Mỹ tung “đòn hiểm” vào chính phủ miền đông Ukraine
- Washington vừa bổ sung thêm 7 quan chức cấp cao thuộc nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền đồng Ukraine vào danh sách những cá nhân bị phong tỏa tài sản và cấm đi lại. Thông tin trên vừa được Bộ Tài chính Mỹ đăng lên trang web của cơ quan này hôm 20/6.
Theo đó, các cá nhân được bổ sung vào danh sách trừng phạt mới bao gồm Tư lệnh Quân đội Cộng hòa nhân dân Donetsk Igor Girkin, Phó Thủ tướng Andrey Purgin và Chủ tịch Hội đồng tối cao Denis Pushilin; cựu Thị trưởng nhân dân Slaviansk Vyacheslav Ponomaryov và người đứng đầu nhà nước Cộng hòa nhân dân Lugansk Valery Bolotov.
Ngoài ra, Mỹ còn áp đặt lệnh trừng phạt đối với ông Valery Kaurov, lãnh đạo Liên minh Công dân Chính thống Ukraine, và quyền thống đốc thành phố Sevastopol Sergei Menyailo.
Người đứng đầu nhà nước Cộng hòa nhân dân Lugansk Valery Bolotov
Trước đó, Mỹ cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nhiều quan chức Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea, một khu vực trước đó thuộc về Ukraine nhưng đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3, với hơn 96% cử tri ủng hộ ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập với Nga.
Video đang HOT
Các nước cộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk đã tự tuyên bố độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại hai khu vực này vào ngày 11/5.
Tuy nhiên, phương Tây không công nhận tính hợp pháp của các quyết định này và đứng về chính quyền sau đảo chính của Kiev , chính quyền đã tiến hành các chiến dịch đặc biệt để trấn áp lực lượng ly khai ủng hộ chế độ liên bang hóa ở miền đông nước này.
Trong một diễn biến liên quan khác, cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, các lãnh đạo đồng ý Mỹ và EU sẽ phối hợp hành động áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga nếu Moscow không tìm cách xoa dịu tình hình tại miền đông Ukraine.
Mỹ cho rằng Nga đang cung cấp các thiết bị quân sự, bao gồm xe tăng cho lực lượng ly khai ở Ukraine, cũng như đang tái triển khai lực lượng quân sự gần biên giới Ukraine.
Theo_VnMedia
Biểu tình rầm rộ đòi chính phủ từ chức ở Abkhazia
Tới 5.000 người biểu tình chống chính phủ đã tụ tập ở Sukhum, Abkhazia đòi cải tổ và yêu cầu Tổng thống, chính phủ của nước cộng hòa được công nhận một phần ở Nam Caucasus phải từ chức, RT đưa tin.
Cuộc biểu tình hôm 27/5 diễn ra ở trung tâm thủ đô nước Cộng hòa này do một nhóm đối lập đoàn kết đứng ra tổ chức. Nhóm này cho rằng những hành động của chính phủ có thể hủy hoại đất nước.
"Quốc gia này đang bị hủy hoại vì chỉ dựa vào viện trợ bên ngoài, không có sự thấu hiểu hay một kế hoạch nào đó cho phát triển tương lai", cổng thông tin địa phương Nyzhnaya Gazeta trích lời ông Vitaly Gabnia, chủ tịch hội cựu chiến binh Arua cho biết.
"Một đất nước không thể có chủ quyền khi 2/3 ngân sách được tạo lập bằng sự trợ giúp của một quốc gia khác", ông Gabnia nói thêm khi đề cập tới sự trợ giúp tài chính của Nga cho cộng hòa này.
Những người biểu tình cũng đổ lỗi cho chính phủ về việc cai trị yếu kém, tham nhũng, tình trạng trì trệ của đất nước và kêu gọi cả chính phủ, tổng công tốc, người đứng đầu hai vùng từ chức. Người biểu tình cũng kêu gọi Tổng thống Aleksandr Ankvab từ chức.
Các lãnh đạo đối lập sau đó đã hội đàm với Tổng thống Ankvab trong khoảng 2h. Trong các cuộc thương thuyết, một đám đông những người biểu tình đã phong tỏa tòa nhà chính quyền, kêu gọi Tổng thống xuất hiện và đối thoại với họ.
Những người ủng hộ ông Ankvab cũng tập trung tại khu vực trên. Itar-Tass đưa tin, một số người bị thương khi tình hình trở nên bạo lực. Tuy nhiên, RIA Novosti cho biết, không có cuộc đụng độ nào giữa hai bên.
Sau cuộc hội đàm với Tổng thống, Raul Khadzhimba - người đứng đầu Diễn đàn của đảng Nhân dân Abkhazia thống nhất, đã phát biểu trước những người biểu tình, nói rằng Hội đồng điều phối đối lập sẽ giữ vai trò lãnh đạo lâm thời với nước cộng hòa này. Bài phát biểu được hoan nghênh bằng những tiếng vỗ tay.
Tuy nhiên, một quan chức chính quyền cấp cao nói với Itar-tass rằng chính phủ hiện kiểm soát tình hình ở Sukhum và toàn nước Cộng hòa này nói chung. Nguồn tin không nêu tên này cũng lên án các bản tin rằng ông Ankvab đã đồng ý giải tán chính phủ.
Nga chính thức công nhận Abkhazia và Nam Ossetia độc lập vào tháng 8/2008, ngay sau cái gọi là "cuộc chiến 5 ngày", bùng nổ sau khi Grudia tấn công thủ phủ Tskhinval của Nam Ossetia.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Giao tranh và thương vong leo thang chóng mặt tại Đông Ukraine Giao tranh giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine đang leo thang ác liệt, khi trụ sở của phe ly khai tại thành phố Mariupol bị tấn công. Có thông tin cho thấy 3 dân thường và 35 thành viên lực lượng tự vệ tại Donetsk thiệt mạng. Trước tình trạng thương vong ngày càng tăng mạnh,...