Mỹ ủng hộ Pháp thúc đẩy an ninh châu Âu
Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Pháp thúc đẩy hợp tác an ninh giữa các nước châu Âu khi gặp Tổng thống Macron, sau căng thẳng vì thỏa thuận tàu ngầm.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc thảo luận tại Paris hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Washington “chắc chắn ủng hộ các sáng kiến quốc phòng và an ninh của châu Âu”.
“Chúng tôi coi đó là sự bổ sung cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO). Cam kết của Tổng thống Joe Biden đối với NATO, như mọi người đều biết, là vô cùng chắc chắn”, quan chức này cho hay, nói thêm rằng Macron cũng nhất trí mọi sáng kiến mới của châu Âu đều không nên đối lập với NATO.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một sự kiện ở Pittsburgh, bang Pennsylvania, hôm 30/9. Ảnh: Reuters .
Cuộc họp kéo dài khoảng 40 phút giữa Blinken và Macron vốn không có trong lịch trình hai ngày thăm Paris của Ngoại trưởng Mỹ. Đây được coi là nỗ lực hàn gắn quan hệ với Pháp, sau khi Australia hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ USD với nước này để theo đuổi thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ và Anh có tên AUKUS.
Macron tỏ ra vô cùng tức giận về quyết định của Canberra, khi ra lệnh triệu hồi các đại sứ Pháp tại Mỹ và Australia, động thái chưa từng có trong lịch sử quan hệ giữa Paris và Washington. Các quan chức Pháp cũng gọi AUKUS là “cú đâm sau lưng”, đồng thời coi đây là hồi chuông cảnh tỉnh EU rằng nên xây dựng năng lực quân sự riêng trong khuôn khổ NATO.
Ngoài Macron, Blinken còn gặp người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian và Emmanuel Bonne, cố vấn ngoại giao của Tổng thống Pháp. Nguồn tin cho hay các cuộc gặp diễn ra “vô cùng thân mật” và tập trung vào hợp tác trong tương lai, thay vì đề cập đến AUKUS. Điện Elysee cũng cho biết chuyến thăm của Blinken sẽ góp phần “khôi phục lòng tin” giữa các bên.
“Tổng thống Macron nhấn mạnh việc biến đây thành cơ hội để làm sâu sắc và tăng cường hợp tác từ châu Âu – Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cả châu Phi”, quan chức giấu tên cho biết, nói thêm rằng hai bên nhất trí vẫn còn rất nhiều việc phải làm đối với mối quan hệ.
Ấn Độ nguy cơ thiếu năng lượng như Trung Quốc, châu Âu
Ấn Độ đang đối mặt với nguy cơ về năng lượng trong những tháng tới do thiếu hụt than đá và nhu cầu tăng vọt thời kỳ hậu COVID-19.
Than đá giúp tạo ra gần 70% sản lượng điện của Ấn Độ. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ R. K. Singh cho biết thông tin trên trên ngày 5/10.
Ông R. K. Singh nhận định: "Thông thường, nhu cầu sẽ giảm trong nửa cuối tháng 10 khi khí hậu mát mẻ hơn". Nhưng ông đánh giá rằng nhu cầu về điện là rất lớn và là "tình huống không chắc chắn'. Theo ông, nhu cầu năng lượng sẽ tăng. "Chúng ta bổ sung thêm 28,2 triệu người sử dụng. Hầu hết họ thuộc tầng lớp dưới trung lưu và nghèo do vậy họ mua quạt, đèn, tivi", ông Singh nói.
Vào cuối tháng 9, các nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ chỉ có trữ lượng trung bình 4 ngày, mức thấp nhất của nhiều năm. Hơn một nửa số nhà máy được đặt trong tình trạng có nguy cơ mất điện và chính phủ đang cân nhắc việc đưa các nhà máy điện đình trệ trở lại hoạt động. Nhiệt điện than chiếm gần 70% sản lượng điện của Ấn Độ và khoảng 3/4 nhiên liệu hóa thạch được khai thác trong nước.
Công ty nhà nước Coal India, vốn sản xuất phần lớn than của Ấn Độ, cho biết họ đang ở tư thế "sẵn sàng chiến tranh" để đảm bảo cung ứng đầy đủ. Bên cạnh sự gia tăng nhu cầu năng lượng khi phục hồi sau làn sóng COVID-19 thứ hai, Ấn Độ đã phải hứng chịu những trận mưa lớn gần đây làm ngập các mỏ than và gián đoạn giao thông. Điều này đã đẩy giá than tăng mạnh. Than nhập khẩu từ nước ngoài cũng có giá rất cao do giá quốc tế tăng vọt.
Cùng thời điểm này, cả Trung Quốc và châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến giá cả gia tăng. Dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ở mức thấp nhất trong khi giá năng lượng tăng lên. Trung Quốc xảy ra tình trạng cắt điện diện rộng khiến nhiều nhà máy đóng của hoặc hoạt động một phần.
EU giải ngân Quỹ Brexit cho các nước bị ảnh hưởng Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/9 đã phê chuẩn lần cuối cho gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 5,4 tỷ euro (6,3 tỷ USD) cho các nước thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế của việc Anh rời EU (hay còn gọi là Brexit). Trong số này, những nước được hưởng nhiều nhất là...