Mỹ trừng phạt các trường đào tạo phi công có liên quan tới Trung Quốc
Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một học viện Nam Phi bị cáo buộc giúp Bắc Kinh tuyển dụng phi công phương Tây.
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong một cuộc diễn tập năm 2021. Ảnh: Getty Images
Đài RT của Nga ngày 13/6 cho biết, Mỹ đã đưa vào “danh sách đen” một trường bay của Nam Phi với cáo buộc tạo điều kiện cho các cựu phi công quân sự phương Tây tham gia chương trình đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Trung Quốc.
Như vậy, Học viện bay thử nghiệm Nam Phi (TFASA) là thực thể mới nhất được đưa thêm vào danh sách trừng phạt do Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ quản lý. Ngày 12/6, BIS đã bổ sung hơn 40 thực thể, trong đó phần lớn là của Trung Quốc, vào “danh sách đen” vì đã có hoạt động “trái với lợi ích an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Theo BIS, nhiều cơ sở nghiên cứu có trụ sở tại Trung Quốc cũng được thêm vào danh sách trừng phạt này vì đã sử dụng phần mềm của phương Tây để phát triển vũ khí siêu vượt âm và tên lửa không đối không.
Video đang HOT
Động thái này diễn ra sau khi một số chính phủ phương Tây nhận được thông tin cho rằng Bắc Kinh đã bí mật tuyển dụng phi công nước ngoài để đào tạo phi công cho lực lượng không quân Trung Quốc. Australia đã mở một cuộc điều tra về vấn đề này vào năm ngoái, trong khi Không quân Hoàng gia Anh cam kết sẽ thay đổi các quy định để ngăn chặn các cựu phi công tham gia đào tạo cho các quốc gia khác mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói rằng ông đã cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc rằng việc tuyển dụng cựu phi công quân sự của Đức là không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay hoạt động này.
Bắc Kinh trước đây từng nói rằng họ không biết về các chương trình đào tạo có sự tham gia của các cựu phi công nước ngoài. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 12/6 đã ra tuyên bố chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Mỹ là thiếu “cơ sở thực tế và quy trình đúng đắn”, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc”.
Đức và Ấn Độ sắp đạt được thỏa thuận chế tạo tàu ngầm
Tàu ngầm là nhu cầu chính của New Delhi do đội tàu của nước này đã cũ. Để tuần tra hiệu quả ở Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cần tối thiểu 24 tàu ngầm thông thường nhưng hiện chỉ có 16 chiếc.
Tàu ngầm của Ấn Độ. (Nguồn: dailygamingworld)
Ngày 6/6, kênh tin tức tài chính và kinh doanh ET Now đưa tin, các công ty của Đức và Ấn Độ đang tiến gần đến thỏa thuận chế tạo tàu ngầm ở Ấn Độ trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đang ở thăm New Delhi.
Các nguồn thạo tin cho biết chi nhánh hàng hải của tập đoàn Thyssenkrupp AG của Đức và công ty TNHH đóng tàu Mazagon Dock của Ấn Độ có khả năng sẽ cùng đấu thầu một dự án ước tính trị giá 5,2 tỷ USD để đóng 6 tàu ngầm cho hải quân Ấn Độ.
Theo các quan chức Đức và Ấn Độ, thỏa thuận sơ bộ hoặc biên bản ghi nhớ sẽ được ký kết với sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius-người đang thực hiện chuyến thăm Ấn Độ 2 ngày (6 và 7/6).
Trước đó, ông Pistorius đã tiết lộ với đài truyền hình ARD rằng thỏa thuận tàu ngầm sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi ông đến thăm Mumbai vào ngày 7/6.
Tàu ngầm là nhu cầu chính của New Delhi do đội tàu của nước này đã cũ. Để tuần tra hiệu quả ở Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cần tối thiểu 24 tàu ngầm thông thường nhưng hiện chỉ có 16 chiếc.
Trong hạm đội này, ngoài 6 chiếc được đóng gần đây, số còn lại đều đã trên 30 năm tuổi và có thể sẽ ngừng hoạt động trong vài năm tới.
Cũng trong ngày 6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Đức Boris Pistorius đã gặp nhau ở thủ đô New Delhi.
Ngoài cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, ông Pistorius có thể sẽ gặp một số công ty khởi nghiệp quốc phòng tại một sự kiện được tổ chức theo sáng kiến Đổi mới vì Chất lượng Quốc phòng (iDEX) ở New Delhi.
Ngày 7/6, Bộ trưởng Pistorius sẽ tới Mumbai để thăm Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hải quân miền Tây và Công ty đóng tàu Mazagon Dock.
Trong một tuyên bố mà không đề cập đến tàu ngầm, Bộ trưởng Singh cho biết "lực lượng lao động lành nghề và chi phí cạnh tranh của Ấn Độ cùng với công nghệ cao và đầu tư của Đức có thể tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương".
Berlin yêu cầu Trung Quốc ngừng tuyển dụng cựu phi công quân sự Đức Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius lưu ý rằng phía Trung Quốc không phủ nhận việc thuê các cựu phi công quân sự Đức, nhưng đã giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, phát biểu trước giới truyền thông bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore, ngày 3/6/2023. Ảnh: Reuters...