Mỹ xem xét lại việc xuất khẩu khí đốt, khiến châu Âu lo sợ
EU đang trông chờ vào việc Mỹ phê duyệt các dự án LNG ( khí tự nhiên hóa lỏng) mới lớn, nhưng người mua châu Âu đang hồi hộp theo dõi đánh giá của chính quyền Biden về việc liệu việc xuất khẩu có vì lợi ích quốc gia hay không.
Tàu chở LNG từ Mỹ đang neo đậu dọc theo một bến nổi ở Đức ngày 4/1. Ảnh: AFP
Theo tờ Politico mới đây, việc chính quyền của Tổng thống Joe Biden xem xét lại về việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ dựa trên khí hậu đang khiến ngành năng lượng mong manh của châu Âu lo sợ.
Cụ thể, việc đánh giá lại cách Bộ Năng lượng Mỹ phê duyệt giấy phép xuất khẩu khí đốt có nguy cơ đình trệ các dự án mà châu Âu đang phụ thuộc để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình trong khi nỗ lực ứng phó với tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine. Đây chỉ là ví dụ mới nhất về việc các ưu tiên chính sách của Mỹ – trong trường hợp này là giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm carbon – có thể khiến các nhà lãnh đạo châu Âu đau đầu và thậm chí làm nản lòng các mục tiêu an ninh chung của các đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Những người ủng hộ Tổng thống Joe Biden trong phong trào vì môi trường đã vui mừng trước thông tin rằng Nhà Trắng đang xem xét tăng cường giám sát việc xuất khẩu khí đốt làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu như thế nào. Nhưng điều đó cũng đang gây ra căng thẳng giữa những người đứng đầu ngành công nghiệp châu Âu khi cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài.
Theo ước tính của hiệp hội thương mại EuroGas, EU đã cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga xuống còn gần 1/3 trong số 155 tỷ mét khối mà họ nhập khẩu vào năm 2021. EU đã thực hiện được điều đó bằng cách tăng gấp ba lần lượng nhập khẩu LNG của Mỹ, đạt 60 tỷ mét khối vào năm 2023.
Didier Holleaux, Chủ tịch EuroGas, cho biết: “LNG này là một sự cứu trợ cho châu Âu và góp phần ổn định giá khí đốt, điện cho người tiêu dùng trong EU, sau một thời gian dài giá cao kỷ lục do nguồn cung của Nga giảm”.
Theo vị Chủ tịch trên, việc thiếu nguồn xuất khẩu khí đốt bổ sung của Mỹ “sẽ có nguy cơ gia tăng và kéo dài tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu”.
Một quan chức cấp cao EU nêu rõ khối sẽ không bị lôi kéo vào việc “suy đoán về khả năng Mỹ cắt giảm sản lượng hoặc giảm cung cấp cho EU” vì Washington chưa thông báo về bất kỳ động thái nào như vậy.
Cố vấn khí hậu quốc gia của Tổng thống Biden, Ali Zaidi, từ chối nêu chi tiết cách thức tiến hành đánh giá hoặc liệu nó có dẫn đến việc Bộ Năng lượng Mỹ chậm cấp giấy phép hay không.
Video đang HOT
Cả Mỹ và EU đều cam kết tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu diễn ra vào tháng trước ở Dubai để bắt đầu “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch”. Nhưng điều đó không làm thay đổi vị thế của Mỹ với tư cách là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu LNG lớn, hay làm giảm bớt “cơn khát” nhiên liệu của châu Âu đối với nguồn năng lượng này từ Washington.
Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại công ty thông tin hàng hóa ICIS, cho biết, bất chấp kế hoạch đầy tham vọng của EU nhằm đạt được mục tiêu trung lập về khí hậu vào năm 2050, khối này vẫn chưa đặt ra thời hạn cho việc loại bỏ khí đốt. Ông cho biết lục địa này có thể cần tiếp tục tiếp cận hàng xuất khẩu của Mỹ trong thập kỷ tới.
“Châu Âu đã vượt qua hai năm rất khó khăn khi Nga ngừng cung cấp khí đốt bằng đường ống. Một, đó là cắt giảm nhu cầu. Nhưng thứ hai, EU đã bổ sung bằng LNG, phần lớn từ Mỹ. Đó là cách duy trì sự cân bằng”, ông Marzec-Manser nói.
Leslie Palti-Guzman, người đứng đầu bộ phận thông tin thị trường của Synmax cho biết, châu Âu sẽ không thiếu khí đốt nếu xảy ra sự chậm trễ trong việc phê duyệt giấy phép xuất khẩu mới của Mỹ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, năm dự án đang được xây dựng sẽ tăng gấp đôi lượng LNG của Mỹ vào năm 2026.
Nhưng sau đó, bất kỳ sự chậm lại đáng kể nào từ phía Mỹ đều có thể thúc đẩy các công ty châu Âu ký hợp đồng với Qatar, quốc gia cũng đang lên kế hoạch mở rộng việc cung cấp LNG, chuyên gia Palti-Guzman nói thêm.
