĐT.
Video đang HOT
Hội nghị sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ và tổng kết năm học 2010 – 2011 khối các trường ĐH, CĐ diễn ra hôm nay 29/10 tại Hà Nội.
Sẽ đình chỉ và giải thể một số trường
Về triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 50 của Quốc hội kháo XII về thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học. Bộ GD-ĐT đã triển khai các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học như đổi mới các qui định về mở ngành, điều chỉnh, bổ sung qui chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, xây dựng tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh, triển khai thực hiện chủ trương mức thi học phí tương đương với chất lượng cao.
Bộ GD-ĐT đã tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng theo cam kết trong đề án thành lập các trường. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong năm 2011, đoàn kiểm tra của Bộ đã thực hiện việc kiểm tra tại các trường ĐH Văn Hiến, trường CĐ Công nghệ thông tin, trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, trường ĐH DL Đông Đô. Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường chưa đúng với cam kết.
Sau nhiều năm hoạt động, số lượng giáo viên cơ hữu của các trường này vẫn còn quá mỏng, cơ sở vật chất, đất đai một số trường còn rất tạm bợ không đảm bảo các tiêu chí tối thiểu…
“Trên cơ sở kết quả kiểm tra, căn cứ Nghị quyết 50 của Quốc hội, Bộ sẽ có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những trường không thực hiện đúng cam kết ở các mức như: Thu hồi quyết định mở ngành không còn bảo đảm các điều kiện quy định giảm chỉ tiêu tuyển sinh kể từ năm 2012 đình chỉ hoạt động đào tạo và trình cấp thẩm quyền xem xét đình chỉ hoạt động và giải thể trường” – Thứ trưởng Ga khẳng định.
Đối với đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, bất cập lớn nhất trong đào tạo tiến sĩ là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo tiến sĩ với nghiên cứu khoa học việc đánh giá luận án ở một số hội đồng vẫn còn tình trạng nể nang, chưa thực sự nghiêm túc, thẳng thắn và khách quan. Một số nghiên cứu sinh chưa tích cực, thiếu cố gắng, còn hiện tượng sao chép luận án, không trung thực… dẫn đến đơn thư tố giác, khiếu kiện.
Năm học 2012, Bộ GD-ĐT đã tổ chức rà soát các cơ sở đào tạo trình độ thạc sỹ theo các tiêu chí đã ban hành. Kết quả của việc rà soát làm căn cứu để xem xét xác định chỉ tiêu hoặc đình chỉ tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo trình độ thạc sỹ hoặc các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ nếu không đủ điều kiện tối thiểu theo quy định.
Theo DT
Điểm sàn không thay đổi nhiều so với năm ngoái
"Điểm sàn năm nay sẽ không thay đổi nhiều so với năm ngoái" - Đó là lời khẳng định của thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khi trao đổi với VTC News về điểm sàn ĐH năm 2011.
Đến thời điểm này, khi hầu hết các trường đều đã công bố điểm thi cho các thí sinh và nhiều trường đã công bố dự kiến điểm chuẩn, một số trường top trên khẳng định điểm thi của các thí sinh vẫn cao hơn năm trước và dự kiến sẽ lấy điểm chuẩn tăng, trong khi một số trường top dưới lại có xu hướng điểm chuẩn giảm nhẹ.
Xung quanh câu chuyện về điểm sàn năm nay sẽ như thế nào, VTC News đã có cuộc trao đổi nhanh với thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, C Đ của Bộ GD&ĐT năm 2011.
- Thưa thứ trưởng, hiện nay phần lớn các trường ĐH trên cả nước đã công bố điểm thi cho các thí sinh. Ông có đánh giá gì về điểm thi năm nay?
Điểm thi năm nay của các thí sinh đã đúng với chủ ý của Bộ GD&ĐT đặt ra khi ban đầu là làm sao cho đề thi phải đạt tính phân loại cao, với phổ điểm hợp lý sẽ giúp các trường có thể chọn được các thí sinh có điểm số phù hợp với ngành nghề của mình.
Qua việc gần 150 trường ĐH đã công bố điểm thi cho thấy rằng, số thí sinh đạt điểm tuyệt đối, điểm 10 là không nhiều bằng các năm trước. Trong khi đó số thí sinh đạt điểm trung bình như 4,5,6 lại tăng lên. Điều đó chứng tỏ đề thi có sự phân hóa.
- Điểm sàn sẽ được xác định dựa trên các căn cứ nào thưa thứ trưởng?
Điểm sàn sẽ căn cứ trên tổng chỉ tiêu của các trường, kết quả thi của các thí sinh và chú ý đến yếu tố vùng miền để có một sự lựa chọn hợp lý nhất. Như vậy, số lượng thí sinh đạt tổng điểm trên điểm sàn sẽ nhiều hơn số lượng chỉ tiêu để cho các trường có thể chọn đủ số lượng sinh viên dựa trên chỉ tiêu đã được phê duyệt.
- Thứ trưởng có thể cho biết về dự kiến điểm sàn năm nay khi hầu hết các trường ĐH đã công bố điểm thi?
Như vậy, với các kết quả đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nhiều ngày nay cho thấy rằng điểm cao tuyệt đối cũng đã ít đi và số điểm trung bình khá cũng tăng lên. Như vậy, cũng có thể dự đoán được điểm sàn năm nay sẽ không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Dự kiến, sau ngày 8/8 Bộ GD&ĐT sẽ chính thức công bố điểm sàn.
Theo VTC
Sẽ "hỗn loạn" nếu giao quyền tự chủ đồng loạt cho các trường Khi Luật Giáo dục ĐH được ban hành mà giao quyền tự chủ đồng loạt cho các trường sẽ gây "hỗn loạn" trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ. Theo đó, sẽ có lộ trình, sẽ giao cho cơ sở giáo dục đủ năng lực mới được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Phó...