Mỹ và các đồng minh lục đục do bê bối nghe lén
Căng thẳng đang tiếp tục dâng cao giữa Mỹ với các nước đồng minh thân cận từ châu Âu sang châu Mỹ liên quan đến vụ bê bối nghe lén điện thoại của hệ thống tình báo Mỹ. Tranh cãi lại bùng phát khi Washington bị cáo buộc không chỉ theo dõi bất hợp pháp e-mail và điện thoại của lãnh đạo Pháp và Mexico mà cả Đức và Brazil cũng bày tỏ bất bình.
Quan hệ giữa Mỹ và Pháp đang đứng trước sóng gió sau khi tờ Le Monde (Pháp) dẫn thông tin này từ các tài liệu mật của Chính phủ Mỹ, được Edward Snowden, cựu nhân viên CIA, từng làm việc cho Cơ quan An ninh Quôc gia (NSA), tiết lộ rằng NSA đã bí mật nghe lén các cuộc gọi, lưu lại các tin nhắn điện thoại của 70,3 triệu người dân ở Pháp trong thời gian từ 10-12-2012 đến 8-1-2013. Theo Le Monde, NSA không chỉ nghe lén cuộc gọi của những đối tượng tình nghi liên quan đến khủng bố, mà còn cả các cuộc đàm thoại của các nhân vật tiếng tăm trên thương trường và chính trường Pháp. Tờ báo cũng cho rằng Pháp nằm trong “nhóm thứ ba” các nước bị Mỹ theo dõi, cùng với Đức, Ba Lan, Áo và Bỉ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải đích thân gọi điện cho người đồng cấp Pháp Francois Hollande về vụ nghe lén điện thoại đang làm Paris nổi giận. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tỏ ra hết sức bất bình trong cuộc đàm thoại khi cho rằng các hoạt động theo dõi như vậy là không thể chấp nhận.
Trước những cáo buộc và phản ứng tức giận của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Mỹ đã tìm cách xoa dịu căng thẳng và biện hộ cho hành động do thám trên diện rộng của mình. Trong khi vụ bối do thám của tình báo Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt thì tờ báo Mỹ The Wall Street Journal cho biết mạng lưới giám sát của NSA có khả năng kiểm soát được khoảng 75% thông tin Internet của Mỹ trong quá trình săn tin tình báo nước ngoài. Còn theo các cuộc điêu tra Top Secret America của tờ Washington Post, hiên nay môi ngày NSA chặn hơn 1 tỷ thư điện tử, cuôc goi điện thoại và các dạng liên lạc khác và lưu giữ lượng dữ liệu khổng lồ này ở kho siêu máy tính của mình.
Washington đã từng do thám các chính quyên thân thiên với mình đê có lợi thế vê ngoai giao và thương mai mà vụ việc NSA theo dõi e-mail của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff là minh chứng. Theo tiết lộ của báo chí Mỹ, Washington muốn biết sớm nhất thông tin về các phiên đấu thầu khai thác dầu khí tại Brazil để giành ưu thế. Sau khi vụ việc đổ bể, kết quả phiên đấu thầu ngày 20-10 cho thấy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Brazil Petrobas chiếm hơn 40% quyền khai thác dầu khí tại mỏ dầu mới Libra (phát hiện năm 2010 với trữ lượng từ 8 đến 11 tỷ thùng), Total và Shell chiếm 20%, hai tập đoàn dầu khí Trung Quốc là CNOOC và CNPC chiếm 10%. Các công ty Mỹ không tham dự đấu thầu vì cho rằng Brazil dành nhiều ưu ái cho Petrobas với chiến lược Nhà nước Brazil chủ động kiểm soát nguồn dầu.
Video đang HOT
Từ các vụ theo dõi thông tin trái phép của NSA khắp nơi trên thế giới đã có nhiều quan ngại về việc các máy chủ điều hành mạng lưới Internet toàn cầu đang tập trung quá nhiều ở Mỹ. Đồng thời, hệ thống vệ tinh viễn thông của Mỹ cũng đang ở thế áp đảo về quy mô trên toàn cầu thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS. Mỹ đang đẩy các đồng minh của mình vào thế khó khi chính khách của các nước đồng minh như Đức, Pháp, Mexico, Anh… buộc phải lên tiếng nếu không người dân sẽ không coi những người họ bầu lên ra gì, nếu như chưa kết tội các chính trị gia của họ đang tiếp tay cho nhưng hành động nghe lén của Mỹ.