EU là khách hàng mua LNG lớn nhất thế giới. Khu vực này đã đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng lực nhập khẩu, bổ sung thêm sáu bến cảng mới kể từ đầu năm 2022 như một phần trong nỗ lực thoát khỏi khí đốt qua đường ống của Nga – thường bất chấp sự phản đối của các nhà môi trường. Việc mở rộng có nghĩa là đến năm 2030, châu Âu sẽ có khả năng tiếp nhận hơn 400 tỷ mét khối nhiên liệu hóa lỏng, tăng hơn 25% so với năm trước khi xung đột nổ ra ở Ukraine.
Tuy nhiên, một phân tích về sự thay đổi nguồn cung của các chuyên gia tại Viện Chính sách công Baker thuộc Đại học Rice năm ngoái đã cảnh báo rằng các nước châu Âu có nguy cơ tạo ra sự phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp giống như họ đã từng làm với Nga trong quá khứ. Báo cáo cho thấy người mua đang tránh ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp Mỹ, khiến họ có nguy cơ bị gián đoạn hoặc bị thị trường siết chặt trong tương lai.
Châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga khiến Mỹ đe dọa trừng phạt
Là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm ngăn cản Điện Kremlin tiếp cận nguồn thu mà nước này có thể kiếm được từ xuất khẩu khí đốt, Mỹ hiện đang thúc đẩy các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu LNG của Nga - và kết quả là xung đột với EU.
Bất chấp nỗ lực của Brussels nhằm loại bỏ năng lượng của Nga, EU vẫn tăng cường nhập khẩu LNG của Nga. Ảnh: CNN
Theo báo cáo của Global Witness, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đã sụt giảm kể từ khi đường ống Nord Stream 1 và 2 bị sự cố, nhưng lượng nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) của Nga vào EU đã tăng 40% kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra và hiện đang ở mức kỷ lục.
Châu Âu vẫn là khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga - cả qua đường ống và LNG - khi các nước EU tiếp tục chi 1 tỷ USD mỗi tháng cho LNG Bắc Cực của Nga vào năm 2023.
Báo cáo của Global Witness nêu rõ: "Từ tháng 1 đến tháng 7/2023, các nước EU đã mua 22 triệu mét khối LNG, so với 15 triệu mét khối trong cùng kỳ năm 2021 - tăng 40%. Đây là mức tăng mạnh hơn nhiều so với mức tăng nhập khẩu LNG trung bình toàn cầu của Nga, ở mức 6%. Các nước EU hiện mua phần lớn nguồn cung của Nga, hỗ trợ cho một trong những nguồn thu quan trọng nhất của Điện Kremlin".
Nga đang làm việc rất tích cực để bù đắp những gì họ đã mất từ sự sụp đổ của ngành khí đốt bằng cách phát triển hoạt động kinh doanh LNG, vốn vẫn chưa được phê duyệt - cho đến nay.
Một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan) công bố cũng đưa ra kết luận tương tự: EU vẫn là khách hàng hàng đầu về LNG và khí đốt qua đường ống của Nga, mua lần lượt 50% và 41% lượng xuất khẩu của Moskva. Theo Cơ quan thống kê của EU, Eurostat, trong quý 3/2023, Nga cung cấp khoảng 12% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU và khoảng 8% lượng LNG của nước này.
Nước thua cuộc lớn nhất từ sự thay đổi này là Đức, nước nhập khẩu ròng khí đốt của Nga lớn nhất ở EU, với 55 tỷ mét khối (bcm) vào năm 2021 trong tổng số khoảng 150 bcm xuất khẩu sang châu Âu, chiếm hơn 65% lượng khí đốt nhập khẩu của cả nước.
Việc nổ ra xung đột ở Ukraine không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu trong nửa đầu năm 2022 và hàng tỷ euro được trả vào kho bạc của Điện Kremlin đã hỗ trợ nền kinh tế bị trừng phạt. Nhưng việc đường ống Dòng chảy phương Bắc bị hư hại đồng nghĩa với việc tổng lượng khí đốt của Nga bán sang châu Âu vào năm 2022 đã giảm xuống còn 80 bcm trong cả năm.
Vào năm 2023, lượng khí đốt mà Nga đã bán cho châu Âu tiếp tục giảm xuống ước tính khoảng 25 bcm, một phần do châu Âu đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung và do một phần đường ống của Ukraine đã bị dừng hoạt động do giao tranh. Tuy nhiên, thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Ukraine với Nga vẫn có hiệu lực cho đến cuối năm 2024, mang lại cho Kiev khoản lợi nhuận khổng lồ 4 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi châu Âu tăng cường mua LNG từ các nhà sản xuất toàn cầu vào năm 2023 để bắt đầu đa dạng hóa khỏi LNG của Nga, thì EU cũng cắt giảm mạnh nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga. Nhưng bất chấp lượng giảm, châu Âu vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga vào năm 2023 và là khách hàng lớn nhất của Nga, khi nguồn cung chuyển từ khí đốt qua đường ống sang LNG.
