Mỹ: Uber triển khai dịch vụ ‘taxi bay’ tại New York
Hành khách có thể mang theo hành lý nhỏ gọn và phải quan sát đoạn phim hướng dẫn an toàn trước khi chuyến bay cất cánh, tương tự như trên máy bay phản lực chở khách thông thường.
Máy bay trực thăng của Uber Copter.
Bắt đầu từ ngày 3/10, người dân tại thành phố New York của Mỹ có thể trải nghiệm dịch vụ “ taxi bay” sử dụng máy bay trực thăng của Uber thông qua ứng dụng Uber Copter.
Uber, công ty cung cấp dịch vụ gọi xe qua điện thoại thông minh, thông báo mọi hành khách có thể đặt chuyến bay thông qua ứng dụng Uber Copter từ ngày 3/10.
Những chuyến bay đầu tiên sẽ cất cánh từ sân đỗ trực thăng ở Hạ Manhattan tới Sân bay quốc tế John F.Kennedy. Trung bình mỗi chuyến bay kéo dài 8 phút có chi phí vào khoảng 200-225 USD/người.
Hành khách có thể mang theo hành lý nhỏ gọn và phải quan sát đoạn phim hướng dẫn an toàn trước khi chuyến bay cất cánh, tương tự như trên máy bay phản lực chở khách thông thường.
Các chuyến bay của Uber Copter sẽ do công ty HeliFlite Shares điều hành. Dịch vụ đưa đón hành khách qua lại từ điểm đi tới điểm đỗ trực thăng tại Manhattan mới chỉ áp dụng cho khu vực phía Nam của khu vực này.
Uber cho biết dịch vụ Uber Copter sẽ giúp hành khách tiết kiệm thời gian di chuyển. Tuy nhiên, phóng viên hãng tin Reuters ngày 2/10 đã thử nghiệm dịch vụ “taxi bay” của Uber từ văn phòng ở khu vực trung tâm Midtown tới điểm đỗ trực thăng mất 70 phút, bao gồm hai cuốc xe đến và đi từ điểm đỗ. Đây là quãng thời gian di chuyển tương đương với taxi truyền thống vào thời điểm giao thông bình thường.
Video đang HOT
Sân bay quốc tế John F.Kennedy là một trong những sân bay lớn nhất nước Mỹ. Các chuyến xe đi từ Manhattan tới sân bay này có thể mất từ 1 tới 2 giờ đồng hồ, trong khi phương tiện công cộng mất khoảng 50 tới 75 phút.
Theo VietnamPlus
Trung Quốc tuyên bố sẽ mở dịch vụ taxi robot
Didi Chuxing, 'Uber phiên bản Trung Quốc', vừa thông báo kế hoạch mở dịch vụ taxi robot tại Thượng Hải.
Xe tự hành của Waymo
Dịch vụ này cho phép người dùng có thể gọi xe không người lái từ ứng dụng này. Động thái của Didi khiến người ta phải thừa nhận rằng tương lai taxi robot tại Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung trở nên rõ ràng hơn.
Dùng xe tự lái để vận tải khách
Cụ thể, công ty cung cấp phần mềm gọi xe Didi sẽ triển khai 30 mẫu xe taxi tự động lái cấp 4 khác nhau tại huyện Jiading, Thượng Hải. Ô tô tự động lái mức 4 có mức độ tự hành cao nhất nhưng vẫn có một tài xế sẵn sàng can thiệp khi cần.
Dự án thử nghiệm của Didi sẽ kết hợp cả phương tiện tự lái và các phương tiện có người lái trong thời gian diễn ra dự án. Kế hoạch này của Didi nối dài danh sách các công ty tuyên bố thử nghiệm taxi robot trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trí thông minh nhân tạo (AI), bao gồm ô tô không người lái.
Trung Quốc muốn trở thành quốc gia đi đầu thế giới trong lĩnh vực AI tính đến năm 2030. Didi chưa tiết lộ khung thời gian thực hiện dự án nhưng công ty của Trung Quốc đã nhận được giấy phép thử phương tiện tự lái tại Thượng Hải vào giữa tuần qua. Đầu tháng này, Didi cũng tách đơn vị ô tô tự lái thành một công ty độc lập.
Trước Didi, "gã khổng lồ" về công nghệ Baidu cũng đã nỗ lực mở dịch vụ taxi robot tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam vào cuối năm nay trong khi đó công ty khởi nghiệp Pony.ai đang thực hiện dự án riêng tại Quảng Châu.
