Mỹ-Trung kết thúc hai ngày đàm phán: Hứa hẹn một thỏa thuận tại cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo quốc gia
Chiều 31/1 (giờ Washington) tức sáng ngày 1/2 (giờ Việt Nam), tại cuộc gặp các nhà đàm phán Trung Quốc sau khi kết thúc hai ngày đàm phán thương mại .
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần để hoàn tất thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại đang tạm dừng giữa hai nước, có thể là cuộc gặp đó sẽ được kết hợp với chuyến đi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 2 tới.
Theo đó, ông Trump đã thể hiện sự lạc quan về cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc ở Washington đã kết thúc vào chiều ngày 31/1, đánh giá cao sự tiến bộ to lớn về vấn đề gai góc của chuyển giao công nghệ bắt buộc và hoan nghênh Trung Quốc với kế hoạch nhập khẩu 5 triệu tấn đậu nành mỗi ngày là một dấu hiệu tốt lành.
Tổng thống Donald Trump gặp các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc tại Nhà Trắng ngày 31/1/2019
Tuy nhiên, Tổng thống Trump khi phát biểu trước các nhà đàm phán của hai nước Mỹ – Trung và các phóng viên báo chí tại Nhà Trắng, đã nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào cũng sẽ phải là một thỏa thuận toàn diện, không có vấn đề nào chưa được giải quyết và ngôn ngữ thực thi mạnh mẽ phải được thể hiện trong thỏa thuận. Ông Trump cũng cho biết không có cuộc thảo luận nào về việc gia hạn thời hạn ngày 1/3 để hai nước đạt được thỏa thuận, nếu thất bại thì Mỹ sẽ tiến hành tăng thuế theo kế hoạch từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. “Có một số điểm chúng tôi không đồng ý nhưng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ đồng ý. Tôi nghĩ khi tôi và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau, mọi điểm sẽ được thống nhất” – ông Trump nhấn mạnh trong cuộc gặp Phó Thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc. Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp, Mỹ – Trung sẽ có một thỏa thuận thương mại “tuyệt vời” cho cả hai nước.
Bắc Kinh cũng đưa ra các thông báo mạnh mẽ về kết quả của cuộc đàm phán kéo dài hai ngày, nhấn mạnh rằng các nhà đàm phán đã thảo luận một loạt vấn đề, nhưng tập trung vào sự mất cân bằng thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế thực thi của bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc. “Cả hai bên cũng đã vạch ra một mốc thời gian và lộ trình cho bước đàm phán tiếp theo”- hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin. Tuy nhiên, Nhà Trắng trong một tuyên bố cũng cảnh báo rằng trong khi hai ngày qua đã đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán căng thẳng và hiệu quả, thì vẫn còn nhiều việc phải làm và ngày 1/3 là một thời hạn khó khăn. Phó Thủ tướng Lưu Hạc cũng đã gửi một lá thư của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Tổng thống Trump, trong đó, Chủ tịch Trung Quốc hy vọng cả hai bên sẽ tiếp tục hành động trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, và hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau để đạt được thỏa thuận sớm là lợi ích của cả hai bên.
Trung Quốc đã đề xuất một cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ- Trung ở đảo Hải Nam phía Nam Trung Quốc, sau khi Tổng thống Trump có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 2. Nhà Trắng cho biết, cuộc đàm phán kéo dài hai ngày với nhiều vấn đề, bao gồm cả cách các công ty Mỹ bị áp lực phải chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc, nhu cầu bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc, và tác hại từ an ninh mạng của Trung Quốc về trộm cắp tài sản thương mại của Mỹ. Cuộc đàm phán cũng liệt kê nhiều rào cản mà các công ty Mỹ ở Trung Quốc phải đối mặt, vai trò của các lực lượng làm méo mó thị trường như trợ cấp và doanh nghiệp nhà nước dẫn đến dư thừa công suất, và cần phải loại bỏ các rào cản thị trường và thuế quan đang hạn chế doanh số bán hàng hóa sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp của Mỹ sang Trung Quốc, và các vấn đề khác nữa. Hai bên cũng thảo luận về sự cần thiết phải giảm thâm hụt thương mại khổng lồ và đang gia tăng giữa Mỹ với Trung Quốc. Việc Trung Quốc mua thêm các sản phẩm của Mỹ là một phần quan trọng của các cuộc đàm phán.
Cũng trong cuộc gặp của các nhà đàm phán với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã cho biết vấn đề quan trọng nhất được thảo luận là việc “thực thi, thực thi và thực thi”. Việc hai bên đồng ý được một số vấn đề sẽ không có giá trị gì nếu có thể đạt được một thỏa thuận mà không có sự thực thi. Dự kiến ông Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sẽ tới Bắc Kinh vào đầu tháng 2 để tiếp tục đàm phán, cả hai bên cần ít nhiều có các cuộc đàm phán liên tục trước và sau khi Trung Quốc nghỉ Tết Nguyên đán.
Video đang HOT
Việt Dũng
Theo Congthuong
"Kiến trúc sư" đằng sau đòn thương mại của chính quyền Trump nhằm vào Trung Quốc
Có tư tưởng cứng rắn với Trung Quốc, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer được cho là đã chuẩn bị nhiều năm cho một "cuộc chiến" thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthize (Ảnh: Reuters)
Chuẩn bị nhiều năm cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hay Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin được biết đến là những nhân vật thường xuất hiện trong các cuộc đàm phán thân thiện giữa Bắc Kinh và Washington.
