Mỹ và EU tăng cường cấm vận Nga vì sáp nhập Crimea
Chỉ ít giờ sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, Liên minh châu Âu ngày 20/3 cũng phát đi lệnh cấm vận mới đối với 12 quan chức Mátxcơva, khiến tình hình cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraine thêm nóng.
Tổng thống Mỹ Obama công bố trừng phạt bổ sung đối với Nga
Chủ tịch hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy khẳng định bất kỳ bước đi nào tiếp theo của Nga hòng gây bất ổn cho Ukraine sẽ “chịu những hậu quả sâu rộng”.
Lệnh cấm vận của EU được ban bố chỉ ít giờ sau khi Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh tăng cường trừng phạt Nga do cuộc khủng hoảng Crimea.
Ông Obama, từng đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt rộng rãi hơn nhắm vào kinh tế Nga nếu Kremlin không thay đổi lập trường, khẳng định: “Nga phải biết rằng những sự leo thang tiếp theo sẽ chỉ khiến họ bị cô lập trên trường quốc tế”.
Các biện pháp trừng phạt bổ sung của Washington nhắm tới một danh sách gồm 20 nghị sỹ và quan chức chính phủ cấp cao. Trước đó 11 quan chức Nga và Crimea đã bị Mỹ đưa vào danh sách cấm đi lại và phong tỏa tài sản.
Trong số những cái tên mới trong danh sách có những doanh nhân hàng đầu thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, như các tỷ phú Gennady Timchenko, Arkady Rotenberg và Boris Rotenberg cùng Rossiya Bank, một ngân hàng được sử dụng bởi các cộng sự thân cận của ông chủ điện Kremlin.
Ngoài ra còn có người đứng đầu đơn vị tình báo quân đội của Nga Igor Sergun và chánh văn phòng Tổng thống Nga Sergei Ivanov.
“Chúng ta sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của chính phủ Nga”, ông Obama nói. “Thêm vào đó, chúng ta sẽ cấm vận một số cá nhân có nguồn lực và ảnh hưởng đáng kể, những người đã hỗ trợ tích cực cho lãnh đạo Nga cùng với một ngân hàng đã hậu thuẫn lớn cho những cá nhân này”.
Không lâu sau đó tại Brussels, nơi EU đang có cuộc họp thượng đỉnh lần 2 về Ukraine trong vòng chưa đầy hai tuần, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định: “Các đường biên giới không thể được vẽ lại và một vùng không thể được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác mà không có phản ứng”.
Video đang HOT
Phát biểu sau cuộc họp, ông Van Rompuy khẳng định sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu dự thảo các lệnh cấm vận kinh tế chống lại Nga nếu cuộc khủng hoảng leo thang.
Ông miêu tả việc Nga sáp nhập Crimea là “một sự xâm phạm rõ ràng chủ quyền của Ukraine và luận pháp quốc tế”.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ cuộc trưng cầu dân ý vi hiến tại Crimea. Chúng tôi sẽ không công nhận sự sáp nhập đó, và cũng sẽ không công nhận nó trong tương lai. Không thể có chỗ cho việc sử dụng vũ lực và áp lực để thay đổi biên giới trên lục địa châu Âu trong thế kỷ 21″.
Đồng thời EU cũng tuyên bố đưa thêm 12 cá nhân, “tất cả đều là người Nga”, vào danh sách cấm vận. Danh tính chi tiết của những người này sẽ được công bố trong hôm nay.
Theo Dantri
Phong trào đòi gia nhập Nga giống Crimea lan rộng ở đông Ukraine
Hàng nghìn người biểu tình có tư tưởng thân Nga hôm qua đã xuống đường, chiếm đóng một số tòa nhà chính phủ tại một số khu vực phía đông Ukraine để đòi quyền trưng cầu dân ý, gia nhập liên bang Nga, giống Crimea. Xô xát với cảnh sát đã xảy ra.
Theo hãng tin AFP, tại thành phố Donetsk, nơi bạo lực đã tái bùng phát hồi tuần trước, khoảng 4000 người biểu tình thân Mátxcơva đã tụ tập để thể hiện sự ủng hộ đối với cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea. Họ hô vang khẩu hiệu "Donetsk, Crimea, Nga".
Người biểu tình Ukraine mang theo biểu ngữ đòi gia nhập Nga
Những người biểu tình đã tuần hành tới trụ sở chính của cơ quan công tố Donetsk, đập vỡ cửa sổ và tiến vào chiếm tòa nhà này trong thời gian ngắn.
Những người này cũng tấn công trụ sở của cơ quan tình báo SBU của Ukraine trong ngày thứ hai liên tiếp, yêu cầu phóng thích "tỉnh trưởng" tự phong của Donetsk là Pavel Gubarev, người bị bắt giữ vì tư tưởng ly khai cách đây 10 ngày.
Xa hơn về phía Bắc tại Kharkiv, chỉ cách biên giới Nga chưa tới 40km, khoảng 6000 người biểu tình có tư tưởng thân Nga đã bất chấp lệnh cấm biểu tình, để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý có tính biểu tượng, và tuần hành vì quyền tự trị rộng rãi hơn, và "chủ quyền" cho tiếng Nga.
Các nhà tổ chức đã phát đi những lá phiếu mà người biểu tình có thể "bỏ" vào các túi nylon, để yêu cầu quyền tự trị rộng rãi hơn cho khu vực gồm đa số người nói tiếng Nga.
