Na Uy và Phần Lan phát hiện mức phóng xạ cao hơn bình thường
Na Uy và Phần Lan thông báo phát hiện mức phóng xạ caesium (Cs-137) tăng cao hơn thông thường nhưng cũng cho rằng nhiều khả năng do cháy rừng gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine.
Thiết bị đo mức phóng xạ. Ảnh: AP
Cơ quan An toàn Bức xạ và Hạt nhân Na Uy (DSA) cho biết đã đo được mức độ “rất thấp” phóng xạ caesium tại Svanhovd từ ngày 9-16/9 và tại Viksjoefjell từ ngày 5-12/9, gần biên giới với Nga ở vùng Bắc Cực. Tuy nhiên, DSA khẳng định mức độ này không gây nguy hiểm cho người và môi trường.
Trong khi đó, cơ quan chức năng Phần Lan cũng ghi nhận mức phóng xạ caesium tăng tại 8 trạm quan trắc, với kết quả cao nhất đo được đến nay là 11 microbecquerels/m3, trong khi thông thường mức đo được tại các trạm này là dưới 1 microbecquerel/m3. Dù vậy, cơ quan này cũng nêu rõ đây là mức rất nhỏ.
Trước đó, ngày 9/9, Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Ukraine (DSNS) thông báo có 399 lính cứu hỏa tham gia dập tắt đám cháy tại vùng Kiev.
Sau đó, báo điện tử Ukrainska Pravda của Ukraine dẫn nguồn tin từ DSNS cho biết đám cháy xảy ra trong vùng cấm gần nhà máy Chernobyl.
Video đang HOT
Cùng ngày 18/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Nga không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về mức phóng xạ cao hơn trong khí quyển hay mối đe dọa đối với sức khỏe con người.
Châu Âu tái khởi động nghĩa vụ quân sự trong bối cảnh căng thẳng với Nga
Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, nhiều quốc gia châu Âu đã bắt đầu tái áp dụng hoặc mở rộng chế độ nghĩa vụ quân sự, từ Latvia áp dụng lại nghĩa vụ quân sự đến các kế hoạch quân sự dài hạn của Na Uy và những thách thức đối mặt với NATO trong việc tăng cường khả năng phòng thủ.
Các cuộc tranh luận về nghĩa vụ quân sự đang diễn ra ở các nước châu Âu hiện chưa yêu cầu nghĩa vụ này. Ảnh: Stars and Stripes/ TTXVN
Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhiều nước, trong đó có Ukraine, đã hoài nghi về một cuộc chiến tranh lớn có thể quay trở lại châu Âu. Hơn 2 năm sau, một sự thay đổi khác từng không thể tưởng tượng được đang diễn ra về chế độ nghĩa vụ quân sự.
Một số quốc gia châu Âu đã tái lập hoặc mở rộng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong bối cảnh xung đột ở Ukranine chưa có hồi kết, một phần trong một loạt chính sách nhằm tăng cường khả năng phòng thủ có tiềm năng sẽ được mở rộng hơn nữa.
Robert Hamilton, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Âu-Á tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, từng là sĩ quan quân đội Mỹ trong 30 năm, cho biết: "Chúng ta đang nhận ra rằng phương Tây có thể phải điều chỉnh cách huy động cho chiến tranh và điều chỉnh cách sản xuất thiết bị quân sự cũng như cách tuyển dụng và đào tạo nhân sự".
Về phầ mình, Tướng Wesley Clark (đã nghỉ hưu), người từng là Tổng tư lệnh tối cao của NATO tại châu Âu, nêu rõ: "Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lớn hơn ở châu Âu đã gia tăng sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Hiện có một cuộc xung đột ở châu Âu mà chúng ta không bao giờ nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy lại. Đây có phải là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hay một cuộc chiến tranh nóng đang nổi lên hay không vẫn chưa rõ ràng. Nhưng đó là một lời cảnh báo rất cấp bách đối với NATO rằng chúng tôi phải xây dựng lại hệ thống phòng thủ của mình". Ông Clark cho biết những nỗ lực đó bao gồm cả chế độ nghĩa vụ quân sự.
