Mỹ trở thành trung tâm khai thác Bitcoin như thế nào?
Mỹ đã nhanh chóng trở thành thánh địa mới của thợ đào Bitcoin, ngay sau khi Trung Quốc mạnh tay đàn áp hoạt động khai thác tiền điện tử.
Cơ sở khai thác rộng lớn của Core Scientific, một trong những công ty khai thác tiền điện tử lớn nhất nước Mỹ, ở thành phố Calvert, bang Kentucky
CNBC dẫn dữ liệu mới từ Đại học Cambridge cho thấy Mỹ đang là điểm đến khai thác lớn thứ hai trên thế giới, chiếm gần 17% tổng số thợ đào Bitcoin tính đến tháng 4.2021. Con số này tăng 151% so với tháng 9.2020.
“Trong 18 tháng qua, chúng tôi đã thấy sự tăng trưởng đáng kể về cơ sở hạ tầng khai thác ở Mỹ. Chúng tôi cũng nhận thấy sự gia tăng lớn về làn sóng tìm cách chuyển hoạt động khai thác tới Bắc Mỹ, mà chủ yếu là đến Mỹ”, Darin Feinstein, người sáng lập Blockcap và Core Scientific, nói.
Tập dữ liệu nêu trên không bao gồm số thợ đào di cư hàng loạt ra khỏi Trung Quốc, và các chuyên gia nói với CNBC rằng thị phần của Mỹ trên thị trường khai thác thậm chí còn lớn thế. Theo ông Fred Thiel của Marathon Digital: “500.000 giàn khai thác trước đây của Trung Quốc đang tìm kiếm nhà mới ở Mỹ. Nếu được triển khai, điều đó có nghĩa là Bắc Mỹ sẽ có gần 40% hashrate toàn cầu vào cuối năm 2022″. Hashrate là thuật ngữ mô tả sức mạnh tính toán chung của mạng Bitcoin.
Video đang HOT
Thánh địa khai thác mới
Sự thống trị ngày càng tăng của Mỹ là trường hợp điển hình khi may mắn và sự chuẩn bị sẵn sàng gặp nhau. Mỹ đã âm thầm xây dựng năng lực lưu trữ của mình trong nhiều năm. Trước khi làn sóng thợ đào Bitcoin thực sự bắt đầu chuyển đến Mỹ, các công ty trên khắp nước này đã thực hiện một canh bạc với niềm tin cuối cùng rằng, nếu cơ sở hạ tầng được thiết lập sẵn, họ sẽ có cơ hội mở hoạt động kinh doanh ở Mỹ. Canh bạc đó giờ đây dường như đã thành công.
Khi giá trị Bitcoin lao dốc vào cuối năm 2017 và thị trường tiền điện tử rộng lớn bước vào “thời kỳ mùa đông”, cũng là lúc người ta hầu như không có nhiều nhu cầu đối với trại đào Bitcoin lớn. Tuy nhiên, các nhà khai thác Mỹ lại nhìn thấy cánh cửa mới dành cho mình và nhanh chóng chớp lấy cơ hội đào tiền điện tử giá rẻ để xây dựng hệ sinh thái khai thác ở Mỹ. Các công ty lớn như nhà khai thác tiền điện tử Core Scientific không ngừng xây dựng không gian lưu trữ trong suốt khoảng thời gian im ắng đó.
Theo Alex Brammer của Luxor Mining, một nhóm về tiền điện tử được tạo ra cho những thợ đào chuyên nghiệp, các thị trường đang trưởng thành và các công cụ tài chính xung quanh ngành khai thác cũng đóng một vai trò lớn trong sự phát triển nhanh chóng của tiền điện tử ở Mỹ. Brammer nói nhiều nhà khai thác Mỹ có thể bắt đầu mở rộng nhanh chóng, một khi họ đảm bảo được nguồn tài chính bằng cách tận dụng hồ sơ theo dõi thị trường trong nhiều năm về khả năng sinh lời và số vốn hiện có để làm tài sản thế chấp.
Dịch Covid-19 cũng là yếu tố đáng kể giúp Mỹ trở thành trung tâm khai thác Bitcoin mới. Dù đại dịch khiến một loạt nền kinh tế toàn cầu phải đóng cửa, nhưng các khoản thanh toán kích thích sau đó đã chứng tỏ lợi ích cho các công ty khai thác của Mỹ. “Mọi người tìm kiếm nơi để gửi tiền mặt. Sự thèm muốn đầu tư chưa bao giờ lớn hơn thế. Một phần lớn trong số tiền này đã được đổ vào hoạt động khai thác Bitcoin ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc”, kỹ sư khai thác Bitcoin Brandon Arvanaghi nói.
