Mỹ – Trung đạt thỏa thuận mới, Huawei vẫn nằm trong tầm ngắm
Công ty công nghệ Trung Quốc không được giảm sức ép, thậm chí còn lo bị phạt thêm sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận đầu tiên về thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc sau hai năm căng thẳng.
Giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận sẽ tiếp tục mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ và bao gồm khoảng 200 tỷ USD mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc. Nhưng nó cũng sẽ để lại phần lớn mức thuế trị giá 360 tỷ USD mà Mỹ đã áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc và đe dọa trừng phạt bổ sung nếu Bắc Kinh không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận.
Tổng thống Trump và trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc Lưu Hạc.
Tuy nhiên Huawei, công ty công nghệ thiệt hại nhất từ căng thẳng thương mại sẽ không được hưởng lợi từ thỏa thuận này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh.
“Chúng tôi không coi Huawei là một quân cờ”, ông Mnuchin trả lời phỏng vấn trên CNBC.
Video đang HOT
Theo ông Mnuchin, Huawei là mối lo ngại an ninh đối với Mỹ, do vậy sẽ được đối xử đúng nghĩa một mối nguy an ninh chứ không phải trong giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại.
“An ninh quốc gia vẫn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Mạng lưới chính phủ, doanh nghiệp, quân đội và cả mạng lưới của các đồng minh, chúng tôi muốn chúng phải hoàn toàn bảo mật”, ông Mnuchin nói thêm.
“Chuyện Huawei không phải là vấn đề kinh tế. Đó là vấn đề an ninh quốc gia, vẫn đang được xử lý”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhấn mạnh.
Mỹ khẳng định Huawei liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia, do vậy sẽ không được đưa vào các thỏa thuận thương mại.
Theo Reuters, phía Mỹ còn đang tính đến chuyện trừng phạt nặng tay hơn đối với Huawei. Sau khi đưa công ty Trung Quốc vào danh sách đen từ 5/2019, Mỹ đã yêu cầu những công ty công nghệ nước này phải có giấy phép đặc biệt mới được giao dịch với Huawei. Họ muốn mở rộng tầm ảnh hưởng tới toàn thế giới, khiến cho Huawei gặp khó với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ có thể sẽ ban hành điều khoản yêu cầu mọi thiết bị công nghệ trên thế giới, miễn là có chứa linh kiện hoặc công nghệ Mỹ chiếm một phần giá trị nhất định, phải được phía Mỹ cấp phép nếu muốn bán đến Trung Quốc.
Hiện tại con số trong quy định của Bộ Thương mại Mỹ đang là 25%, nhưng cơ quan này đang soạn thảo luật để giảm con số đó xuống dưới 10%, và mở rộng phạm vi ra mọi loại hàng hóa. Sau khi được Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng thông qua, quy định mới này có thể có hiệu lực chỉ trong vài tuần.
Đồng thời, Bộ Thương mại Mỹ cũng đang soạn thảo điều luật khác để quản lý các thiết bị công nghệ được chế tạo dựa trên công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ. Với quy định này, kể cả những thiết bị có hàm lượng công nghệ thấp cũng sẽ bị kiểm soát và Huawei khó mua được.
Theo Zing
Bất chấp sức ép từ Mỹ, Huawei vẫn kiếm được hơn 50 hợp đồng 5G trên toàn cầu
Công ty viễn thông Trung Quốc vừa 'khoe' 28 trong số 50 hợp đồng 5G của mình là từ các nhà khai thác tại châu Âu.
Châu Âu là thị trường thiết bị 5G quan trọng của Huawei. Ảnh: SCMP
Theo bà Chen Lifang, Phó chủ tịch cấp cao đồng thời là thành viên hội đồng quản trị tại Huawei cho biết công ty đã giành được 50 hợp đồng thương mại trên toàn cầu, trong đó có 28 hợp đồng được ký kết từ châu Âu.
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới hiện đang dẫn đầu doanh số trong mảng kinh doanh thiết bị 5G trên toàn cầu. Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển cũng đạt được lần lượt 43 và 22 hợp đồng 5G. Trong khi đó, một đối thủ khác của Huawei tại Trung Quốc, ZTE giành được 25 hợp đồng thương mại 5G.
"Gã khổng lồ" Trung Quốc đã kiếm được 204,5 tỷ NDT (29,8 tỷ USD) từ châu Âu, Trung Đông và châu Phi vào năm 2018. Đây đều là những thị trường nước ngoài lớn nhất của công ty này, theo báo cáo doanh thu thường niên của Huawei. Ba thị trường này chiếm tới 27,4% tổng doanh thu của công ty chỉ sau thị trường Trung Quốc.
Châu Âu, khu vực đang phải chịu nhiều sức ép từ lệnh cấm vận Huawei của Mỹ đang trở thành một thị trường quan trọng mà công ty Trung Quốc đang cố gắng duy trì sự thống trị của mình khi mà tầm ảnh hưởng của công ty ở Bắc Mỹ và Châu đại dương bị nhạt nhòa.
Tại Anh, Huawei đang tham gia phát triển mạng 5G cho cả bốn nhà khai thác điện thoại di động lớn của nước này, mặc dù chính phủ Anh vẫn chưa xác nhận liệu công ty công nghệ Trung Quốc có được phép xây dựng cơ sở hạ tầng 5G hay không, theo báo cáo của The Guardian đã đăng tải trước đó.
Sau khi thành lập trung tâm thí nghiệm an ninh mạng tại Anh, vào đầu tháng 3/2019, Huawei lại tiếp tục mở thêm một trung tâm khác tải Bỉ trong nỗ lực xoa dịu những lo ngại của các nhà lãnh đạo châu Âu trong cuộc chiến chống lại những cáo buộc của Mỹ rằng công ty Trung Quốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro an ninh quốc gia.
Theo viet times
Chỉ sau 1 năm, số người dùng CPU AMD đã tăng lên hơn gấp đôi, liên tục gây sức ép cho Intel AMD đang liên tục gây sức ép cho Intel, đặc biệt là trong mảng CPU dành cho người dùng phổ thông khi họ đang có dấu hiệu quay lưng với đội xanh để về với đội đỏ. Bằng chứng mới đây nhất là trong dịp Black Friday vừa rồi, CPU AMD Ryzen đã thống trị bảng xếp hạng CPU bán chạy nhất trên...