Năm 2010 các trường có tuyển hệ ngoài ngân sách?
Hỏi: Năm nay em gái em muốn thi vào trường học viện hàng không và muốn sau này được làm bên ngành hàng không. Em không biết là trường có điều kiện xét tuyển gì không ạ? Như lý lịch hay ngoại hình? Cho em hỏi trường đào tạo ra để làm bên ngành hàng không hay khi ra trường mình có thể làm ở nơi khác không thuộc ngành hàng không. Em thấy có ngành quản trị kinh doanh mình học xong có thể làm cho bên ngoài hay bắt buộc phải làm cho ngành hàng không? Em gái em muốn sau này được làm bên khâu quản lý nhân sự, vậy phải học ngành nào? Cho em hỏi ngành quản trị kinh doanh là mình sẽ làm gì? Có liên quan gì đến quản lý nhân sự không ạ? Không biết trường này khi ra trường có dễ xin việc làm không? (hoangthientru@gmail.com)
Trả lời:
Đối với hệ ĐH, CĐ của Trường Học viện Hàng không thì không yêu cầu về sơ tuyển cũng như về lý lịch và ngoại hình. Chỉ có duy nhất hệ đào tạo ngắn hạn tiếp viên hàng không thì mới yêu cầu sơ tuyển trong đó ngoại hình, ngoại ngữ là yếu tố tiên phong.
Hầu hết các ngành đào tạo hiện nay của Trường HV Hàng Không chủ yếu đáp ứng cho các lĩnh vực thuộc hoạt động bay. Tuy nhiên nếu sinh viên năng động và có kiến thức tốt thì ngoài công tác trong lĩnh vực hàng không thì hoàn toàn có cơ hội tham gia vào các môi trường làm việc tương tự.
Theo ban tư vấn được biết thì ngành Quản trị kinh doanh của Trường HV Hàng không bao gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh vận tải HK; Quản trị doanh nghiệp HK; Quản trị du lịch; Quản trị cảng HK.
Sau khi tốt nghiệp ngành cử nhân QTKD thì sinh viên sẽ có trình độ và năng lực tham gia vào công tác quản lý các hoạt động khai thác thương mại và dịch vụ; làm việc tại các cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước, các hãng hàng không, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, các công ty, đại lý du lịch và các doanh nghiệp khác.
Việc có được giao trọng trách quản lý nhân sự hay không còn phụ thuộc vào môi trường và tính chất công việc. Nếu nhìn theo chuẩn đầu ra mà trường công bố thì sinh viên hoàn toàn có thể thành người quản lý nhân sự của một phòng/ban thuộc lĩnh vực hàng không.
Hiện nay khóa I sinh viên Trường HV Hàng không vẫn chưa tốt nghiệp ra trường nên chưa thể có đánh giá về mức độ xin việc dễ hay khó. Tuy nhiên theo Ban tư vấn thì lĩnh vực này khá mới nên giai đoạn đầu sinh viên sẽ dễ có việc làm nhưng về sau trong khi đó số lượng các công ty có liên quan đến lĩnh vực hàng không hạn chế mà lượng đào tạo lại nhiều thì dẫn đến sẽ gặp một phần nào đó khó khăn.
Năm nay em muốn thi lại, hiện nay em đăng kí tạm trú tạm vắng tại Hà Nội, vậy khi làm hồ sơ đăng kí dự thi em có thể xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi em đang tạm trú tạm vắng được hay không hay em phải về địa phương xin dấu của công an xã, chính quyền địa phương ở quê em. Và khi đi thi em chỉ có bằng tốt nghiệp THPT (bản sao photo đã công chứng) liệu em có được thi không? (tye_td@yahoo.com.vn)
Theo quy định thì đối với thí sinh tự do thì bắt buộc phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp bất khả kháng thì có thể xin dấu tại nơi mình đăng ký tạm trú tạm vắng.