LNG hiện chiếm 45-50% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU và trong tháng 11/2023, xuất khẩu LNG của Nga sang EU đã đạt mức cao nhất mọi thời đại với hơn 1,75 triệu tấn. Theo dữ liệu từ Bộ Phát triển Kinh tế Nga, tổng lượng xuất khẩu nhiên liệu của Nga vào năm 2023 đạt khoảng 33,3 triệu tấn.
Năm 2023, Mỹ cung cấp thị phần LNG lớn nhất cho EU (40%), tiếp theo là Nga và Qatar, cả hai đều có thị phần khoảng 13%. Trong suốt năm 2023, xuất khẩu LNG của Nga sang EU đã lên tới 15,5 triệu tấn, ngang bằng với lượng xuất khẩu vào năm 2022.
LNG của Nga vẫn không bị trừng phạt vì châu Âu vẫn không thể tìm đủ LNG từ nơi khác để đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Theo cơ quan giám sát môi trường Global Witness, nhập khẩu LNG của Nga, chủ yếu thông qua tàu chở dầu và một số LNG của Nga đến EU thông qua khâu trung gian ở nước thứ ba. Ví dụ, Bulgaria đã bị cắt nguồn khí đốt của Nga vào năm 2022 khi từ chối thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp, nhưng họ vẫn gián tiếp nhận LNG của Nga, mua LNG từ Hy Lạp, những khách hàng của tập đoàn Nga Gazprom.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, Đức cũng đã mua 23% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Bỉ trong ba tháng đầu năm 2023, trong cùng khoảng thời gian đó, Bỉ đã nhập khẩu 60% nguồn cung cấp LNG từ Nga. Và những nước ủng hộ nhiệt tình của Kiev, Litva và Estonia đã bí mật mua LNG trị giá 6,1 tỷ euro từ Nga vào năm 2023 bất chấp tuyên bố từ chối nhiên liệu của nước này, tờ The Telegraph của Anh đưa tin vào tháng 12 vừa qua trích dẫn dữ liệu từ Eurostat.
Do đó, thị phần của Nga trong nguồn cung cấp khí đốt của EU có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với con số chính thức là 13% trong tổng số báo cáo của Eurostat.
Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới. Ảnh: RT
Lệnh trừng phạt LNG
Là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm ngăn cản Điện Kremlin tiếp cận nguồn thu mà nước này có thể kiếm được từ xuất khẩu khí đốt, Mỹ hiện đang thúc đẩy các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu LNG của Nga - và kết quả là xung đột với EU.
Kể từ khi cuộc cách mạng đá phiến diễn ra ở Mỹ, nước này đã trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu và LNG kể từ năm 2016. Hiện nay, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới của cả hai mặt hàng này, với lượng xuất khẩu dầu thô vượt qua Saudi Arabia và xuất khẩu LNG của nước này vượt qua Qatar.
Tuy nhiên, do thiếu dầu khí, một số quốc gia thành viên EU hiện không muốn thực hiện lệnh cấm mua LNG của Nga, vì ngay cả sản lượng tăng của Mỹ cũng không đủ để thay thế nguồn cung cấp của Nga trong hỗn hợp nhiên liệu của EU.
Nhưng Ủy ban châu Âu (EC) vẫn đang tiếp tục chiến dịch thắt chặt nguồn thu Nga. Tờ Financial Times đưa tin, EC đang chuẩn bị trao quyền cho các quốc gia thành viên của mình ngăn chặn nhập khẩu khí đốt của Nga nhằm hạn chế nguồn thu từ năng lượng của Moskva. Bộ trưởng Khí hậu Phần Lan Kai Mykkanen cho biết lệnh cấm vận sẽ có hiệu lực vào năm 2025.
Đề xuất tạo cơ sở để các công ty châu Âu phá vỡ các hợp đồng năng lượng mà không phải trả tiền phạt. Hà Lan và Anh đã cấm trung chuyển LNG của Nga, nhưng Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp vẫn cho phép tiếp tục nhập khẩu và tái xuất khẩu LNG của Nga với lập luận rằng các công ty của họ khó có thể rút lui khỏi các hợp đồng hiện có.
Giống như đội tàu chở dầu của Hy Lạp tiếp tục vận chuyển dầu thô của Nga từ các cảng ở Biển Baltic đến châu Á, các công ty châu Âu đang vận chuyển lại 1/5 lượng LNG nhập khẩu của Nga đến các nơi khác trên thế giới, giúp Nga tối đa hóa doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch, theo tờ Financial Times. Theo tờ báo này, EU đã nhập khẩu 17,8 bcm LNG của Nga từ tháng 1 đến tháng 9/2023, 21% trong số đó được chuyển sang các tàu đến các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Bangladesh.
EU vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga năm 2023 Nga vẫn là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn cho châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine. Nga vẫn là nhà cung cấp nhiên liệu lớn cho châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine. Ảnh: CNN Liên minh châu Âu (EU)...