Mỹ – Trung tranh đấu căng thẳng trên mặt trận truyền thông
Trung Quốc áp đặt các hạn chế thị thực mới với các nhà báo làm việc cho các hãng tin Mỹ tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước ngày càng gia tăng.
Nhiều nhà báo làm việc cho các hãng tin Mỹ ở Trung Quốc tuần trước nhận được thông báo yêu cầu đổi thẻ báo và xin cấp thị thực lưu trú. Thẻ này thường có giá trị trong 1 năm và được đổi khá nhanh vào các năm trước. Tuy nhiên, năm nay do thị thực của nhóm nhà báo này gắn với thẻ báo chí nên họ chỉ được cấp thị thực mới có giá trị trong 2 tháng.
Liên quan tới vấn đề này, giới chức Trung Quốc cho biết, các thẻ báo chí tạm thời và thị thực liên quan có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Điều này gây khó cho các nhà báo Mỹ khi họ không rõ mình được phép ở lại Trung Quốc trong bao lâu.
Trung Quốc áp đặt hạn chế thị thực với phóng viên Mỹ. (Ảnh: ABC News)
“Một trong những nhà báo của chúng tôi làm việc tại Bắc Kinh gần đây được cấp thị thực trong 2 tháng thay vì 1 năm như thông thường”, người phát ngôn của của CNN cho hay.
Video đang HOT
Phóng viên Mỹ David Culver của CNN nằm trong số những người bị ảnh hưởng bởi động thái mới nhất của Bắc Kinh.
Một số quan chức Trung Quốc nói với Culver rằng hạn chế mới không liên quan tới các bài báo của anh, nhưng là một “biện pháp đáp trả” cách chính quyền Trump đối xử với các nhà báo Trung Quốc tại Mỹ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước cho biết các nhà ngoại giao của họ ở Bắc Kinh được thông báo về các biện pháp mà Bắc Kinh sắp triển khai nhắm vào truyền thông Mỹ ở Trung Quốc.
“Các hành động này sẽ làm xấu đi môi trường báo chí ở Trung Quốc. Hành động của Bắc Kinh hết lần này tới lần khác chứng minh Trung Quốc sợ các phương tiện truyền thông điều tra và độc lập đưa tin để thế giới hiểu rõ hơn về họ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho hay.
Hồi tháng 5, Mỹ đưa ra quy định hạn chế thời hạn visa của các nhà báo Trung Quốc tại Mỹ trong vòng 90 ngày.
Bắc Kinh sau đó cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ tiếp tục leo thang hành động trừng phạt với nhà báo Trung Quốc. Tuy nhiên, sau cảnh báo này, Trung Quốc cho biết tất cả các nhà báo nước này tại Mỹ đều không nhận được phản hồi về các đơn xin thị thực mới nhất của họ.
Theo đó, nếu không có gì thay đổi, các nhà báo Trung Quốc sẽ phải rời Hoa Kỳ vào đầu tháng 11.
“Bản chất của vấn đề truyền thông giữa Trung Quốc và Mỹ là sự áp đặt của Mỹ đối với giới truyền thông Trung Quốc vì tâm lý Chiến tranh Lạnh”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại cuộc họp báo tuần trước.
Bà này nhấn mạnh nếu “ Mỹ tiếp tục dấn sâu hơn vào con đường sai lầm, Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc đưa ra các biện pháp đáp trả thích đáng“.
Hồi đầu năm, Bắc Kinh trục xuất khoảng 10 nhà báo từ New York Times, Washington Post và Wall Street Journal, sau khi chính quyền Trump giới hạn số lượng công dân Trung Quốc được phép làm việc tại các văn phòng truyền thông Trung Quốc ở Mỹ.
Trung Quốc yêu cầu chuyên gia LHQ dừng can thiệp Hong Kong
Trung Quốc yêu cầu chuyên gia LHQ không can thiệp vấn đề Hong Kong sau khi những người này chỉ trích luật an ninh mới tại đặc khu.
"Một số người đã coi thường sự thật, vu khống ác ý về tình hình nhân quyền cũng như can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Hãy ngừng can thiệp tới các vấn đề của Hong Kong cũng như vấn đề của Trung Quốc theo bất cứ cách nào", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại cuộc họp ở Bắc Kinh hôm 4/9.
Tuyên bố của bà Hoa được đưa ra cùng ngày sau khi các báo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hợp Quốc cảnh báo luật an ninh Hong Kong "dường như hình sự hóa quyền tự do ngôn luận hoặc bất cứ hình thức chỉ trích nào" với Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu ở Bắc Kinh hôm 17/7. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho biết thêm luật an ninh Hong Kong có nguy cơ vi phạm tới các quyền tự do cơ bản, ảnh hưởng không thỏa đáng tới các quyền tự do biểu đạt và hội họp ôn hòa. Họ cũng kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng "xem xét lại" điều luật.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức bác cáo buộc, khẳng định luật an ninh mới tại Hong Kong chỉ "trừng phạt số lượng cực kỳ ít và bảo vệ tuyệt đối đại đa số" người dân ở đặc khu.
Luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ ngày 1/7, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Cảnh sát Hong Kong đã bắt hơn 20 người vi phạm điều luật.
Một số quốc gia chỉ trích Trung Quốc khi áp luật an ninh Hong Kong, tuyên bố đạo luật vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". EU hôm 24/7 đồng ý loạt biện pháp trừng phạt nhằm thể hiện "quan ngại sâu sắc" với luật an ninh Hong Kong. Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cũng ký sắc lệnh tước những ưu đãi thương mại của đặc khu và thông qua Đạo luật Tự trị Hong Kong.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong nhiều lần khẳng định luật an ninh chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi và tự do của dân đặc khu cùng lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo.
Trung Quốc dọa đáp trả nhân viên ngoại giao Mỹ Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo đưa ra "phản ứng thích hợp" sau khi Mỹ siết hạn chế với nhân viên ngoại giao nước này. Phát biểu tại cuộc báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 3/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết nước này sẽ có những phản ứng thích đáng,...