Tuy nhiên em nên lưu ý điều này, khi xin dấu tại nơi đăng ký tạm trú thì bắt buộc em phải có giấy tờ gốc để kiểm tra đối chiếu nên rất phức tạp. Chính vì thế em nên chủ động xin dấu tại nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Như Ban tư vấn đã trả lời nhiều lần, khi tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì thí sinh bắt buộc phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THPT.
Bản sao bằng tốt nghiệp THPT không phải là photo bản chính sau đó đi công chứng mà bản sao do đơn vị Sở GD-ĐT địa phương (nơi em tốt nghiệp THPT) đối chiếu và cấp phát.
Để có thể làm được bản sao em nên chủ động liên hệ với Sở GD-ĐT địa phương để được hướng dẫn chi tiết.
Năm nay em dự định thi NV1 ĐH Thương mại hoặc ĐH Kinh tế TPHCM nhưng nếu em trượt mà em không đủ điểm vào trường (cả NV2, NV3) Nhưng em vẫn muốn học trường này. Nhiều người cho em biết là trong những trường ĐH Chính quy cũng mở thêm hệ ĐH (hệ dân lập) học tài trường đó và bằng cũng do trường đấy cấp nhưng tiền học đắt hơn. Cho em hỏi ban tư vấn những điều trên có đúng không? Nếu đúng thì cho em hỏi cách tuyển sinh để vào được hệ ĐH (hệ dân lập) đó như thế nào? Tiền học trung bình của hệ ĐH đó đắt lên bao nhiêu lần so với hệ ĐH chính quy? Và có bao nhiêu trường có hệ ĐH như vậy? (emxinh_emkieu_anhcangyeu24@yahoo.com)
Em đã hiểu sai bản chất của vấn đề. Không có khái niệm mở thêm hệ ĐH thuộc hệ dân lập.
Video đang HOT
Các năm trước đây, do nhu cầu của thí sinh có điểm cao nhưng vẫn trượt NV1 vào trường đăng ký thì các trường này xin phép Bộ GD-ĐT mở thêm hệ ngoài ngân sách. Để được vào hệ này thí sinh phải có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vào trường từ 0,5-2 điểm.
Khi theo học hệ này thì quyền lợi của sinh viên vẫn đảm bao như đối với sinh viên trúng tuyển theo diện ngân sách. Tuy nhiên khi học hệ này thì sinh viên không được nhà nước hỗ trợ ngân sách đào tạo nên phải đóng mức học phí cao hơn với hệ ngân sách khoảng từ 5-7 triệu/ năm, bên cạnh đó cũng sẽ không được hưởng chế độ miễn giảm học phí (nếu thuộc diện miễn giảm).
Khi sinh viên theo học hệ ngoài ngân sách thì bằng tốt nghiệp có giá trị như hệ ngân sách.
Việc trường nào có tuyển sinh hệ ngoài ngân sách thì tùy vào tình hình thực tế tuyển sinh hàng năm. Bên cạnh đó còn phụ thuộc rất lớn vào sự đồng ý của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên năm 2010, để xác định quy mô tuyển sinh hợp lý, đảm bảo chất lượng tuyển sinh, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cần đặc biệt lưu ý đến các điều kiện bảo đảm chất lượng: tỷ lệ sinh viên tính trên 1 giảng viên quy đổi, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề đào tạo của trường.
Theo đó, các trường đại học cần xác định rõ số lượng chỉ tiêu (hệ chính qui) dành để đào tạo theo địa chỉ sử dụng; các ngành Sư phạm, Y Dược, Nông lâm trong tổng số chỉ tiêu xác định.
Đặc biệt, chỉ có duy nhất một loại chỉ tiêu do các trường tự xác định và báo cáo Bộ, không có khái niệm chỉ tiêu ngoài ngân sách. Những trường tuyển sinh và xác định điểm trúng tuyển theo ngành, nhất thiết phải xác định ngay chỉ tiêu cho từng ngành.