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu xu hướng
Theo nghiên cứu và dự báo từ công ty MarketsandMarkets, thị trường taxi robot toàn cầu dự kiến sẽ phát triển từ 2.024 xe trong năm 2020, tăng lên gần 4 triệu chiếc tính đến năm 2030.
Không chỉ vậy, nó còn được dự đoán sẽ trở thành phân khúc xe hơi phát triển nhanh và lớn nhất. Mức độ tăng trưởng của thị trường taxi robot sẽ phụ thuộc vào nhu cầu ngày càng tăng cao của dịch vụ gọi xe, mức độ đầu tư nghiên cứu và phát triển cao, sự tập trung của các chính phủ vào giảm thiểu khí thải, phát triển hạ tầng, sự tăng trưởng của hoạt động điện hóa phương tiện.
Trên thị trường đó, vận tải hành khách sẽ là những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất mặc dù phân khúc vận tải hàng hóa vẫn được thực hiện. Hiện tại xu hướng phát triển, thử nghiệm và triển khai taxi robot dành cho mục đích vận tải hành khách đang nhiều hơn so với hàng hóa.
Một số công ty như: Uber, Lyft, Didi và Baidu là những nhà cung cấp dịch vụ đặt xe qua phần mềm điện thoại quy mô lớn, sẽ thúc đẩy nhu cầu thị trường vận tải hành khách.
Đáng chú ý, mặc dù nhiều người có thể cho rằng dịch vụ taxi robot chắc chắn sẽ tập trung tại các thị trường phương Tây nhưng theo nhận định của các chuyên gia đến từ MarketsandMarkets, châu Á-Thái Bình Dương mới là thị trường lớn nhất nhờ sự phát triển vượt bậc taxi robot tại đây.
Những nỗi lo về khí thải, xu hướng vận tải chia sẻ gia tăng, tập trung vào vận tải công cộng và phát triển kỹ thuật cao trong khu vực là động lực thúc đẩy thị trường taxi robot tại khu vực này.
Một số công ty như: Didi, Aptivm Baidu, Nissan, ZMP và Hyundai là những người chơi chính hiện có tại châu Á-Thái Bình Dương. Các nước phát triển phương thức vận tải này nhất phải kể đến Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Chẳng hạn, Singapore là quốc gia đầu tiên công khai thử nghiệm taxi robot vào năm 2016. Hyundai - "Gã khổng lồ" trong ngành ô tô Hàn Quốc đang kết hợp với công ty khởi nghiệp của Mỹ Aurora Tech để phát triển taxi robot tại Hàn Quốc dự kiến thử nghiệm dịch vụ vào năm 2021.
Trong đó, công ty này sẽ triển khai xe điện chạy bằng pin nhiên liệu Nexo và xe điện Kona tại Sejong, tham gia vào dịch vụ taxi không người lái. Các phương tiện này sẽ có mức tự động thứ 4.
Còn trên thế giới, tại Mỹ, công ty con của Google là Waymo đã kết hợp với dịch vụ gọi xe Lyft cung cấp cho người dùng lựa chọn ô tô tự lái tại Phoenix. Đồng thời, Giám đốc điều hành hãng xe điện Tesla Elon Musk cũng tuyên bố, công ty ông sẽ có taxi tự lái vận hành trên đường vào năm 2020.
Trong một bài phát biểu cách đây vài tháng, tỉ phú công nghệ Musk đưa ra dự báo chắc chắn rằng, trong tương lai không xa, sẽ có khoảng một triệu xe Tesla tự hành chạy trên đường.
Tỷ phú trẻ tuổi nhận định, taxi tự lái không chỉ mang đến sự thuận tiện và an toàn cho chủ xe khi di chuyển mà còn là một cách để người sở hữu chiếc xe này kiếm thêm thu nhập vào thời gian trống khi họ không có nhu cầu sử dụng xe.
Người sở hữu xe cho thuê phương tiện của mình và Telsa sẽ cắt một phần lợi nhuận và phần còn lại trả cho chủ xe. Như vậy, ông Musk ước tính, một chiếc taxi robot có thể đem về thu nhập cho chủ xe khoảng 30.000 USD/năm.
Theo Giao Thông
Uber báo lỗ lên đến 1 tỷ USD sau IPO Mức lỗ của Uber trong quý vừa rồi tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể hơn, doanh thu của Uber trong quý 1/2019, quý đầu tiên sau khi hãng công nghệ Mỹ trở thành công ty đại chúng là 3,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức lỗ ròng của Uber trong...