N1 khẳng định tham vọng trên thị trường máy tính bảng của Nokia
Từ mẫu M510 sản xuất năm 2001 đến Lumia 2520 ra mắt năm ngoái đều cho thấy tham vọng của Nokia với thị trường máy tính bảng đã kéo dài hàng chục năm.
Sau khi bán mảng sản xuất thiết bị di động cho Microsoft, Nokia đã có sự khởi đầu hoàn toàn mới với chiếc N1 chạy Android đang nhận được nhiều lời khen ngợi. Trong quá khứ phát triển hàng thập kỷ, hãng Phần Lan luôn chú trọng vào mảng thiết bị di động, nhưng với tablet lại không có sự thành công đáng kể nào. Những người yêu mến Nokia đang kỳ vọng N1 có thể là sản phẩm đánh dấu sự trở lại hoàn hảo cho hãng điện thoại hàng đầu thế giới một thời này.
Nokia M510
Nokia M510.
M510 được Nokia sản xuất khoảng 1.000 chiếc vào năm 2001 nhưng chưa bao giờ bán ra thị trường. Sản phẩm này chạy hệ điều hành Symbian với giao diện cảm ứng và bút viết, màn hình 10 inch độ phân giải 800 x 600 pixel đơn sắc, kết nối USB, WI-Fi và trọng lượng khoảng 1,8 kg. Đây là những thông số hoàn toàn hợp lý trong thế giới công nghệ cách đây 13 năm.
Nokia ngừng sản xuất sản phẩm bởi không nhận thấy tiềm năng, nhu cầu với người tiêu dùng.
Nokia N770
Nokia N770.
N770 ra mắt vào năm 2005 nhưng không được gọi là máy tính bảng, thay vào đó là tên gọi “Thiết bị Internet không dây”. Máy có 3 phím chức năng và cụm phím điều hướng bên trái. Màn hình máy có độ phân giải 800 x 480 pixel, kích thước 4,1 inch cho mật độ điểm ảnh khá tốt và hiển thị 65.536 màu. N770 có cấu hình với bộ vi xử lý TI OMAP tốc độ 252 MHz, RAM 64 MB và 128 MB dung lượng lưu trữ
Video đang HOT
Sản phẩm cũng đi kèm với kết nới Wi-Fi, Bluetooth, hỗ trợ thẻ nhớ RS-MMC và hệ điều hành Maemo (dựa trên Linux) có thể chạy các ứng dụng, đọc RSS, nghe radio qua Internet, tìm kiếm và mở OpenOffce.
N770 nhanh chóng giảm từ 350 USD lúc ra mắt xuống còn 150 USD thời gian ngắn sau đó bởi giao diện kém thân thiện.
Nokia N800
N800 là bản thay thế cho N770 hai năm sau đó. Cấu hình sản phẩm mạnh hơn với chip 300 MHz, RAM 128 MB và bộ nhớ 256 MB. Máy có hai khe cắm thẻ nhớ, camera VGA. Sản phẩm chạy Maemo có thể chạy trình duyệt Mozilla MicroB, hỗ trợh flash, Skype.
Nokia N810
Nokia N810.
N810 ra mắt chỉ 9 tháng sau kho mẫu N800 vào tháng 10/2007. Tuy nhiên, nâng cấp của máy là rất đáng kể với bộ nhớ trong tới 2 GB, bàn phím có đèn nền trượt, camera mặt trước và cảm biến ánh sáng. Máy cũng tích hợp GPS, khe cắm thẻ SD, màn hình chống phản xạ.
Nokia Z500
Nokia Z500.
Z500 là một sản phẩm khác “chết” trước khi ra mắt thị trường của Nokia. Sản phẩm này được cho là có màn hình 7,9 inch sản xuất bởi Foxconn và được thiết kế để cạnh tranh với iPad. Đây cũng là lý do tại sao ảnh lộ diện của model này giống với chiếc N1 hiện nay. Z500 chạy MeeGo, hệ điều hành mà Nokia đã lựa chọn trong năm 2010. Máy từng được sản xuất khoảng 100 mẫu để thử nghiệm.
Lumia 2520
Lumia 2520.
Lumia 2520 đem lại sự tiếc nuối cho rất nhiều người dùng. Lý do là bởi một sản phẩm đẹp về thiết kế, mạnh mẽ về cấu hình nhưng lại không được tổ chức bán hàng một cách nghiêm túc. Nhiều người cho rằng việc bị Microsoft mua lại và có đứa con cưng Surface đã ghiến Lumia 2520 bị “ghẻ lạnh”. Đây vẫn là máy tính bảng duy nhất trên thị trường có camera sử dụng ống kính máy ảnh Zeiss.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng
Bài toán cho G20 chính là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nước giàu và nước phát triển mới nối, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị.