Em hiện đang là học sinh lớp 12. Em muốn hỏi trường ĐH Ngoại Thương có ngành nào nhân đôi hệ số môn tiếng Anh không? Năm ngoái em thấy hệ cao đẳng của trường thông báo điểm chuẩn là 17 điểm. Em muốn hỏi 17 điểm này là lấy từ kì thi đại học hay là của kì thi cao đẳng. Nếu em đăng kí thi vào 1 trường đại học khác và đăng kí cả trường cao đẳng ngoại thương có được không? (meteor_764@yahoo.com)
Các năm trước 2009 thì trường ĐH Ngoại Thương không đào tạo các chuyên ngành ngoại ngữ nên điểm chuẩn vào các ngành đều tính hệ số 1 đối với các môn thi.
Bắt đầu từ năm 2009 thì trường mở thêm một số chuyên ngành ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung và Tiếng Nhật) thì các ngành này tính hệ số 2 đối với môn ngoại ngữ, các ngành khác vẫn tính hệ số 1.
Theo thông tin từ phía Nhà trường thì chủ trương năm nay vẫn không có gì thay đổi so với năm 2009. Nghĩa là, các chuyên ngành ngoài các chuyên ngành ngoại ngữ đều tính hệ số 1, các ngành ngoại ngữ tính hệ số 2.
Hệ CĐ của trường ĐH Ngoại Thương chỉ xét tuyển từ những thí sinh tham dự kì thi ĐH không xét tuyển từ kết quả kì thi CĐ. Do là hệ xét tuyển nên em hoàn toàn có thể dự thi trường khác sau đó nếu không trúng tuyển NV1 thì có thể làm hồ sơ xét tuyển NV2 vào hệ CĐ trường ĐH Ngoại Thương (nếu đáp ứng được điều kiện điểm sàn)
Bằng tốt nghiệp cấp 3 của em không may bị nước rơi vào làm nhòe ảnh trong bằng. Các thông tin trên bằng vẫn còn nhìn được khá rõ. Vậy em xin hỏi em muốn cấp lại bản gốc có được không? Và nếu được cấp thì phải liên hệ ở cơ quan nào? (ntd_ebk@yahoo.com)
Theo quy định thì bằng gốc tốt nghiệp THPT chỉ cấp duy nhất một lần. Nếu người học bị mất bằng hoặc bằng bị hỏng thì liên hệ trực tiếp với Sở GD-ĐT địa phương để đối chiếu kiểm tra và sẽ được cấp lại bản sao.
Để được cấp bản sao, theo qui định của Bộ GD-ĐT, người đứng tên trong bằng tốt nghiệp THCS, THPT phải trực tiếp đến đề nghị hoặc có thể gửi đề nghị đến sở GD-ĐT qua đường bưu điện kèm theo lệ phí qui định và cước phí bưu điện. Người có văn bằng cũng có thể ủy quyền người khác đến xin cấp bản sao. Đối với những trường hợp đề nghị cấp bản sao do mất bản chính, sẽ phải ghi đầy đủ các nội dung đã có trên bản chính của bằng tốt nghiệp, đồng thời phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.
Bộ GD-ĐT qui định rõ: đối với yêu cầu trực tiếp, nếu thấy đủ điều kiện hợp lệ, việc cấp bản sao có thể được thực hiện ngay trong ngày hoặc tùy thuộc điều kiện cụ thể nhưng cũng không quá ba ngày làm việc. Đối với yêu cầu gửi qua bưu điện, việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp được thực hiện trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị và lệ phí, nếu thấy đủ điều kiện hợp lệ.
Theo Ban tư vấn thì do phôi bằng gốc của em chỉ hư ảnh thì em có thể liên hệ trực tiếp với Sở GD-ĐT địa phương để làm thủ tục thay ảnh trên văn bằng (trước kia là dán ảnh vào văn bằng còn hiện tại là scan ảnh vào văn bằng)
Có được phép nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT?