Song dường như ít ai, ngoại trừ các quan chức phụ trách thương mại trong chính quyền Mỹ, biết rằng chính Đại diện thương mại Robert Lighthizer mới thực sự là "kiến trúc sư" đứng sau các chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Trump. Ông cũng là nhà đàm phán hàng đầu trong chính quyền Mỹ khi đàm phán với Liên minh châu Âu và Nhật Bản.
Ông Lighthizer, 70 tuổi, được biết đến là người từ lâu có tư tưởng cứng rắn với Trung Quốc. Theo Bloomberg, ông đã dành nhiều năm để chuẩn bị cho một cuộc chiến kinh tế với Bắc Kinh. "Chúng ta rõ ràng có vấn đề kinh niên với Trung Quốc", ông Lighthizer từng nói trong một phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 7.
"Cực kỳ tài năng"
Kỹ năng đàm phán của ông Lighthizer một phần là nhờ kinh nghiệm ở vai trò nhà đàm phán cấp cao. Dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, ông từng là Phó Đại diện thương mại Mỹ, từng dẫn đầu các cuộc đàm phán với giới chức Nhật Bản nhằm giảm thâm hụt thương mại với đất nước mặt trời mọc.
Ông Lighthizer cũng từng làm việc với các đối tác Mexico, Canada để bàn về việc sửa đổi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - một cuộc đàm phán đang bắt đầu những dấu hiệu tích cực.
Mặc dù giữ vai trò quan trọng như vậy, song ông Lighthizer vẫn cẩn trọng tránh mọi sự chú ý. Đó được coi là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của ông Lighthizer trong chính quyền Tổng thống Trump.
Trong khi Nhà Trắng chứng kiến những cuộc tranh cãi nội bộ giữa những người bảo thủ như Cố vấn thương mại Peter Navarro và những người có xu hướng ủng hộ doanh nghiệp, thì ông Lighthizer vẫn lặng lẽ đứng ngoài.
Điều này có lẽ một phần là do ông Lighthizer đã quá quen thuộc với chính giới ở Washington. Ông từng là Chánh văn phòng của Ủy ban Tài chính Thượng viện vào cuối những năm 1970.
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Lighthizer đã cho thấy khả năng vượt qua sự chia rẽ đảng phái. Bill Brock, cựu Đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan, mô tả cấp phó Lighthizer của mình là một người "cực kỳ tài năng".
Ông Lighthizer được mô tả là một nhà đàm phán kỳ cựu. (Ảnh: AP)
Ủng hộ quan điểm thương mại của ông Trump
Nếu thái độ của Tổng thống Trump với thương mại thiên về bản năng, thì của ông Lighthizer là kết quả của việc nghiên cứu lịch sử và nhiều năm đi ngược lại khuynh hướng của đảng Cộng hòa về vấn đề này.
Tuy nhiên, về cơ bản, ông Lighthizer có chung quan điểm thương mại với Tổng thống Donald Trump. Ngay từ năm 2011, khi ông Trump đưa ra ý định tranh cử tổng thống , ông Lighthizer đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm của tỷ phú New York về cái được gọi là "chủ nghĩa bảo hộ thương mại". Ông cho rằng, đó là phương cách để bảo vệ ngành sản xuất của Mỹ.
Trong một bài luận đăng tải trên tạp chí Foreign Policy mùa hè năm nay, Quinn Slobodian, giáo sư sử học tại Đại học Wellesley đã xác định học thuyết mới nổi "Chủ nghĩa Lighthizer" hay triết lý kinh tế dẫn dắt chính quyền Tổng thống Trump. Giáo sư Quinn cho rằng, điều này sẽ còn kéo dài.
Nền tảng của triết lý Lighthizer cho rằng chính sách thương mại của Mỹ kể từ những năm 1980 là một "chuỗi sai lầm".
Ông và những người thân cận cho rằng, Mỹ đã đánh giá sai vòng đàm phán Uruguay dẫn đến việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1994 và sự ra đời của một hệ thống giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc có thể gây bất lợi cho các hoạt động thương mại của Mỹ.
Trong một báo cáo hồi đầu năm nay, đội ngũ của ông cũng cho rằng, Mỹ đã mắc một sai lầm cơ bản khi cho phép Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2011.
Ông Lighthizer cũng có chung quan điểm với Tổng thống Trump cho rằng, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng đều đặn kể từ năm 1975 là một minh chứng cho thấy mọi việc đã trở nên sai lầm. Tuy nhiên, trong khi Tổng thống Trump đổ lỗi cho nhiều quốc gia khác nhau thì ông Lighthizer chủ yếu đổ lỗi cho Trung Quốc.
Minh Phương
Theo Dantri/Bloomberg, Business Insider
Mỹ-Trung lên kế hoạch tạo cơ chế thực thi các thỏa thuận thương mại Sputniknews đưa tin, ngày 1/2, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo, nước này và Mỹ có kế hoạch thiết lập một cơ chế song phương đặc biệt nhằm thực thi các thỏa thuận hiện tại trong giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (thứ 2, trái) dẫn đầu phái đoàn trong cuộc đàm...