Ngày 15/11, Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi - G20 - sẽ chính thức khai mạc tại thành phố Brisbane, Australia. Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn sẽ có cơ hội để thảo luận lại "câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế toàn cầu", thúc đẩy tăng trưởng để thực hiện tham vọng nâng Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu thêm 2.000 tỷ USD. Song bài toán khó cho kế hoạch này chính là giải quyết các mâu thuẫn lợi ích giữa các nước giàu và nước phát triển mới nổi, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị.
An ninh được tăng cường trước Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Getty
Năm nay, G20 quyết tâm đặt ra một tham vọng khá lớn. Đó là nỗ lực thực hiện gần 1.000 sáng kiến chính sách nhằm tăng GDP toàn cầu trong 5 năm tới thêm 2% (tương đương 2000 tỷ USD) so với mức dự báo, qua đó tạo thêm hàng triệu việc làm.
Chiến lược tăng trưởng mới của G20 sẽ gồm cải cách cả kinh tế vĩ mô nhưng lại tái cấu trúc cho phù hợp với từng quốc gia; tăng cường đầu tư có chất lượng vào cơ sở hạ tầng; cắt giảm rào cản thương mại; thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường tạo việc làm. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo thế giới cũng sẽ thảo luận về vấn đề phục hồi kinh tế như cải cách các quy định tài chính, hiện đại hóa hệ thống thuế, phục hồi thị trường năng lượng, củng cố hệ thống trao đổi thương mại toàn cầu và chống tham nhũng.
Nhiều chuyên gia nhận định, đây là một kế hoạch tham vọng nhưng không phải không thực hiện được. Thời điểm này, nhiều liên minh kinh tế đang hình thành, trong đó phải kể đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định thương mại tự do song phương... Điều này giúp thúc đẩy từng nền kinh tế thành viên cũng như giúp các cam kết kinh tế tiến gần nhau hơn.
Thêm vào đó, những tín hiệu đáng mừng là hầu hết các nước thành viên của G20 đều nhất trí với những sáng kiến được nêu ra. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định, mục tiêu 2% có thể đạt được thông qua các biện pháp trên. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để những cam kết biến thành hành động.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, nước Đức sẽ đi đầu trong việc thực hiện các cam kết: "Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ gửi được một thông điệp rõ ràng về sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, một thông điệp rõ ràng về việc chúng tôi muốn thúc đẩy sự tăng trưởng đó. Nước Đức, sẽ luôn đi đầu trong cải cách và mong muốn thực hiện tốt các chính sách tài chính. Tôi nghĩ rằng đó là điều kiện tiên quyết cho sự tăng trưởng".
Tuy nhiên, không phải không có những ý kiến phản đối các chính sách mà G20 đưa ra. Từ trước đến nay, G20 luôn phải đối mặt với chỉ trích là "nói suông". Thậm chí, những chính sách phát triển của G20 thiên về hướng có lợi cho các nước giàu. Điều này đang tạo ra một khoảng cách lớn về phát triển. Ngay trước khi Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra, rất nhiều tổ chức xã hội tổ chức diễu hành phản đối ở nhiều nước, đặc biệt là tại Brisbane để yêu cầu G20 có chính sách cân bằng hơn.
Tiến sỹ Helen Szoke, giám đốc điều hành của OXFAM, một tổ chức phát triển của Australia cho rằng: "Tồn tại một khoảng cách lớn giữa những người giàu nhất và nghèo nhất trên thế giới. Chúng tôi muốn các nhà lãnh đạo G20 hiểu được những tồn tại của quá trình phát triển, và điều họ cần phải làm là những lợi ích phát triển phải là lợi ích của tất cả mọi người chứ không phải chỉ của những người giàu".
Không chỉ đối mặt với những vấn đề kinh tế, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay còn bị che phủ do "bóng đen" của xung đột chính trị tại Ukraine. Cuộc xung đột này đã khiến kinh tế Châu Âu, nơi có số đông các nước thành viên G20 bị đe dọa, trong đó trực tiếp là EU và Nga. Các lệnh trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và EU đã làm mức tăng trưởng kinh tế của 2 bên giảm đáng kể.
Trong báo cáo đưa ra hồi tháng trước, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lần thứ 3 trong năm nay phải hạ mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, nền kinh tế Nga và các nước Châu Âu ở mức độ tăng trưởng không đáng kể, thậm chí nhiều nền kinh tế ở khu vực sẽ về con số 0 vào năm tới. Điều này chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ tới sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng tới những cam kết, vốn đã không mấy chắc chắn của G20./.
Theo Châu Anh/VOV- Trung tâm Tin Tổng hợp
Trung Quốc mơ phát triển máy bay chở khách loại lớn Trung Quốc đang tìm kiếm các nhà cung cấp để phát triển chiếc máy bay chở khách thân rộng của riêng mình trong thập niên tới, đẩy mạnh tham vọng và sự cạnh tranh với các "ông lớn" Boeing và Airbus. Mô hình một chiếc C919 của hãng COMAC. Chiếc máy bay tương lai - dự kiến có tên gọi C929 - sẽ...