Myanmar sẽ xem xét quyền cho người Hồi giáo Rohingya
Tổng thống Myanmar Thein Sein đã tuyên bố sẽ xem xét việc trao các quyền mới cho cộng đồng thiểu số Rohingya trước chuyến thăm lịch sử đến nước này của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhưng chưa hoàn toàn cam kết sẽ cấp quyền công dân cho họ, theo hãng tin AP.
Ông Thein Sein đưa ra thông điệp mang tính hòa giải nói trên trong một bức thư gửi đến Liên Hiệp Quốc vào ngày 16.11.
Mặc dù không đưa ra lời hứa nhưng bức thư nói trên được xem là một “cử chỉ đẹp” với cộng đồng quốc tế và Tổng thống Mỹ Barack Obama, người sẽ đến Myanmar vào ngày 19.11.
Người Rohingya trong một trại lánh nạn ở Myanmar – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Trong bức thư, nhà lãnh đạo Myanmar nói rằng chính phủ của ông sẵn sàng xem xét những vấn đề gây tranh cãi bao gồm quyền công dân, giấy phép làm việc và tự do di chuyển đối với người thiểu số Rohingya.
Cũng theo AP, khoảng 200 người tại Myanmar đã thiệt mạng kể từ tháng 6 vừa qua trong cuộc xung đột giữa cộng đồng người Rakhine theo Phật giáo và cộng đồng người Rohingya theo Hồi giáo.
Theo TNO
Nhà Trắng xác nhận chuyến thăm lịch sử của Obama tới Myanmar
Ngay sau khi tái đắc cử, ông Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên công du Myanmar vào tháng 11, Nhà Trắng xác nhận sau khi trước đó một quan chức giấu tên của Myanmar hé lộ thông tin này.
Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Myanmar Thein Sein và nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Đây là một phần trong chuyến công du 3 nước gồm cả Thái Lan và Campuchia, diễn ra từ ngày 17-20/11.
Chuyến công du của ông Obama được thực hiện sau khi chính phủ Myanmar bắt đầu tiến hành một loạt cải cách về kinh tế, chính trị cùng các cải cách khác, và nhận được hoan nghênh lớn từ chính quyền Obama.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clint trước đó, vào tháng 12/2011 đã là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Myanmar.
Chặng dừng chân ở Myanmar của ông Obama là một phần trong chuyến công du được thực hiện khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia châu Á (ASEAN) tại Campuchia.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney đã ra tuyên bố cho biết ông Obama dự định "nói chuyện với xa hội dân chủ nhằm khuyến khích quá trình chuyển giao dân chủ đang diễn ra ở Myanmar".
Giới phân tích cho rằng chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Obama kể từ khi tái đắc cử vào tuần này cho thấy Mỹ coi trọng bình thường hóa quan hệ với Myanmar. Tiến trình bình thường hóa quan hệ này đã tiến triển khá nhanh và cũng tạo cơ hội cho Mỹ tham gia sâu hơn vào khu vực, được cho là nhằm phần nào đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.
Mỹ đã bổ nhiệm đại sứ tại Myanmar và đã ngưng các lệnh trừng phạt nhằm "đáp" lại việc nước này tiến hành một loạt cải cách, trong đó có thả các tù nhân chính trị và cho phép nhà lãnh đạo đối lập San Suu Kyi tham gia chính trường, và sau đó là trúng cử vào quốc hội.
Mỹ cũng dự kiến sẽ nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa Myanmar, lệnh cấm lớn nhất trong số những lệnh trừng phạt còn áp đặt đối với nước này.
Công cuộc cải cách đã bắt đầu được tiến hành ở Myanmar kể từ cuộc bầu cử vào tháng 11/2010, cuộc bầu cử thay thế chính quyền quân sự bằng một chính phủ dân sự. Kể từ khi cải cách được thực hiện, cộng đồng quốc tế đã tìm kiếm đầu tư vào Myanmar, một trong những nước nghèo nhất châu Á theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Theo Dantri
Tổng thống Myanmar thăm Mỹ Tổng thống Myanmar Thein Sein hôm qua đã rời nước này để tới thăm Hoa Kỳ cùng thời điểm lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi công du Hoa Kỳ. Tổng thống Myanmar Thein Sein Ông Thein Sein sẽ phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và nêu bật những cải cách đang diễn ra tại quốc...