Năm 2012, sẽ có nhiều trường thi theo đề riêng
Sẽ tiến tới bỏ thi ĐH 3 chung như hiện nay. Từ 2012 có thể sẽ có trường tốp trên thi theo đề riêng.
Thí sinh thi ĐH năm 2011
Thi 3 chung mới gây tốn kém
Kỹ sư Công nghệ thông tin Nguyễn Thắng đang làm cho công ty FPT, là người từng “cày” rất nhiều Toán, Lý, Hóa để thi đỗ ĐH. Nhưng khi học chuyên ngành và sau này đi làm, gần như anh không đụng gì đến kiến thức Hóa học. Anh cho rằng, nếu ngày xưa không thi Hóa thì anh đã có thể dành nhiều thời gian để học Ngoại ngữ, là công cụ dùng đến nhiều sau này.
Còn Nguyễn Nam, nhân viên Quảng cáo của một công ty truyền thông ở Hà Nội, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân, cho hay, anh và nhiều người bạn học cùng trường đều thi vào khối A nhưng sau này đi làm, họ chẳng bao giờ dùng đến Lý hay Hóa, mà cần nhiều kiến thức về ngoại ngữ và xã hội hơn.
Nhưng cái lãng phí nhất, khi thi chung đề, theo Phó Hiệu trưởng ĐH FPT, ông Nguyễn Xuân Phong, là chúng ta không chọn được người phù hợp nhất với nghề.
“Nếu lỡ theo ngành không hợp thì giá phải trả để đổi ngành quá lớn, vì đề thi hiện nay, phải ôn lại nhiều tháng, thậm chí cả năm mới đỗ. Nhưng nếu cứ nhắm mắt đi tiếp, rất dễ sau này phải làm trái ngành, gây lãng phí cho người học và cả xã hội. Nên nếu phải chi phí cho một vài kỳ thi, nhưng chọn được đúng ngành nghề mình yêu thích và phù hợp năng lực, vẫn là phương án tiết kiệm nhất cho xã hội, xét về lâu dài” – ông Phong phân tích.
Video đang HOT
Còn một vị đại diện ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc thi như hiện nay khiến thí sinh không có nhiều lựa chọn. Vì công tác hướng nghiệp của chúng ta chưa tốt nên các em chưa xác định chính xác nghề phụ hợp với mình; mặt khác, nếu chỉ thiếu một vài điểm vào trường “tốp trên” thì thí sinh sẽ không có cơ hội năm đó được học các trường nhóm này, vì các trường “tốp trên” không lấy nguyện vọng 2.
“Không thể trách các em đó “trèo cao ngã đau” vì kỳ thi ĐH tiến bộ phải chọn được những người xứng đáng” – Đại diện ĐH Sư phạm phân tích.
Thi chung mới gây tốn kém
Tuy nhiên, nhiều trường ĐH “tốp giữa” và “tốp dưới” vẫn muốn thi 3 chung như hiện nay, với nhiều lý do như, có chung mặt bằng đánh giá chất lượng giáo dục, các trường không phải lo việc ra đề, thi riêng sẽ gây tốn kém vì phải luyện thi như trước kia…
Nhưng Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Bùi Văn Ga đã khẳng định, các trường “tốp giữa” và “tốp dưới” chưa được tự chủ tuyển sinh, nghĩa là trước mắt, các trường này vẫn thi theo đề chung.
Về việc thi riêng đề sẽ khiến thí sinh “dồn” về các trường mà mình định thi để ôn thi như những kỳ thi ĐH trước 3 chung thì Phó Hiệu trưởng ĐH FPT, ông Nguyễn Xuân Phong và Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, ông Nguyễn Văn Nhã đều khẳng định, việc thi theo hình thức mới sẽ nhẹ nhàng, tham khảo các chuẩn GMAT, GRE, SAT… của nước ngoài, nên thí sinh không phải “nhồi nhét” nhiều.
Nhiều năm nay, ĐH FPT tổ chức kỳ thi riêng nhưng xung quanh trường không hề có lớp luyện thi nào, vì với kiểu đề thi này, thí sinh chỉ cần một thời gian ngắn để làm quen dạng đề; việc ôn thi nhiều cũng không tăng điểm là bao, vì kỳ thi sẽ đánh giá tố chất của thí sinh là chính – ông Nguyễn Xuân Phong cho biết.
Kỳ thi ĐH như hiện nay sẽ dần…biến mất
Chiều 4/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Bùi Văn Ga cho hay: “Kỳ thi ĐH như hiện nay sẽ dần…biến mất”.
Lý do là chúng ta sẽ học tập cách làm của nhiều nước có nền giáo dục phát triển. Khi đó, các trường tốp trên sẽ tổ chức thi tuyển với đề riêng của họ, còn các trường còn lại có thể không thi tuyển mà xét học bạ cấp THPT và thi tốt nghiệp. “Năm 2012 sẽ là năm đầu tiên bắt đầu đổi mới thi cử” – Đại diện Vụ Giáo dục ĐH cho biết.
