Na Uy cho Thụy Điển và Iceland vay vaccine AstraZeneca
Bộ Y tế Na Uy ngày 22/4 thông báo sẽ cho Thụy Điển và Iceland vay 216.000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất trong kho của nước này.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Ngày 11/3 vừa qua, Na Uy đã đình chỉ việc tiêm chủng bằng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, sau khi có một nhóm người trẻ tuổi được tiêm phòng phải nhập viện với triệu chứng đông máu, giảm tiểu cầu. Một vài người trong số này sau đó đã tử vong.
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Y tế Na Uy Bent Hoie nêu rõ Thụy Điển và Iceland sẽ nhận được số vaccine trên chừng nào Na Uy còn tạm dừng sử dụng vaccine của AstraZeneca. Na Uy cũng sẽ sẵn sàng lấy lại số vaccine cho vay khi cần.
Liên quan đến việc Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị khởi kiện AstraZeneca vì chậm hợp đồng, nguồn tin ngoại giao cho biết Đức và Pháp đã yêu cầu có thêm thời gian để xem xét có nên kiện hãng dược phẩm AstraZeneca ra tòa vì đã cắt giảm nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 hay không, đồng thời nhấn mạnh phần lớn các nước EU đã ủng hộ hành động pháp lý này.
Các quan chức ngoại giao giấu tên cho biết các cuộc thảo luận về hành động pháp lý trên nằm trong khuôn khổ cuộc họp của Ủy ban châu Âu (EC) với 27 đại sứ các nước tại Brussels (Bỉ) – trụ sở của EU vào ngày 21/4 vừa qua. Các nước EU phải tự quyết định về việc có tham gia đứng tên trong vụ kiện này hay không.
Là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, EU đã lên kế hoạch tiêm chủng từ rất sớm. Trong năm 2020, EU đặt hàng 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 6 nhà sản xuất và con số này hiện tiếp tục tăng lên gần 3 tỷ liều, cho tổng dân số của EU là 450 triệu người. Tuy nhiên, hiện tại, sau hơn 3 tháng triển khai chiến dịch tiêm chủng, các nước EU đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine, chủ yếu do tiến độ bàn giao chậm trễ của AstraZeneca.
Video đang HOT
Tại Australia, nhằm đẩy nhanh chiến dịch tiêm phòng, nước này sẽ triển khai việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những người trên 50 tuổi ngay trong tháng tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết tại cuộc họp ngày 22/4, lãnh đạo chính quyền liên bang, các bang và vùng lãnh thổ của Australia đã nhất trí triển khai việc tiêm chủng bằng vaccine của AstraZeneca cho những người trong độ tuổi 50-69 sớm hơn so với kế hoạch ban đầu.
Cụ thể, các phòng khám công và chuyên khoa sẽ bắt đầu tiêm vaccine của AstraZeneca cho những người trong độ tuổi trên từ ngày 3/5 và các phòng khám đa khoa sẽ thực hiện tiêm từ ngày 17/5 tới. Bên cạnh đó, nội các Australia cũng quyết định giảm 30% số chuyến bay chở khách từ Ấn Độ do lo ngại về tình hình đại dịch đang tái bùng phát ở nước này và yêu cầu hành khách đi từ các khu vực có nguy cơ cao phải xét nhiệm COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khi bay đến Australia.
Mặc dù có những lo ngại về tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine do AstraZeneca sản xuất, Bộ trưởng Y tế Australia Brendan Murphy khẳng định đây là loại vaccine an toàn và hiệu quả. Theo ông Murphy, tuổi cao vẫn là yếu tố lớn nhất dẫn đến các trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.
Trong khi đó, vaccine của Pfizer sẽ được ưu tiên cho những người dưới 50 tuổi, nhân viên chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, nhân viên tuyến đầu và kiểm dịch và những người đủ điều kiện khác. Tuần trước, Chính phủ Australia đã phải tăng gấp đôi lượng đặt hàng đối với vaccine của Pfizer lên 40 triệu liều, tuy nhiên phải chờ đến nửa cuối năm nay mới có thể nhận đủ số hàng trên.
Tính đến ngày 22/4, khoảng 1,8 triệu người Australia đã được tiêm phòng ngừa COVID-19.
WHO khẳng định không có lý do để ngừng tiêm vaccine AstraZeneca
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng không có lý gì để ngưng tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau khi một quốc gia ngừng tiêm vaccine này.
Phát ngôn viên của WHO Margaret Harris hôm 12/3 cho biết một ủy ban cố vấn chuyên gia của WHO đang xem xét vaccine của AstraZeneca.
Nhưng bà Harris khẳng định không có lý do gì để ngừng sử dụng vaccine này.
Trong buổi họp báo cách đây ít giờ, phát ngôn viên của WHO khẳng định vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca là một loại vaccine tuyệt vời. Ngoài ra, không có mối liên hệ được chứng minh giữa vaccine này và các báo cáo về chứng đông máu.
vaccube.PNG
Một số quốc gia châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Áo và Iceland gần đây tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca sau khi châu Âu ghi nhận một số người bị đông máu sau tiêm vaccine.
Trong khi đó, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, vaccine của AstraZeneca có thể tiếp tục được sử dụng trong khi các cuộc điều tra về các trường hợp máu khó đông được tiến hành.
Theo EMA, chỉ có 30 trường hợp bị "thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch" trong số 5 triệu người đã tiêm chủng ở châu Âu cho đến nay.
"Lợi ích của vaccine lớn hơn rủi ro mà nó gây ra", EMA cho biết trong một tuyên bố.
Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran khẳng định lợi ích của vaccine vượt trội hơn rất nhiều so với bất cứ rủi ro nào ở giai đoạn này.
"Không có lý do gì để đình chỉ việc sử dụng vaccine của AstraZeneca" , ông Véran cho hay.
Giáo sư Allan Randrup Thomsen, nhà virus học tại Đại học Copenhagen cho rằng "thật khó để tôi tin có một vấn đề thực sự".
"Rất nhiều đã được tiêm chủng và có rất ít báo cáo về các trường hợp nghiêm trọng" , ông cho hay.
COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thế giới có tuần lây lan kỷ lục; Kinh hoàng Ấn Độ gần 300.000 ca/ngày Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 12.500 ca tử vong và trên 780.000 ca nhiễm mới. Tình hình Ấn Độ nguy cấp khi số ca nhiễm mới liên tiếp phá kỷ lục, gần cán mức 300.000 ca/ngày. Bệnh nhân nằm chung giường do quá tải ở New Delhi, Ấn Độ ngày 15/4. Ảnh: Reuters Theo trang thống kê worldometer.info,...