Hỏi: Trong hô khâu thương tru cua em thi co ghi em thuôc dân tôc Mương, ma em lai thuôc xa Ngoc Lương - Yên Thủy - Hòa Binh. Nhưng khi hoc câp 3 em lai hoc ơ khu vưc khac la huyên Nho Quan cua tinh Ninh Binh. Vây em muôn hoi ban tư vân la vơi trương hơp cua em thi khi đi thi đai hoc em thuôc KV mây? Va co đươc công điêm ưu tiên dân tôc không? Nêu la trương hơp như thê thi em đươc công tât ca bao nhiêu điêm vao điêm thi đai hoc? Va nêu như thê em cân lam nhưng giây tơ gi đê đươc ưu tiên? Em xin ban tư vân noi ro cho em đê khi em lam hô sơ đăng ky dư thi không bi thiêu va sai sot. Cho em hoi nưa la Trương ĐH Công nghiêp HN co hê CĐ, vây hê CĐ cua trương đo chi xet tuyên hay co ca thi nưa? (changlangtuchungtinh@gmail.com)
Trả lời:
Em nên lưu ý điểm này: Đối với kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ có hai loại điểm ưu tiên. Một là điểm ưu tiên đối tượng, hai là điểm ưu tiên khu vực.
Theo quy chế tuyển sinh hiện hành thì nếu thí sinh có bố mẹ là người dân tộc thiểu số thì sẽ thuộc đối tượng 01 nhóm ưu tiên 1. Như vậy em cần đối chiếu xem bố hoặc mẹ của mình có phải là người dân tộc thiểu số hay không thì lúc đó mới được hưởng quyền ưu tiên chứ dựa trên hộ khẩu thì chưa thể giải quyết được vấn đề.
Đối với điểm ưu tiên khu vực thì tính theo nơi cư trú của trường THPT mà thí sinh theo học chứ không tính theo hộ khẩu thường trú. Theo quy định thì khu vực của huyện Nho Quan thuộc KV1 nên khi em học trường THPT ở huyện này thì sẽ được hưởng mức điểm ưu tiên khu vực KV1.
Theo quy định thí sinh thuộc diện đối tượng ưu tiên từ 01-04 sẽ được cộng 2 điểm vào kết quả thi. Và thí sinh thuộc diện đối tượng ưu tiên từ 05-07 thì sẽ được cộng 1 điểm vào kết quả thi. Nếu thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng ưu tiên khác nhau thì chỉ được hưởng duy nhất ở một mức đối tượng ưu tiên cao nhất.
Điểm ưu tiên khu vực được tính theo mức sau: KV1 được cộng 1,5 điểm, KV2-NT được cộng 1 điểm; KV2 được cộng 0,5 điểm.
Như vậy nếu em thuộc diện đối tượng ưu tiên 01, học tại trường THPT thuộc huyện Nho Quan thì sẽ được cộng tối đa 3,5 điểm vào kết quả thi.
Để được hưởng mức ưu tiên là đối tượng 01 thì em cần phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
Riêng với ưu tiên khu vực thì em không cần phải nộp giấy tờ gì vì các trường sẽ căn cứ trên mã trường THPT mà thí sinh theo học để xác định vùng ưu tiên khu vực của thí sinh.
- Em nên để ý điều này, tất cả các hệ CĐ của các trường ĐH đều không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển mà thôi. Thông thường thì các hệ này chủ yếu xét tuyển từ kết quả kì thi ĐH, rất ít trường xét tuyển từ kết quả kì thi CĐ.
Em là sinh viên năm nhất của trường CĐ Điện lực Miền Trung, ngành Tài chính ngân hàng, nhưng em không thích học trường này. Em muốn năm nay thi lại ĐH, mà em vừa học tại trường vừa ôn thi ĐH. Em hỏi nếu em thi ĐH thì nhà trường có cho em thi không và em làm hồ sơ nộp tại sở GD-ĐT mình ở hay tại trường em đang theo học?(giomuadong2006_1991@yahoo.com)
Theo quy chế tuyển sinh hiện hành thì những người thuộc diện dưới đây không được dự thi ĐH, CĐ: Không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự; Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự; Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi).
Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.
Như vậy chiếu theo quy chế này thì để được dự thi ĐH em bắt buộc phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Nếu em không thích học tiếp trường mình đang theo học thì tốt nhất là cần phải rút toàn bộ hồ sơ nhập học (làm thủ tục thôi học) trước khi dự thi. Khi em làm điều này thì coi như mình là thí sinh tự do và không cần phải xin phép Ban giám hiệu nhà trường nữa.
Việc nộp hồ sơ ĐKDT thì em có hai lựa chọn: Nộp theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nơi mình đang cư trú hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Đối với các trường quân đội, khi tuyển sinh thì phải khám sơ tuyển, vậy em phải khám ở đâu và cách thức nộp hồ sơ ra sao? (tam_lecong@yahoo.com)
Để có thể dự thi vào khối các trường quân đội thì bắt buộc thí sinh phải tham gia sơ tuyển tại Ban chỉ huy quân sự nơi mình đăng ký hộ khấu thường trú. Chỉ có những thí sinh đạt sơ tuyển thì cán bộ tuyển sinh mới thẩm tra lý lịch và cấp hồ sơ ĐKDT.
Em nên lưu ý: Mẫu hồ sơ ĐKDT của khối trường quân đội là do Bộ Quốc phòng cấp phát không bán công khai. Chỉ có những thí sinh ĐKDT hệ dân sự của khối các trường quân đội thì không phải tham gia sơ tuyển mà chỉ cần mua mẫu hồ sơ của Bộ GD-ĐT và làm theo hướng dẫn sau đó nộp theo theo đúng thời gian quy định.
Em muốn hỏi làm hồ sơ dự thi như thế nào? Và ví dụ như thi khối A thì chỉ được nộp hồ sơ vào 1 trường hay được nhiều trường? (white_rabbit9x@yahoo.com.vn)
Để làm hồ sơ ĐKDT em chỉ cần mua một bộ hồ sơ ĐKDT và làm theo hướng dẫn. Để có thể làm chính xác em cần phải tham khảo thêm thông tin mã ngành, mã trường mình muốn ĐKDT ở cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010".
Bên cạnh đó em cần tham khảo thêm đối tượng ưu tiên (nếu mình thuộc diện đối tượng ưu tiên) và mã trường, mã tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Gần đến ngày làm hồ sơ ĐKDT, Ban tư vấn sẽ có hướng dẫn chi tiết để các bạn thí sinh có thể tham khảo.
Ở hồ sơ ĐKDT chỉ có mục 2 và mục 3 là các bạn thí sinh thường hay nhầm lẫn. Em cần nhớ điều này: Nếu đăng ký nguyện vọng vào trường có tổ chức thi thì chỉ ghi mục 2, bỏ trống hoàn toàn mục 3.
Nếu đăng ký NV vào trường không tổ chức thi thì đồng thời ghi cả mục 2 và mục 3. Trong đó mục 2 là ghi trường muốn đăng ký dự thi nhờ (trường này có tổ chức thi) và bỏ trống ô mã ngành. Mục 3 là trường thí sinh muốn đăng ký nguyện vọng (ghi đầy đủ các mục tên trường, khối thi, mã ngành)
- Hiện tại Bộ chưa có một quy định nào cấm thí sinh ĐKDT nhiều trường. Chính vì thế ở mỗi khối thi em hoàn toàn có quyền nộp hồ sơ ĐKDT vào nhiều trường.