Lộ trình để tiến tới cách thức trên, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trước tiên, Bộ GD&ĐT sẽ tạo điều kiện cho các em có nhu cầu và trên điểm sàn đều được vào ĐH. Cùng với nó là việc giảm chênh lệch giữa đào tạo phổ thông để mặt bằng chung giữa các nơi được đồng đều. Tiếp đó là nâng cao chất lượng các trường nghề và công tác hướng nghiệp…
Khi đào tạo ĐH đã “bão hòa”, xã hội cần nhiều những người thợ có tay nghề giỏi… thì việc phân luồng sẽ được điều chỉnh – Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.
Theo BĐVN
Tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM: Không dễ vào trường tốp trên
Năm nay, theo công bố của Sở GD-ĐT TPHCM thì chỉ tiêu vào lớp 10 công lập tăng 2.862 chỉ tiêu. Tuy nhiên thực tế thì tỉ lệ tăng chủ yếu ở những trường xét tuyển trong khi đó khu vực thi tuyển thì chỉ tiêu lại giảm đến hơn 2.500 chỉ tiêu.
Nhiều phụ huynh và học sinh lớp 9 mừng thầm khi thấy tổng số học sinh THCS dự kiến tốt nghiệp năm nay giảm hơn 700 em trong khi chỉ tiêu vào trường công lập tăng 2.862 chỉ tiêu. Nhưng thực tế, số chỉ tiêu tăng chủ yếu là ở khu vực xét tuyển là chính với gần 6.000 chỉ tiêu, còn hệ thi tuyển lại giảm hơn 2.500 chỉ tiêu.
Các phụ huynh của một trường THCS ở quận 1, TPHCM tìm hiểu chỉ tiêu vào các trường công lập năm nay.
Đáng chú ý, những trường tốp trên có tiếng, thu hút đông thí sinh dự thi và điểm tuyển cao nhất các quận lại giảm khá nhiều chỉ tiêu. Đơn cử như Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q. Tân Bình) vốn có tiếng về chất lượng đào tạo, điểm đầu vào các năm đều cao thì năm nay chỉ tiêu là 585, giảm hơn năm ngoái 150 chỉ tiêu.
Còn ở quận 3, Trường THPT Lê Quý Đôn tổng chỉ tiêu 450, giảm đến 225 chỉ tiêu; Trường THPT Marie Curie tuyển 1.000, giảm 125 chỉ tiêu so với năm ngoái, còn THPT Nguyễn Thị Minh Khai tuyển 585 chỉ tiêu, giảm 105.
Trường "điểm" của quận Bình Thạnh là THPT Gia Định tuyển 885, giảm tới180 chỉ tiêu. Tương tự, đó cũng là số chỉ tiêu giảm của Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q. Gò Vấp) năm nay so với năm ngoái; THPT Nguyễn Trung Trực cũng giảm 90 chỉ tiêu; Trường THPT Phú Nhuận (Q. Phú Nhuận) giảm 45 chỉ tiêu...
Nhìn chung, các trường năm trước lấy điểm chuẩn từ 31 điểm trở lên có xu hướng giảm chỉ tiêu. Năm 2010, Trường Nguyễn Thượng Hiền có điểm chuẩn cao nhất NV1 đến 41,75 điểm; THPT Nguyễn Thị Minh Khai cũng đến 40 điểm NV1; THPT Lê Quý Đôn cũng nằm trong tốp cao là 37,5 điểm NV1.
Ngược lại đó, một số trường tốp dưới lại có chỉ tiêu tăng. Đơn cử như ở quận 4, hai trường THPT Nguyễn Trãi và Nguyễn Hữu Thọ có chỉ tiêu năm nay tăng đến 410 chỉ tiêu, riêng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ có tăng tới 225 chỉ tiêu. Tương tự, các trường như THPT Lê Thánh Tôn (Q.7), Võ Trường Toản (Q.12), Nguyễn Thái Bình (Q. Tân Bình) và trường Tây Thạnh (Q. Tân Phú) đều tăng 135 chỉ tiêu.
Như vậy, với tình hình chỉ tiêu năm nay thì cuộc đua vào những trường tốp trên sẽ hết sức căng thẳng. Các phụ huynh và thí sinh cần phải cân nhắc kỹ trước thi đăng ký các nguyện vọng vào các trường công lập. Từ nay đến ngày 15/5 - hạn cuối nộp hồ sơ, còn khoảng 10 ngày để các thí sinh quyết định chọn trường hợp lý và vừa sức mình.
Theo Dân Trí
Thế nào là trường tốp trên, tốp giữa và tốp dưới? Thế nào là trường tốp trên, tốp giữa và tốp dưới? Thiếu bằng tốt nghiệp THPT có được dự thi? Em quên mất chưa ghi khu vực ưu tiên. Vậy có làm sao không? Nguyện vọng vào trường không tổ chức thi thì phải làm thế nào? Xin Ban tư vấn cho em hỏi là em đăng kí nguyện vọng thi HV An...