Myanmar công bố “làn sóng cải tổ thứ hai”
Tổng thống Myanmar Thein Sein thông báo “làn sóng cải tổ lần 2″ hôm 19-6 nhằm tiếp tục nỗ lực đưa Myanmar mở cửa và phát triển nhanh về mặt kinh tế sau những cải tổ bước ngoặt về chính trị.
Lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi (phải) gặp lại bạn cũ tại ĐH Oxford, miền nam nước Anh, ngày 19-6-2012 – Ảnh: Reuters
Bài phát biểu của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình quốc gia.
Ông khẳng định sẽ giảm vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, năng lượng, lâm nghiệp, y tế, tài chính và viễn thông. Đồng thời ông tỏ ý mong muốn có sự tham gia của các đối tác bên ngoài vào nền kinh tế, nhận định xóa đói giảm nghèo sẽ cần “sự hỗ trợ quốc tế, các khoản vay, tài trợ và chuyên môn kỹ thuật”.
Trong 15 tháng nắm quyền vừa qua, Tổng thống Thein Sein đã tập trung vào nỗ lực cải tổ chính trị (gọi là làn sóng cải tổ lần 1) để hòa giải dân tộc, trong đó có hòa đàm với các lực lượng thiểu số và phong trào đối lập ủng hộ dân chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Tuy nhiên, chưa thấy rõ sự thay đổi về kinh tế ở đất nước đã “đứng im” trong nhiều thập kỷ qua, dù các láng giềng như Trung Quốc và Thái Lan phát triển như vũ bão, do đó “làn sóng cải tổ lần 2″ này tập trung vào kinh tế.
Dưới sự kiểm soát của nhà nước, điện thoại di động vẫn là mặt hàng xa xỉ với phần lớn 55 triệu dân của Myanmar, và hệ thống ngân hàng vẫn còn rất sơ khai. Myanmar không cho vay tiền quá một năm. Do đó, kế hoạch cải tổ lần này sẽ “tháo gỡ vướng mắc cản đường phát triển của Myanmar, đưa đất nước phát triển nhanh hơn”.
Video đang HOT
Trong bối cảnh cải cách kinh tế bị cho là chậm hơn so với cải cách chính trị, các chuyên gia nhận định phát biểu mới nhất của tổng thống có thể giúp “thuyết phục những người dân bình thường trong xã hội là họ cũng sẽ có lợi từ chương trình cải cách”.
Các chương trình cải cách đến nay của Myanmar bao gồm thả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, nới lỏng kiểm soát truyền thông và đối thoại với lực lượng ủng hộ dân chủ. Các biểu tượng của chủ nghĩa tư bản Mỹ như Coca-Cola và General Electric đều công bố kế hoạch trở lại làm ăn ở Myanmar.
Tuyên bố của ông Thein Sein thể hiện sự tự tin là ông có thể điều chỉnh được những xung đột lợi ích của nhiều phe phái trong nước, bao gồm cả những doanh nghiệp sẽ chịu thiệt thòi một khi môi trường kinh doanh tự do và cạnh tranh hơn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghiệp U Soe Thane đang cùng lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi đi thăm châu Âu và nhận giải Nobel Hòa bình đã thông báo là Tổng thống Thein Sein sẽ trả tự do thêm tù nhân chính trị trong thời gian tới.
Bà Suu Kyi trở lại “Oxford thương yêu”
Lãnh đạo lực lượng đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi vừa đến Oxford (Anh) trong dịp sinh nhật lần thứ 67 của bà hôm 19-6.
Rất nhiều người đã tập trung đón bà, trong đó có hiệu trưởng của Đại học Oxford – nơi bà từng theo học những năm 1960. Bà đã khẳng định mong muốn lãnh đạo người dân Myanmar “nếu tôi có thể lãnh đạo họ đúng cách”.
Trong ngày đầu tiên đến Anh, bà đã ghé thăm BBC World Service, tham gia thảo luận ở Trường đại học kinh tế London. Bà cho biết phong trào dân chủ ở Myanmar phải phụ thuộc vào “nguồn tài nguyên trong nước để tạo ra sự thay đổi, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài”.
Theo Tuổi trẻ
Xung đột tôn giáo bùng nổ tại Myanmar
Tổng thống Myanmar Thein Sein hôm 10.6 đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại một bang phía tây do các xung đột bạo động giữa cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo bùng nổ tại đây.
Xung đột giữa cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại bang Rakhine làm ít nhất 7 người chết - Ảnh: Reuters
Đây là lần đầu tiên ông Thein Sein cho thiết lập biện pháp này kể từ khi trở thành tổng thống Myanmar hồi năm ngoái, theo AP.
Tình trạng khẩn cấp được thiết lập tại bang Rakhine, vùng ven biển sát với biên giới Bangladesh, sau khi các cuộc bạo động tại hai khu vực trong bang này vào hôm 8.6 đã khiến ít nhất 7 người chết và 17 người khác bị thương, cùng hàng trăm căn nhà bị đốt phá.
Bạo động sau đó tiếp tục lan rộng trong hai ngày tiếp theo, theo báo cáo của hãng thông tấn xã nhà nước.
Trong bài diễn văn trên truyền hình được phát sóng trên toàn quốc, Tổng thống Thein Sein cho biết, bạo lực tại bang Rakhine được thổi bùng lên bởi sự thù địch giữa các nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau.
Theo báo cáo của hãng thông tấn nhà nước Myanmar, bạo động hôm 8.6 tại hai thị trấn Maungdaw và Buthidaung do 1.000 "tên khủng bố" gây ra, trong khi người dân địa phương thì cho rằng những kẻ quá khích là người Hồi giáo.
Xung đột dường như xuất phát từ cuộc hành hình 10 người Hồi giáo do một đám đông khoảng 300 người Phật giáo thực hiện hôm 3.6.
Được biết, trước đó, sự thù địch giữa hai nhóm tôn giáo này đã dấy lên sau khi các tờ rơi tố cáo ba người Hồi giáo cưỡng hiếp và sát hại một cô gái theo đạo Phật hồi tháng qua được lan truyền.
Cuộc bạo động lần này phản ánh những căng thẳng dai dẳng giữa cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại bang Rakhine.
Nhiều người Hồi giáo tại đây được cho là nhập cư trái phép từ quốc gia láng giềng Bangladesh.
Theo Thanh Niên
Time công bố 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2012 Tạp chí Time uy tín của Mỹ hôm qua đã công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới - Time 100. Danh sách năm nay bao gồm một loạt các nghệ sĩ tên tuổi, lãnh đạo thế giới và thậm chí cả những nhân vật gây tranh cãi. Danh sách thường niên lần thứ 9 của Time có tên...