Minh Khuê
Theo ANTD
Merkel truy vấn Obama về nghi vấn nghe trộm điện thoại
Ngày 23/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi điện cho Tổng thống Mỹ Barack Obama để truy vấn về thông tin nói rằng tình báo Mỹ từng nghe lén điện thoại của bà.
Mâu thuẫn giữa Mỹ với các đồng minh chủ chốt ngày càng nới rộng xung quanh chương trình do thám gây tranh cãi của Washington.
Thông tin này đã được chính người phát ngôn của Thủ tướng Đức thông báo hôm qua sau khi cho biết chính phủ nước này đã nhận được thông tin nói rằng tình báo Mỹ đang theo dõi các liên lạc trên điện thoại di động của bà Merkel.
"Hôm nay, Thủ tướng Merkel đã gọi điện thoại cho Tổng thống Obama và tuyên bố rằng nếu hành động đó là có thật thì bà sẽ kiên quyết không chấp nhận", ông Steffen Seibert nêu rõ.
Trong tuyên bố bằng văn bản với những lời lẽ cứng rắn ngay sau đó, người phát ngôn của Thủ tướng Đức cũng nói rằng bà Merkel đã tuyên bố hành động do thám của Mỹ (nếu có) sẽ "thực sự chôn vùi lòng tin" giữa hai đồng minh thân thiết.
"Thủ tướng đã nói rất rõ rằng những hành động này, nếu được chứng minh có thật, thì là điều không đàng hoàng và hoàn toàn không thể chấp nhận được", tuyên bố viết.
Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama đã đảm bảo với Thủ tướng Merkel rằng Mỹ không theo dõi các liên lạc của bà, đồng thời phủ nhận những tin tức nói rằng gián điệp Mỹ từng nghe trộm điện thoại di động của nhà lãnh đạo Đức.
"Mỹ không theo dõi và sẽ không bao giờ theo dõi các liên lạc của Thủ tướng Merkel", người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nhắc lại cam kết của Tổng thống Obama trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đức.
Tuy nhiên, giới chức Nhà Trắng từ chối trả lời câu hỏi liệu việc do thám này có từng diễn ra trong quá khứ hay không.
"Tôi không có thẩm quyền thích hợp để trả lời công chúng về những cáo buộc tình báo nhạy cảm này", một quan chức Nhà Trắng nói với báo giới.
Đây là diễn biến căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia đồng minh liên quan đến vụ bê bối nghe lén điện thoại của hệ thống tình báo Mỹ dựa trên những tiết lộ của cựu nhân viên Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) Edward Snowden.
Trước đó, Tổng thống Obama cũng đã phải đích thân gọi điện cho người đồng cấp Pháp Francois Hollande để giải thích về thông tin đăng trên tờ Le Monde nói rằng Mỹ đã nghe trộm hơn 7,3 triệu cuộc điện thoại và tin ngắn của công dân Pháp.
Mexico và Brazil cũng phản ứng mạnh với hành động do thám của Washington khi Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto đã ra lệnh cho Ngoại trưởng nước này Jose Antonio Meade triệu Đại sứ Mỹ Anthony Wayne để làm rõ các cáo buộc Mỹ do thám thư điện tử của Tổng thống Felipe Calderon khi đang cầm quyền và của chính ông Pena Nieto khi còn là ứng cử viên Tổng thống.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ Mexico cũng đã mở một cuộc điều tra toàn diện về vấn đề này để tìm hiểu "thấu đáo" xem liệu hoạt động do thám của Mỹ có đúng là đã được tiến hành hay không và có sự dính líu của bất kỳ quan chức Mexico nào không.
Vũ Anh
Theo Dantri
Mỹ bác bỏ cáo cuộc NSA bí mật do thám dân Pháp Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, ông James Clapper, nhấn mạnh các thông tin trên tờ báo Pháp Le Monde cho rằng tình báo Mỹ bí mật do thám dân Pháp là "không chính xác". Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, ông James Clapper - Ảnh: AFP Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), một cơ quan tình báo Mỹ,...