Theo em được biết thì trường ĐH Cửu Long có tuyển sinh một số ngành kinh tế khối B như Tài chính tín dụng, quản trị kinh doanh. Em dự định thi khối B, vậy trường này tuyển sinh như vậy có đúng không? (khuugia10@yahoo.com.vn)
Thật ra vào thời điểm hiện tại mặc dù có nhiều trường đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010 nhưng đó mới chỉ là dự kiến. Việc được phân bổ chỉ tiêu ra sao, khối dự thi đầu vào là khối nào sẽ do Bộ GD-ĐT cân nhắc và quyết định. Thông tin này chỉ được cập nhật vào trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010". Chính vì thế em nên đợi quyển cẩm nang này phát hành để biết chính xác trường ĐH Cửu Long có tuyển sinh khối B đối với một số ngành kinh tế hay không.
Theo Ban tư vấn được biết thì các năm trước đây trường ĐH Cửu Long là trường không thi tuyển mà chỉ xét tuyển. Nhằm tăng số lượng sinh viên vào trường nên có xét tuyển khối B ở một số ngành kinh tế. Tuy nhiên với sự quản lý chặt thì năm 2010 điều này sẽ khó có thể xảy ra nữa.
Em có xem lại các đề thi đại học môn Tiếng Anh từ năm 2006 đến năm 2009. Ở phần ngữ âm, tất cả các đề đều chỉ cho dạng bài tập về dấu nhấn, chứ không có dạng bài tập về phát âm. Em xin hỏi đây có phải là một quy tắc áp dụng cho tất cả các đề thi đại học môn Tiếng Anh không? Nếu vậy thì em có nên bỏ qua phần bài tập ngữ âm dạng phát âm không? (nguyendinhtan1992@gmail.com)
Theo Ban tư vấn thì em nên bám theo cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ để ôn tập. Về cơ bản thì cấu trúc đề thi ĐH, CĐ năm 2010 không khác so với năm 2009 nên em có thể tìm cầu trúc năm 2009 để nắm rõ hơn về những phần kiến thức phải học.
Qua kiểm tra của Ban tư vấn thì về lĩnh vực ngữ âm thì yếu tố/chi tiết cần kiểm tra là trọng âm từ (chính/phụ); trường độ âm và phương thức phát âm. Như vậy không thể có cơ sở để kết luận là đề thi môn Tiếng Anh sẽ không có bài tập về phát âm.
Em có một câu hỏi chung và cũng là thắc mắc của rất nhiều các bạn. Năm nay em đang là sinh viên năm thứ nhất của 1 trường ĐH, đã thi xong HK1. Hiện nay, em có nhu cầu bảo lưu kết quả để ôn thi lại. Vậy em muốn hỏi sau khi bảo lưu thì em có phải là thí sinh tự do không và đi thi có cần xin phép hiệu trưởng không? Nếu em đậu trường mới thì có bị xử lý theo quy chế không? (ip2007pro@gmail.com)
Trước hết phải nhấn mạnh với em điều này, đề được bảo lưu còn có những quy định ràng buộc chứ không có chuyện sinh viên nào muốn được bảo lưu thì nhà trường đều chấp nhận cả.
Theo quy định thì nếu hết thời gian bảo lưu mà sinh viên không đến học tiếp thì coi như bỏ học và sẽ bị xóa hồ sơ. Dựa vào điểm này thì có thể khẳng định khi sinh viên được nhà trường đồng ý cho bảo lưu thì hoàn toàn có thể coi mình là thí sinh tự do để dự thi lại ĐH mà không nhất thiết phải xin phép Ban giám hiệu nhà trường.
Nếu sau này em thi đậu không đến trường cũ tiếp tục học thì sau khi hết hạn bảo lưu thì coi như em đã bỏ học ở trường đó.
Các mảng kiến thức thường gặp trong đề thi các môn khối A Môn Toán Nội dung đề thi trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ hằng năm thường được chia thành những mảng kiến thức sau 1. Giải tích (4 điểm) a/ Khảo sát hàm số (2đ): Thường được cho dưới dạng vẽ đồ thị hàm số cùng các câu hỏi liên quan: giao điểm của hai đồ thị, tiếp tuyến, biện luận tăng giảm, cực...