Mỹ ưu tiên hàng đầu cho châu Á-Thái Bình Dương
Theo hãng tin PTI, trước thềm chuyến công du thứ 6 của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là chuyến thăm thứ 2 trong năm nay, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cho biết chính sách “xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương”vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.
Bà Susan Rice
Bà Susan Rice nói: “Tổng thống vẫn cam kết sâu sắc với chiến lược tái cân bằng châu Á và việc triển khai thực hiện chiến lược này vẫn là ưu tiên hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ hai này của ông”.
Bà Rice đưa ra tuyên bố trên trước khi Tổng thống Obama tới Trung Quốc tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và tới thăm 2 nước Myanmar và Australia. Trong khi lưu ý rằng sự liên quan của an ninh và thịnh vượng của Mỹ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng, bà Rice cho hay Mỹ đã và sẽ tiếp tục là một thế lực hùng mạnh tại khu vực này.
Bà Rice nói: “Chúng tôi tham gia thiết lập một trật tự kinh tế và an ninh mở và minh bạch, trong đó nhu cầu về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực tăng lên. Quan hệ đầu tư và thương mại của Mỹ ở châu Á đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế trong tương lai và tạo việc làm cho người Mỹ”.
Bà Rice cũng cho biết chuyến thăm Bắc Kinh là cơ hội để xác định chương trình nghị sự “hướng về phía trước” trong quan hệ Trung-Mỹ trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama.
Video đang HOT
Theo T.N/Tin tức
Thủ tướng Modi: Việt Nam là ưu tiên cao nhất của chúng tôi
Thủ tướng Ấn Độ Modi khẳng định như vậy trong cuộc họp báo chung giữa ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 28/10 tại New Delhi. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Modi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh VGP/Nhật Bắc. Ảnh: VGP
Kính thưa Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Thưa đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí,
Tôi rất vui mừng được chào đón ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ấn Độ. Chuyến thăm lần thứ ba của Ngài tới Ấn Độ là minh chứng cho niềm tin mãnh liệt và sự quan tâm sâu sắc tới quan hệ giữa hai nước.
Kể từ khi Chính phủ mới được thành lập, chúng tôi đã nhanh chóng tăng cường quan hệ với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương một cách có chủ ý, đây là khu vực có vai trò quan trọng đối với tương lai của Ấn Độ.
Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam trở thành ưu tiên cao nhất trong những nỗ lực của chúng tôi. Tổng thống Ấn Độ đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam vào tháng 9; trước đó vào tháng 8 Bộ trưởng Ngoại giao của chúng tôi đã sang thăm Việt Nam.
Ấn Độ và Việt Nam có sự gắn kết chặt chẽ và lâu đời về văn hóa và tinh thần, thể hiện rõ nhất qua việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Bodh Gaya trước khi tới Delhi. Chúng ta là hai quốc gia đang phát triển. Chúng ta luôn kiên định trong việc ủng hộ lẫn nhau và luôn đứng cùng nhau trong những thời khắc khó khăn nhất. Nhân dân Ấn Độ chúng tôi dành sự ngưỡng mộ cao nhất đối với nhân dân Việt Nam vì sự can trường và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách của quốc gia.
Ngày hôm nay, mối quan hệ đối tác là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng và là yếu tố cần thiết trong việc tăng cường hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng ta có lợi ích chung trong việc đảm bảo an ninh hàng hải, trong đó có tự do hàng hải, tự do giao thương và giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Trong cuộc hội đàm ngày hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tôi đã đạt được sự nhất trí cao nhất về tình hình khu vực và các biện pháp thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng nhất. Ấn Độ cam kết hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh. Việc này bao gồm việc mở rộng các chương trình đào tạo vốn đã là nền tảng quan trọng, triển khai các cuộc tập trận chung và hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Chúng tôi sẽ nhanh chóng triển khai gói tín dụng 100 triệu USD giúp Việt Nam mua sắm các tàu tuần tra mới từ Ấn Độ. Chúng tôi đã thống nhất tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, trong đó có hợp tác chống khủng bố.
Chúng tôi cũng đã thống nhất tăng cường hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ, bao gồm các ứng dụng liên quan đến vũ trụ, việc phóng các vệ tinh của Việt Nam và sử dụng năng lượng nguyên tử dân sự vì mục đích hòa bình.
Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, một thành tố quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều cơ hội có thể đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại và sự tham của Ấn Độ trong các lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng, dệt may, hóa chất, máy móc, chế biến nông sản và công nghệ thông tin Việt Nam. Chúng tôi đã trao đổi về việc Ấn Độ dành thêm các khoản tín dụng ưu đãi để hỗ trợ Việt Nam đa dạng hóa ngành công nghiệp và kết nối kinh tế.
Những quyết định gần đây của Việt Nam về việc dành các dự án hạ tầng cho các công ty Ấn Độ, cấp phép hoạt động cho Ngân hàng Ấn Độ và thiết lập đường bay thẳng qua hai hãng hàng không Jet Airway và Vietnam Airlines thể hiện một xung lực mới trong quan hệ kinh tế của hai nước.
Tôi xin cảm ơn Ngài Thủ tướng vì những cam kết của Việt Nam trong hợp tác dầu khí và dành thêm các lô dầu khí mới cho doanh nghiệp Ấn Độ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực này và trong lĩnh vực hạ nguồn.
Văn hóa, nghệ thuật và giao lưu nhân dân cũng là một trụ cột quan trọng không kém trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Các thỏa thuận mà chúng tôi đã ký ngày hôm nay bao gồm thỏa thuận về bảo tồn và khôi phục các di tích tháp Chàm Mỹ Sơn, thỏa thuận về việc Việt Nam tham gia vào dự án trường Đại học Nalanda, và thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực nghe nhìn là những bước đi mà chúng tôi đang thực hiện nhằm thúc đẩy hơn nữa giao lưu nhân dân và hợp tác du lịch giữa hai nước.
Tôi cảm ơn Ngài Thủ tướng về đồng sáng kiến của Việt Nam đối với Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, tuyên bố ngày 21 tháng 6 hàng năm là Ngày Yoga thế giới.
Tôi xin cảm ơn Việt Nam về sự kiên định trong ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc khi tổ chức này được cải tổ. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp trong các diễn đàn khu vực bao gồm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực.
Khi Việt Nam đảm nhận vai trò là điều phối viên của ASEAN trong quan hệ với Ấn Độ vào năm 2015, tôi tin tưởng rằng sự hợp tác giữa Ấn Độ với các nước ASEAN sẽ có thêm xung lực mới.
Tôi rất vui khi nói rằng chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng với chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ vào tháng trước không chỉ tăng cường hơn nữa tình hữu nghị truyền thống mà còn tạo động lực mới cho quan hệ đối tác chiến lược.
Theo Chính phủ
Trung Quốc: Phụ nữ thất nghiệp vì định kiến Giống như nhiều nước khác, tại Trung Quốc, số phụ nữ đi học đại học nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, một sự bất công đang tồn tại là số phụ nữ kiếm được việc làm lại ít hơn rất nhiều do nạn phân biệt giới tính. Nữ giới ở Trung Quốc rất khó kiếm việc làm Ưu tiên nam giới Khi Châu...