Năm 2011: Bộ GD-ĐT tăng cường siết chặt hệ tại chức
Tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2011, trả lời báo chí, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “ Năm học tới, Bộ sẽ siết chặt hệ đào tạo vừa học vừa làm để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo đảm bảo chất lượng”.
Một lớp học tại chức.
Sau sự kiện Đà Nẵng “nói không” với bằng tại chức, nhiều diễn đàn, nhiều ý kiến chuyên gia đã bàn thảo về vấn đề này, ngày 25/12, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trong năm 2010, Bộ GD – ĐT đã có giảm chỉ tiêu hệ đào tạo không chính quy xuống còn khoảng 70% so với hệ chính quy. Năm 2011, Bộ sẽ siết chặt hệ đào tạo vừa học vừa làm ( hệ tại chức) để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo đảm bảo chất lượng. Cụ thể, Bộ sẽ xem xét chỉ tiêu tuyển mới hệ vừa học vừa làm dựa trên năng lực tổng thể của trường để có quy định chung, nguyên tắc chung để phân bổ chỉ tiêu. Có khả năng chỉ tiêu đào tạo sẽ giao theo ngành, không cho các trường đào tạo quá rộng một ngành nào đó trong khi những ngành cần lại không có thí sinh. Ví dụ như ngành kỹ thuật hiện nay rất cần thí sinh học tại chức nhưng không có người học. Trong khi đó, khối quản lý lại quá đông người học dẫn đến quá tải”.
Video đang HOT
Về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ tại chức, Thứ trưởng Ga cho hay: Năm học tới triển khai đào tạo tín chỉ thì hệ tại chức cũng có thể học với hệ chính quy. Sinh viên của trường, cùng môn học, có thể đăng ký học chung với sinh viên hệ chính quy cũng với tín chỉ đó nếu điều kiện thời gian của người học tại chức cho phép. Người học sẽ cùng tham gia một kỳ thi cuối khóa để nâng cao chất lượng đào tạo. Sắp tới, Bộ cũng khuyến khích các trường liên thông đào tạo tại chức với chính quy để nâng cao chất lượng, để chính quy và tại chức có thể học chung. Và học tại chức cùng tham gia thi kết thúc. Nhưng chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc, vì phương thức đào tạo của hệ tại chức khác chính quy, hình thức học phải mềm dẻo hơn.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Tuyển sinh 2011: Đề không có phần riêng
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nhiều nội dung dự kiến thay đổi để lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ và các chuyên gia trước khi chính thức áp dụng cho kỳ tuyển sinh 2011. Theo đó dự kiến thi ĐH và CĐ năm 2011 sẽ chung đợt, chung đề.
Chung đề nhưng điểm sàn riêng
Cụ thể, theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, so với năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH và CĐ của năm 2011 sẽ tăng từ 5%-7%, tuyển mới đào tạo thạc sĩ tăng 10%, tiến sĩ tăng 15%. Thay vì tổ chức thi riêng cho hệ CĐ thì năm 2011 sẽ tổ chức thi CĐ chung (chung đề, chung đợt) với hai đợt thi ĐH để tránh số lượng ảo khi thí sinh đăng ký dự thi cả ĐH và CĐ, giảm thiểu chi phí đi lại cho thí sinh cũng như đỡ tốn kém cho các trường trong khâu tổ chức.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết nếu nhận được đồng thuận, kỳ thi ĐH và CĐ sẽ thi chung đợt và chung đề, tuy nhiên vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ. Một nội dung nữa là đề thi chỉ có phần chung chứ không có phần riêng, nội dung đề thi sẽ ra trong phần giao thoa kiến thức giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Bộ cũng dự kiến sẽ phát hành đồng thời những điều cần biết về tuyển sinh cả bản điện tử và bản giấy, bổ sung thêm cụm thi Sơn La và cụm thi Thái Nguyên, bỏ điều 33 của quy chế tuyển sinh hiện hành (về mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng ưu tiên và giữa khu vực kế tiếp...) bởi chất lượng đầu vào của các trường vận dụng thấp hơn so với các trường không được vận dụng.
Giảm quy mô hệ vừa làm vừa học
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết song song với việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy trong mùa tuyển sinh 2011, chủ trương của bộ là giảm dần quy mô đào tạo hệ vừa làm vừa học của các trường ĐH, đặc biệt là các trường ĐH tốp đầu; giảm dần chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, mở rộng đào tạo sau ĐH.
Đối với việc tuyển sinh hệ vừa làm vừa học, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ĐH trong tất cả các khâu liên quan. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết sẽ xây dựng quy chế tuyển sinh đặc thù, thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu của xã hội ở các khu công nghiệp tập trung, các vùng miền khó khăn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh đối với những cơ sở giáo dục ĐH thành lập trước năm 2010 nhưng chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập; đôn đốc các trường thực hiện các cam kết trong đề án thành lập trường, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tập trung thanh, kiểm tra việc thẩm định hồ sơ thành lập trường, việc thực hiện thu, chi trong các trường ĐH, CĐ, quy chế thực hiện công khai.
Theo Dân trí
TPHCM: Di dời ĐH, CĐ ra ngoại thành: Cần thiết nhưng còn nhiều vướng mắc Trong cuộc họp bàn về xây hệ thống trường ĐH-CĐ tại TPHCM hôm qua 1/12, 69 hiệu trưởng các trường tán đồng việc cần thiết di dời các trường ra ngoại thành để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm tải cho giao thông thành phố. Nhưng để thực hiện thì còn nhiều vướng mắc. Quá khó về kinh phí và thủ...