Một số quốc gia châu Âu đã dừng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng một số quốc gia - đặc biệt là ở Bắc Âu và Baltic - đã tái áp dụng chế độ này trong những năm gần đây, chủ yếu là do những lo ngại từ Nga. Không nhập ngũ có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là án tù ở một số nước.
Latvia là quốc gia mới nhất áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc đã được tái áp dụng vào ngày 1/1 năm nay, sau khi bị bãi bỏ vào năm 2006. Công dân nam sẽ phải đi nghĩa vụ quân sự trong vòng 12 tháng sau khi đủ 18 tuổi.
Vào tháng 4, Na Uy đã trình bày một kế hoạch dài hạn đầy tham vọng nhằm tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng của nước này và bổ sung hơn 20.000 lính nghĩa vụ, nhân viên và quân nhân dự bị vào lực lượng vũ trang.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre cho biết: "Chúng tôi cần một biện pháp phòng thủ phù hợp với nhu cầu trong môi trường mà các thách thức an ninh đang nổi lên".
Chế độ nghĩa vụ quân sự ở Na Uy là bắt buộc và vào năm 2015, nước này đã trở thành thành viên đầu tiên của liên minh phòng thủ NATO áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bình đẳng cho cả nam và nữ.
Các cuộc tranh luận về nghĩa vụ quân sự cũng đang diễn ra ở các nước châu Âu khác hiện chưa yêu cầu nghĩa vụ này. Ở Anh, Đảng Bảo thủ đã đưa ra ý tưởng về nghĩa vụ quân sự trong chiến dịch tranh cử không thành công của họ.
Nhưng có lẽ sự chuyển đổi đáng ngạc nhiên nhất đang diễn ra ở Đức, nơi đã có "ác cảm" với quân sự hóa kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Trong một động thái lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, năm nay Đức đã cập nhật kế hoạch của mình trong trường hợp xung đột nổ ra ở châu Âu, và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Boris Pistorius đã trình bày một đề xuất vào tháng 6 vừa qua về một nghĩa vụ quân sự tình nguyện mới. "Chúng tôi phải sẵn sàng cho chiến tranh vào năm 2029", ông Pistorius tuyên bố.
"Chúng ta đang chứng kiến cuộc tranh luận đang diễn ra sôi động. Và đó là bước đầu tiên. Điều này không xảy ra trong một sớm một chiều, mà là một sự thay đổi lớn về mặt tinh thần", Sean Monaghan, một nghiên cứu viên tại Chương trình châu Âu, Nga và Á-Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, bình luận.
Theo chuyên gia Monaghan, do chế độ nghĩa vụ quân sự vẫn là chủ đề không được ưa chuộng ở một số quốc gia, NATO đang phải vật lộn để đạt được mục tiêu mới là có 300.000 quân sẵn sàng hoạt động trong vòng 1 tháng và nửa triệu quân nữa trong vòng 6 tháng.
"Trong khi NATO tuyên bố đã đạt được mục tiêu đó, các thành viên của liên minh trong EU nói rằng họ sẽ gặp khó khăn. NATO dựa vào lực lượng Mỹ để đạt được mục tiêu của mình. Các thành viên NATO ở châu Âu cần tìm ra những cách mới để đảm bảo nhân sự. Phải có điều gì đó thay đổi ở đây", ông Monaghan nói.
Giới khoa học phát hiện giun sống gần Chernobyl phát triển 'siêu năng lực' mới Từ ếch đen đến loài chó mới, việc phơi nhiễm hóng xạ đã khiến nhiều loài động vật sống gần Chernobyl (Ukraine) đột biến. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy không phải tất cả động vật trong khu vực vùng cấm Chernobyl đều phản ứng theo xu hướng này. Loài giun tại Chernobyl, Ukraine đã phát triển năng lực đặc biệt. Ảnh:...