Khai thác ở Mỹ
Mầm mống của cuộc di cư đến Mỹ bắt đầu quay trở lại vào đầu năm 2020. Có một sự thật là trước khi Bắc Kinh thực hiện cuộc đàn áp đột ngột, thì sự thống trị khai thác Bitcoin của Trung Quốc đã có dấu hiệu xuống dốc. Mỹ trở thành mảnh đất hấp dẫn vì nơi đây dường như có đủ những gì mà một thợ đào Bitcoin luôn tìm kiếm.
“Nếu bạn đang tìm cách di dời các công ty khai thác hàng trăm triệu USD ra khỏi Trung Quốc, bạn cần đảm bảo rằng bạn có sự ổn định về địa lý, chính trị và khu vực pháp lý. Bạn cũng cần đảm bảo bạn có các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tư nhân đối với tài sản mà bạn đang di dời”, Darin Feinstein nói.
Mỹ cũng là nơi có một số nguồn năng lượng rẻ nhất thế giới, nhiều nguồn trong số đó có xu hướng có thể tái tạo. Vì các thợ đào ở quy mô lớn cạnh tranh với nhau trong một ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, nên chi phí biến đổi duy nhất của họ thường là năng lượng. Họ được khuyến khích chuyển sang những nơi có nguồn điện rẻ nhất thế giới. Ông Fred Thiel hy vọng hầu hết các thợ mỏ mới chuyển đến Bắc Mỹ sẽ được cung cấp năng lượng tái tạo.
Song, theo Nic Carter, đối tác sáng lập của Castle Island Ventures, hoạt động khai thác tại Mỹ không có thể tái tạo hoàn toàn được. Tuy nhiên, ông đồng tình với ý kiến cho rằng người khai thác tiền điện tử ở đây sẽ có nhiều lựa chọn hơn về năng lượng so với những nơi khác.
Khai thác Bitcoin đạt độ khó kỷ lục
Độ khó đào Bitcoin được ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại.
Theo dữ liệu cung cấp bởi BTC.com , con số 25,05 nghìn tỷ điểm tương đương độ khó đào Bitcoin tăng 21,53% kể từ lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 1/5.
Độ khó đào Bitcoin là thước đo tương đối về lượng tài nguyên tính toán cần thiết để tạo ra các đồng tiền mã hóa mới. Giá trị này có thể tăng hoặc giảm sau mỗi 2.016 khối, tương đương 14 ngày (2 tuần), phụ thuộc vào tốc độ tìm thấy 2.016 khối trước đó.
Độ khó đào Bitcoin tăng 21,5%.
Thông thường, thời gian trung bình một khối được tạo ra là khoảng 10 phút. Tuy nhiên, kể từ lần điều chỉnh mới nhất, thời gian tạo khối nhanh hơn, khoảng 8,25 phút. Điều này cho thấy ngày càng nhiều máy đào với hashrate cao tham gia vào mạng lưới.
Đầu tuần này, tỷ lên băm của mạng lưới Bitcoin đạt mức cao nhất trên 178 TH/giây. Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt và đợt giảm giá mới nhất của Bitcoin xuống 50.000 USD, sự gia tăng độ khó đào Bitcoin có thể ảnh hưởng đến doanh thu của thợ đào.
Tuy nhiên, thời gian sản xuất một khối nhanh hơn đã giúp loại bỏ bể chứa bộ nhớ (mempool). Nhờ đó, các giao dịch bị tắt nghẽn sẽ nhanh chóng được xác nhận.
Miami 'trải thảm' đón thợ đào Bitcoin Trung Quốc Francis Suarez - thị trưởng Miami, bang Florida (Mỹ) cho biết thành phố này sẵn sàng chào đón những thợ khai thác Bitcoin từ Trung Quốc sang. Dưới áp lực của chính quyền, thợ đào coin Trung Quốc đang tìm cách chuyển thiết bị ra nước ngoài Dù chưa nhận được cuộc gọi nào từ phía Trung Quốc, thị trưởng Suarez vẫn tìm...