"Nước Nga!", "Trưng cầu dân ý" và "Crimea, chúng tôi sát cánh bên các bạn" là những từ được người biểu tình hô vang, sau khi truy đuổi và la ó một quan chức tư pháp, người đã tới để thông báo rằng cuộc biểu tình bị cấm.
Những người này cũng dựng một lá cờ Nga có chiều ngang tới 100m bên ngoài tòa nhà cơ quan hành chính của vùng, trong khi cảnh sát chống bạo động đứng nhìn.
Donetsk và Kharkiv đều đã chứng kiến bạo lực đẫm máu trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần qua, với 3 người bị sát hại trong các cuộc đụng độ. Đây là những vụ thương vong đầu tiên kể từ sau khi Tổng thống thân Nga của Ukraine, ông Viktor Yanukovych, bị lật đổ.
Các cuộc tuần hành ngày Chủ nhật diễn ra giữa lúc người Crimea đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga.
Kết quả bỏ phiếu được công bố cho thấy hơn 95% cử tri đã lựa chọn sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Nga.
"Nếu người Crimea muốn trưng cầu dân ý và sống độc lập, thì đó không phải một tội ác", Larisa, một phụ nữ ngoài 50 tuổi khẳng định tại cuộc tuần hành ở Donetsk.
Một người biểu tình khác tại thành phố của những công nhân mỏ này khẳng định toàn thể người dân muốn có quyền lên tiếng.
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình tại Donetsk
"27 triệu người tại Ukraine coi Tổng thống Mỹ Obama là bạo chúa, bởi ông ta ủng hộ cho chính phủ mới ở Kiev, và không để cho chúng tôi có được sự dân chủ", Sergiy Yazhgunovich, một doanh nhân 30 tuổi nói. "Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ dân chủ, ông ấy muốn tổ chức trưng cầu dân ý".
Trong khi phía Tây Ukraine cũng như thủ đô Kiev hầu hết là cộng đồng người nói tiếng Ukraine và thân phương Tây, các khu vực phía Đông và Nam nước này, bao gồm Crimea, có đa số người dân nói tiếng Nga và muốn thân thiết hơn với Mátxcơva.
Oleksandr, 56 tuổi, thừa nhận rằng Donetsk có thể không đi theo con đường của Crimea, "nhưng chúng tôi sẽ cần một dạng trưng cầu dân ý nào đó để biết mọi người muốn gì".
"Tôi sẽ không nói rằng nhiều người ở đây muốn chạy về phía Nga, nhưng mọi người muốn độc lập hơn, có nhiều quyền hơn", người làm việc trong ngành IT này nói.
Viễn cảnh xấu
Trong một cuộc điện đàm với thủ tướng Đức Angela Merkel hôm Chủ nhật, Tổng thống Nga Putin "một lần nữa bày tỏ sự lo ngại về căng thẳng tại các khu vực phía Đông Nam và Nam Ukraine bị thổi bùng bởi các nhóm cực đoan, với sự thông đồng của giới chức Kiev", điện Kremlin tuyên bố.
Mátxcơva đã liên tục cáo buộc chính quyền mới tại Kiev và những người biểu tình lật đổ ông Yanukovych là những người cực đoan, dân tộc chủ nghĩa, thậm chí là "phát xít".
Ông Igor Todorov, giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học quốc gia Donetsk thì cho rằng, bất kỳ nỗ lực nào để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tại thành phố này sẽ là thảm họa.
"Sẽ là viễn cảnh xấu cho Donetsk nếu tổ chức với sự giúp đỡ của "các hành động quy mô khổng lồ của những du khách Nga" để thiết lập một chính quyền khu vực, nhằm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý giống như Crimea, bởi sau đó tình hình sẽ còn leo tháng", ông Todorov phát biểu với AFP. "Đang có nguy cơ bất ổn, tàn phá thế giới hiện đại và yên bình này".
Theo Dantri
Trừng phạt của Mỹ không đủ "trói tay" Putin Mỹ đã công bố đợt trừng phạt đầu tiên với Nga để đối phó với khủng hoảng ở Ukraina. Theo đó, Washington áp đặt lệnh cấm visa đối với những cá nhân có vai trò trong chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Crưm (Crimea). Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images Đã có những lời kêu gọi từ cả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự báo giữa 'bão' thuế quan

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi lên đồ sexy đi ăn tối, nổi bần bật bên dàn đối thủ nhưng bị tranh cãi 1 điều
Sao việt
13:31:50 10/05/2025
Giả Nãi Lượng né vợ cũ Lý Tiểu Lộ như "né tà" sau vụ bị "cắm sừng" gây xôn xao
Sao châu á
13:27:13 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025
Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời
Tin nổi bật
12:44:22 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
12:32:34 10/05/2025
Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng
Du lịch
11:58:41 10/05/2025
Phong cách Y2K đang trở lại táo bạo và đầy cá tính
Thời trang
11:51:56 10/05/2025
Thiếu gia nghìn tỷ vào showbiz vì muốn nuôi tóc dài, thừa kế bất động sản 50.000m2, tiền tiêu 4 đời không hết
Hậu trường phim
11:40:12 10/05/2025
"Mất tích" nửa năm, đồng đội cũ Công Phượng bỗng vụt sáng ở V.League, sáng cửa vô địch
Sao thể thao
11:36:31 10/05/2025